Tình hình nuôi trồng cá tra xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 36 - 38)

2005 2006 2007 2008Thị trường

2.2.2 Tình hình nuôi trồng cá tra xuất khẩu

Cá tra phân bố ở một số nước Ðông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Việt Nam, là loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao. Cá tra được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Ðông Nam Á, là một trong các loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Capuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Ở Capuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất, có 50% số trại nuôi cá tra, đứng thứ hai sau cá rô phi. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80.

Ðồng bằng Nam Bộ của Việt Nam đã có truyền thống nuôi cá tra. Cá tra nuôi phổ biến trong cả ao và bè. Những năm gần đây nuôi các loài này phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu. Ðặc biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ động về sản xuất giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và phát triển triển vượt bậc. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 - 300 tấn/ ha

Từ 1997 đến 2006, diện tích nuôi cá tra tăng 7 lần (từ 1.200 ha lên 9.000 ha), sản lượng tăng 36,2 lần, từ 22.500 tấn lên 825.000 tấn (nguồn vasep)

Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích nuôi cá tra lên trên 3.600 ha với sản lượng khoảng 1 triệu tấn nguyên liệu cung ứng cho gần 168 nhà máy, cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu. Các tỉnh trọng điểm về nuôi cá tra tại

đây đang đặt ra mục tiêu gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu với chế biến thủy sản nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra là thế mạnh thứ hai của kinh tế thủy sản đồng bằng sông Cửu Long sau con tôm sú. Thời gian qua nhờ thị trường xuất khẩu ngày càng rộng mở, kỹ thuật nuôi tiên tiến áp dụng vào qui trình sản xuất cá tra thâm canh qua hình thức nuôi ao đầm thay cho phương pháp nuôi lồng bè đã lỗi thời nên diện tích, sản lượng tăng nhanh. Với năng suất bình quân 120 tấn/ha trở lên mỗi năm có thể sản xuất 2 vụ, người nuôi cá tra ĐBSCL thu lợi nhuận 200 - 300 triệu đồng/ha/ mặt nước.

Tỉnh Đồng Tháp có vùng nguyên liệu cá tra lớn nhất ĐBSCL với 1.800 ha mặt nước nuôi ao hầm, năm 2008 thu trên 100 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Năm 2009 tỉnh phấn đấu đạt sản lượng cá tra đã qua chế biến trên 200.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu 200 triệu USD. Đồng Tháp hiện có 8 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu công suất 100.000 tấn thành phẩm/năm. Năm 2008, Đồng Tháp triển khai thêm 5 dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu mới nhằm tăng năng lực chế biến toàn tỉnh lên 250.000 tấn cá tra nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng mạnh về nuôi trồng cũng như chế biến xuất khẩu.

Tỉnh An Giang đứng thứ hai toàn vùng ĐBSCL sau tỉnh Đồng Tháp về nuôi cá tra xuất khẩu ao hầm theo qui mô công nghiệp với tổng diện tích nuôi 1.400 ha, cho sản lượng hàng năm trên 213.000 tấn cá nguyên liệu. Thực hiện phương châm gắn kết giữa nuôi trồng và chế biến xuất khẩu nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững, năm 2008 tỉnh An Giang triển khai xây dựng thêm 5 nhà máy chế biến thủy sản mới nâng năng lực chế biến xuất khẩu toàn tỉnh lên 400.000 tấn cá nguyên liệu/năm, gấp đôi năm 2007.

Tỉnh Trà Vinh nằm cuối nguồn hạ lưu sông Cửu Long cũng đã triển khai đề án qui hoạch nuôi cá tra thâm canh phục vụ chế biến xuất khẩu tại vùng bãi bồi, cù lao trên hệ sông Cửu Long và các địa bàn sản xuất khó khăn rộng hàng ngàn ha tại các huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần...

Tỉnh Tiền Giang có khoảng 70 ha nuôi cá tra tại các cồn bãi trên sông Tiền thuộc hai huyện Cai Lậy và Cái Bè. Địa phương đang qui hoạch vùng nuôi thủy sản nước ngọt xuất khẩu 500 ha ven sông Tiền chủ yếu nuôi cá tra. Đáng chú ý cũng nằm trong mục tiêu trên, các tỉnh trọng điểm về nuôi cá tra tại ĐBSCL quan tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến, khuyến khích nông dân nuôi theo ngưỡng an toàn, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn SQF 1000, SQF 2000 trong nuôi trồng thủy sản nhằm xây dựng những vùng nguyên liệu chất lượng cao hướng tới xuất khẩu.

Phương án gắn kết trên cũng được các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu lựa chọn nhằm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cá tra trên thị trường quốc tế.. Hiện nay, sản phẩm cá tra ĐBSCL đã có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Việc gắn kết giữa nuôi trồng và chế biến thủy sản là giải pháp đúng đắn nhằm giúp cho thương hiệu cá traViệt Nam thăng hoa.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU pptx (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)