x Đòi hỏi gắt gao về an toàn vệ sinh thực phẩm và có cơ chế quản lý hàng thủy
2.5.3: Những điểm mạnh – điểm yếu trong xuất khẩu cá tra sang EU
Điểm mạnh trong trong chế biến cá tra xuất khẩu
S5: Uy tín của cá tra ĐBSCL ngày càng được biết nhiều trên thị trường EU. Hiện nay cá tra có mặt ở tất cả các nước thành viên EU. Nhu cầu tiêu thụ loài cá thịt trắng này ngày càng được nhiều người tiêu dùng EU biết đến và ưa thích.
S6: Doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ngày càng chủđộng hơn trong xuất khẩu. Qua khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp đã có phòng nghiệp vụ xuất khẩu và có nhân viên chuyên liên lạc tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp. Việc tìm kiếm khách hàng thông dụng nhất là qua email và qua mạng internet. Chưa có doanh nghiệp nào có văn phòng đại diện ở Eu
Bảng 2.20 Đánh giá về tính chủđộng của doanh nghiệp trong xuất khẩu Tính chủđộng trong xuất khẩu Số DN Tỉ trọng %
100 % khách hàng do doanh nghiệp tìm kiếm 0 0
Chủ yếu khách hàng do doanh nghiệp tìm kiếm và một ít khách hàng do trung gian môi giới giới thiệu
36 72
Chủ yếu do trung gian môi giới giới thiệu. khách hàng do doanh nghiệp tìm kiếm ít
13 26
100% gia công cho cty khác 1 2
Tổng 50 100
Nguồn: điều tra thực tế
S7: Giá cá tra xuất khẩu sang thị trường EU cạnh tranh hơn so với các nước khác. Khoảng 2 năm trở lại đây, một số nước (Hà Lan, Anh và Pháp) đã trải qua thời kỳ gọi là chiến tranh về giá giữa các nhà bán lẻ. Giá cả tăng khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có giá thấp hơn. Trong môi trường cạnh tranh, nhu cầu cho các sản phẩm đơn giản và giá rẻ được thể hiện rõ nét và thành công của các sản phẩm cá vực sông Nile, cá rô phi và cá tra của Việt Nam. Những loài này thường có giá rất hấp dẫn. (Xem giá cá tra xuất khẩu sang thị trường EU mục 2.2.1)
Điểm yếu trong trong chế biến cá tra xuất khẩu
W11: Mặt hàng cá tra xuất khẩu với hàm lượng thô cao chủ yếu là cá tra fillet nên giá trị xuất khẩu còn thấp, tỉ trọng xuất khẩu mặt hàng giá trị gia tăng chưa đa dạng và rất ít. Qua khảo sát chỉ có 5 doanh nghiệp có xuất hàng giá trị gia tăng vào thị trường EU (chiếm 10% tổng số doanh nghiệp được khảo sát) chủ yếu là mặt hàng cá tra tẩm bột, tẩm gia vị, cá tra xuyên que…Còn lại hầu hết các doanh nghiệp chế biện cá tra xuất khẩu đều xuất cá tra dưới dạng fillet đông lạnh và nguyên con đông lạnh.
Bảng 2.21 Đánh giá về mặt hàng cá tra xuất khẩu
Hàng giá trị giá tăng Số DN Tỉ trọng %
Có xuất khẩu nhiều hàng giá trị gia tăng 2 4
Có xuất khẩu nhưng rất ít 6 12
Không có xuất khẩu hàng giá trị gia tăng 42 84
Tổng 50 100
Nguồn: điều tra thực tế
W12: Hoạt động Marketing, tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp còn yếu. Việc nắm bắt thông tin của doanh nghiệp về thị trường chưa chủđộng kịp thời. Về Marketing: 44 % doanh nghiệp có web site riêng, hơn 56 % doanh nghiệp quảng cáo trên web của hiệp hội vasep và tạp chí thương mại thủy sản Việt Nam, 24 % doanh nghiệp quảng cáo trên tạp chí chuyên về thủy sản (seafood international), 54% doanh nghiệp tham gia hội chợ ở nước ngòai và 90 % doanh nghiệp đã từng tham gia hội Vietfish. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức marketing khác nhau
Bảng 2.22 Đánh giá về hoạt động Marketing của DN xuất khẩu cá tra Các hình thức marketing Số DN Tỉ trọng %
Quảng cáo trên tạp chí thương mại thủy sản 28 56
Quảng cáo trên tạp chí nước ngoài 12 24
Quảng cáo trên web của doanh nghiệp 22 44
Tham gia hội chợ nước ngoài 27 54
Làm catalogue quảng cáo hình ảnh cty 50 100
Hình thức khác 14 28
Nguồn: điều tra thực tế Công tác xúc tiến thương mại là chưa có hiệu quả. Qua khảo sát cho thấy rất ít doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của họ tới các siêu thị. Và khi xuất thì với số lượng rất nhỏ. Đa số các sản phẩm được xuất khẩu qua các cty trung gian ở nước ngòai.
Các hoạt động xúc tiến thương mại mới chỉ là nghiên cứu thị trường, tổ chức hội chợ và thu thập thông tin, còn các hoạt động khác như: tư vấn xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và cung cấp các thông tin về thị trường còn rất yếu.
W13: Cá tra tuy được biết đến ở thị trường EU nhưng vẫn chưa có thương hiệu xuất khẩu có uy tín cho mặt hàng này
W14: Mức độ am hiểu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản yếu. Không ứng phó kịp vớinhững biến động trên thị trường
Tóm lại: Những hạn chế trong xuất khẩu cá tra Xuất khẩu cá tra dưới dạng thô là chủ yếu Hoạt động Marketing còn yếu Chưa có thương hiệu Mức độ an hiệu thị trường còn thấp Hậu quả Kim ngạch xuất khẩu còn hạn chế Không ứng phó kịp với những biến động của thị trường
Cũng qua kết quả khảo sát về những mặt yếu của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, những mặt yếu nhất: mất cân đối nguyên liệu giữa nuôi trồng và chế biến, chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU.
Kết quả khảo sát 50 doanh nghiệp, 27/50 doanh nghiệp có code xuất sang thị trường EU. Khó khăn ít doanh nghiệp cho điểm cao, khó khăn nhiều doanh nghiệp cho điểm thấp.
Bảng 2.23 Đánh giá mức độ khó khăn của Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường EU 1 2 3 4 5 Tổng DN TL DN TL DN TL DN TL DN TL DN TL Mất cân đối NL giữa nuôi trồng và chế biến 19 70.4 6 22.2 2 7.4 0 0 0 0 27 100 Chất lượng chưa cao 21 77.8 3 11.1 2 7.4 1 3.7 0 0 27 100 Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt 4 14.8 12 44.5 9 33.3 2 7.4 0 0 27 100
Nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường
0 0 3 11.1 11 40.8 10 37 3 11.1 27 100
Thiếu vốn 5 18.5 13 48.2 7 25.9 2 7.4 0 0 27 100
Trình độ tay nghề công nhân chưa cao 0 0 4 14.8 15 55.6 6 22.2 2 7.4 27 100 Công nghệ chế biến 1 3.7 10 37 8 29.6 5 18.6 3 11.1 27 100 Mức độ am hiểu thị trường yếu 15 55.6 10 37 2 7.4 0 0 0 0 27 100 Marketing yếu 3 11.1 14 51.9 9 33.3 1 3.7 0 0 27 100 Chưa có thương hiệu 16 59.2 11 40.8 0 0 0 0 0 0 27 100 Nguồn: điều tra thực tế
Tóm tắt chương 2
Với xu hướng tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng của thị trường EU trong khi nguồn khai thác đánh bắt của thị trường này đang bị hạn chế do các quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường đã làm cho tiêu dùng của người dân EU chuyển sang tiêu dùng các loài cá thịt trắng khác như cá tra của ĐBSCL. Cộng thêm điều kiện tự nhiên về vị trí thuận lợi, khí hậu ôn hòa, hệ thống sông ngòi chằn chịt. Với điều kiện xã hội thích hợp, lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động và sáng tạo, có kinh nghiệm lâu đời nuôi cá tra, cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Từ đó cho thấy nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu
Tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường EU gia tăng không ngừng qua các năm, và đã chiếm thị phần cá thịt trắng rất lớn. Tốc độ tăng trưởng của ngành rất ấn tượng. Trong những năm gần đây loài cá này đã trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia , đóng góp 2% GDP của cả nước. Nhóm sản phẩm cá tra càng quan trọng bởi nó chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ để nuôi (khoảng sáu nghìn ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm), tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói, giảm nghèo ở khu vực ÐBSCL. Tuy nhiên việc tăng trưởng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành hiện có, nội lực của ngành sản xuất chế biến cá tra xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những thời cơ lớn cho Việt Nam xuất vào thị trường này do Việt Nam mới gia nhập tổ chức WTO thì bên cạnh đó không lắm những thách thức đang ở trước mắt.
Vì vậy chúng ta cần có giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm hạn chế những rủi ro phát huy những lợi thếđể con cá tra có thể tham nhập vào thị trường Eu nói riêng và thị trường thế giới nói chung một cách bền vững.