Cơ cấu huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa” (Trang 42 - 61)

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn gửi tiền

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy năm 2006 là năm có sự tăng trưởng mạnh nhất trong cả 3 năm. Điều này có thể giải thích là do sau khi giải quyết được vấn đề mặt bằng, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có nhiều thuận

lợi hơn, mở rộng thêm được mạng lưới khách hàng làm tăng chất lượng phục vụ dẫn tới nguồn vốn huy động có chuyển biến mạnh.

Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của chi nhánh từ 2005-2007

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm Chỉ tiêu

2005 2006 2007 Số tiền (±) % Số tiền (±) % Số tiền (±) %

KKH, < 12t 96,3 161,6 67,8 159,1 -1,6 Tỷ trọng 56,7 47,7 31,2 < 24t 37,2 51,5 38,4 54,4 5,6 Tỷ trọng 21,8 15,2 10,7 > 24t 36,4 125,8 245,6 294,8 134,3 Tỷ trọng 21,5 37,1 58,1 Tổng cộng 169,9 338,9 508,3

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa)

Biểu 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Biểu 2.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng vốn theo kỳ hạn

Năm Tỷ đồng

Năm 2006

Nhìn chung, nguồn vốn huy động tăng trưởng khá mạnh. Tuy nhiên, tiền gửi KKH và KH < 12t có sự biến động không ổn định, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi theo hướng hợp lý phù hợp với xu hướng phát triển của NH trong giai đoạn này.

Năm 2006, nguồn vốn huy động tăng 65,3 tỷ; tương đương 67,8% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007, tiền gửi KKH và KH < 12t lại giảm 2,5 tỷ; tương ứng 1,5% so với năm 2006. Trong khi đó, tỷ trọng của nguồn vốn KKH và KH < 12t khá lớn và có xu hướng ngày càng giảm dần từ 56,7% năm 2005 xuống 31,2% năm 2007.

Năm 2007 Năm 2005

Bình quân tỉ trọng nguồn vốn KKH và KH < 12t luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn. Nhìn về mặt tích cực thì đó là một lợi thế khi NH có thể huy động tiền gửi với lãi suất huy động thấp. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức khi nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn gia tăng, NH không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Khi nguồn vốn ngắn hạn chiếm đa số thì NH không thể chủ động sử dụng vốn để đầu tư trung và dài hạn bởi các chỉ tiêu an toàn vốn của NHNN.

Vì vậy đây là 1 cơ cấu chưa hợp lý và đã được Chi nhánh nỗ lực cải thiện và điều chỉnh. Chi nhánh đã tìm mọi biện pháp để tăng tỉ trọng tiền gửi KH > 12t như: tuyên truyền, quảng cáo… nhằm thu hút tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, các nguồn vốn trung hạn cũng được quan tâm với việc thu hút khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, làm tốt các khâu thanh toán nội tệ, ngoại tệ… chính vì thế đến năm 2007 tỷ trọng nguồn vốn > 24t của Chi nhánh đã có sự gia tăng đột biến từ 36,4% năm 2005 lên 294,8% năm 2007 làm thay đổi quy luật biến đổi của cơ cấu vốn huy động.

Bảng số liệu cũng chỉ ra rằng, gần như mức tăng trưởng tiền gửi ngắn hạn và trung hạn không tỉ lệ thuận với nhau. Tiền gửi KKH và KH < 12t có xu hướng ngày càng giảm dần, còn tiền gửi KH > 24t lại có xu hướng ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu tốt giúp cho Chi nhánh có thêm các khoản vốn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung hạn mà không phải chuyển hoán kỳ hạn vẫn đảm bảo tỷ lệ đáp ứng nguồn vay ngắn hạn.

Nguyên nhân là do trong những năm đầu mới ổn định hoạt động, NH chưa có nhiều biện pháp nhằm thu hút được lượng tiền gửi từ dân cư mà chủ yếu là những doanh nghiệp gửi tiền vào NH đáp ứng nhu cầu thanh toán, sản xuất kinh doanh. Nhưng đến năm 2007, Chi nhánh đã có những chiến lược huy động vốn phù hợp nhằm cơ cấu lại nguồn vốn huy động, Chi nhánh đã

thực hiện một số biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, đưa ra các hình thức huy động đa dạng hơn nên cơ cấu nguồn vốn đã có những thay đổi đáng kể.

Vốn nằm trên địa bàn đông đúc dân cư, với sự nỗ lực của CBNV Chi nhánh nhằm cơ cấu lại nguồn vốn huy động, năm 2007 Chi nhánh đã tăng nguồn vốn huy động KH > 24t từ 125,8 tỷ lên 294,8 tỷ ( tăng 134,3% so với 2006).

Thực trạng huy động vốn theo phương thức huy động

Việc đa dạng hoá phương thức huy động có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng khách hàng.

Trong cơ chế thị trường, cùng với các NH khác, chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân chúng. Do vậy, kết cấu nguồn vốn của NH có thể bao gồm các loại nguồn vốn theo phương thức huy động vốn sau đây

- Tiền gửi tiết kiệm

Nhìn chung, vì TGTK là hình thức huy động vốn truyền thống của các NH, các thủ tục đơn giản, dễ thực hiện nên dân chúng quen sử dụng và tin dùng. Chính vì vậy, huy động TGTK của NH luôn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong NH

Bảng 2.7 Huy động vốn theo phương thức huy động

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền (±) % Số tiền (±) % Số tiền (±) %

TGTK 39,17 96,26 145,7 251,3 161,1 Tỷ trọng 23,1 28,4 49,4 TGGD 47,3 152,61 222,6 144,7 - 5,2 Tỷ trọng 27,8 45,03 28,5 TGCKH 83,43 89,03 6,7 109,3 22,8 49,1 26,27 21,5 Giấy tờ có giá 1 3 Tỷ trọng 0,29 0,6 Tổng cộng 169,9 338,9 508,3

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa)

Biểu 2.4: Biểu đồ cơ cấu vốn theo phương thức huy động

Biểu 2.5: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỷ trọng nguồn vốn theo phương thức huy động

Năm Tỷ đồng

TGKKH thường có lãi suất thấp nên không khuyến khích được người gửi tiền. Nó thường chỉ bao gồm các khoản tiền nhàn rỗi sẽ được sử dụng trong thời gian gần, gửi vào NH không nhằm mục đích sinh lời. Do đó, nên nó chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động từ TGTK được của NH. Năm 2005 chiếm 7, 5% tổng vốn huy động từ TGTK nhưng đến năm 2007 đã giảm xuống chỉ còn 3,75% do lãi suất TGTK không thể bù đắp được sự mất giá do tình trạng lạm phát cao khiến người dân không còn quan tâm đến lãi suất nhận được mà họ chuyển sang đầu tư khác như: chứng khoán, vàng, bất động sản…

Năm 2005

Năm 2006

Trong cơ cấu nguồn huy động thì TGCKH chiếm tỷ lệ cao vì người gửi tiền được hưởng mức lãi suất cao hơn TGKKH. TGCKH của dân cư tại Chi nhánh luôn xấp xỉ 65% và thấp nhất là năm 2005 với mức 52%. Như đã trình bày ở trên, do trong những năm đầu hoạt động của Chi nhánh chưa thu hút được nhiều khách hàng là dân cư nên vấn đề huy động từ TGTK còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng do chính sách đa dạng hoá các kênh huy động, tìm nguồn vốn ổn định cho Chi nhánh nên TGTK của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng rất lớn. Năm 2006, TGTK đạt 96,26 tỷ; tăng 145,7% so với năm 2005. Năm 2007, tăng 161,1% so với năm 2006. Đi đôi với sự tăng trưởng về số lượng thì tỷ trọng TGTK cũng có tăng trưởng lớn và tăng mạnh vào năm 2007 là 21% so với năm 2006, đạt tỷ trọng 49,4% trong tổng vốn huy động.

Nguyên nhân là do, ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động như: sổ tiết kiệm, tiết kiệm có khuyến mãi bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng…Chi nhánh còn bổ sung nhiều hình thức TGTK như: tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm kỳ hạn 1-60 tháng với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, trả lãi sau… nhằm đa dạng hoá hình thức huy động gửi tiết kiệm và huy động nguồn vốn này đạt hiệu quả cao hơn.

- Tiền gửi giao dịch

Số lượng tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh đang có sự gia tăng mạnh mẽ trong vài năm gần đây cùng với sự phát triển của nghiệp vụ thẻ. Cho đến năm 2007, số lượng thẻ ATM phát hành là 2447 vượt 1247 thẻ và bằng 204% so với kế hoạch được giao. Tổng số giao dịch của 3 máy ATM trực thuộc Chi nhánh là 54912 giao dịch, tổng số dư tiền gửi phát hành thẻ đạt 11,592 tỷ đồng. Chi nhánh đã tiến hành thực hiện trả lương qua tài khoản cho 36 đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tuy đây là nguồn vốn có tính chất không ổn định và đòi hỏi dự trữ cao nhưng đây lại là một nguồn vốn rẻ và có

tiềm năng khai thác của chi nhánh . Chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả việc huy động vốn từ TGTT của khách hàng và đặc biệt là TGTT của các tổ chức kinh tế. Chi nhánh đã đưa ra nhiều dịch vụ thích hợp, thuận tiện nên thu hút được khá nhiều tổ chức mở tài khoản tại Chi nhánh .

Nguồn TGGD có biến động không ổn định, năm 2005 đạt tỷ trọng 27,8% nhưng năm 2006 tỷ trọng của nguồn TGGD lại tăng lên khá lớn 45,03% và năm 2007 lại giảm xuống chỉ còn 28,5%. Năm 2007, nguồn vốn huy động từ TGGD giảm xuống đạt 144,7 tỷ; giảm 0,05% so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ trọng cũng năm 2006 chỉ mang tính thời điểm do vào cuối năm Chi nhánh đã thực hiện thanh toán cho khách hàng với số tiền hàng rất lớn.

- Tiền gửi có kỳ hạn

Vốn huy động tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, ngoài TGTT các cá nhân doanh nghiệp tổ chức kinh tế còn có một bộ phận tiền tệ tạm thời nhàn rỗi. Thông thường, đây là khoản vốn mà các cá nhân tổ chức này chưa sử dụng đến trong khoảng thời gian xác định. Đây cũng là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH.

Qua bảng số liệu có thể thấy được sự gia tăng ổn định nhưng không có sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn này.Năm 2006 TGCKH chỉ tăng 6.7% so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 TGCKH có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đạt 22.8% ; nguồn vốn huy động được là 109.3 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn này lại có sự đi xuống giảm dần trong các năm. Năm 2005 đạt 49.1% ; nhưng đến năm 2007 chỉ còn 21.5% trên tổng nguồn vốn huy động do sự thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn khác và sự gia tăng của tổng vốn huy động.

Đây là cơ cấu khá hợp lý, do kết quả của việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động của Chi nhánh nhằm tăng lượng vốn huy động từ dân cư và giảm dần lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế để đảm bảo tính chất ổn định của nguồn vốn. Kết quả trên cho thấy Chi nhánh không những giữ được quan hệ vơi khách hàng truyềng thống mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới như : Công ty Tân Á, Công ty XNK Bình Tân …nguồn vốn này đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc thực hiện các dự án đầu tư của Chi nhánh.

- Phát hành giấy tờ có giá

Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất ngày càng gia tăng. Huy động vốn bằng giấy tờ có giá chính là một kênh để Chi nhánh tăng trưởng nguồn vốn.

Chi nhánh đã thực hiện huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá với nhiều thời hạn khác nhau và lãi suất ưu đãi nên đã thu hút được lượng tiền mặt trong lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Năm 2006, nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá đạt 1 tỷ đồng chiếm 0.29% tổng nguồn vốn huy động. Sang đến năm 2007, huy động từ nguồn này tăng lên đạt 3 tỷ đồng chiếm 0.59% tổng nguồn vốn huy động. Chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch phát hành trái phiếu mà NH cấp trên giao, tuy nhiên, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá vẫn chưa được tiến hành mạnh mẽ do việc huy động vốn phụ thuộc vào nhu cầu của từng thời kỳ.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng huy động

Cũng giống như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa luôn xác định nguồn vốn từ dân cư là nguồn nguồn này mang tính không ổn định bởi nó phụ thuộc vào quyết định của người gửi nên dễ làm mất ổn định cơ cấu nguồn vốn của NH nhưng đồng thời đây cũng là nguồn tài trợ chủ yếu

cho các dự án đầu tư trung hạn của NH. Vì vậy, Chi nhánh đã có những biện pháp hiệu quả tạo nên sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ dân cư.

- Vốn huy động từ dân cư

Vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, quy mô vốn nhìn chung đều tăng qua các năm. Năm 2006, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 130,7% so với 2005; đạt 171,2 tỷ đồng. Năm 2007, tăng 25% so với năm 2006 và đã đạt 214,1 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ chiến lược huy động vốn hướng tới thị trường dân cư của Chi nhánh ngày càng đạt hiệu quả cao. Tiền gửi của dân cư đã đóng góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh.

Bảng 2.8: Bảng cơ cấu tiền gửi theo đối tượng Đơn vị: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền (±) % (±) % (±) % Tiền gửi dân cư 74,2 171,2 130,7 214,1 25 Tỷ trọng 43,7 50,5 42,1 Tiền gửi Tổ chức KT 95,7 167,7 75 294,2 75 Tỷ trọng 56,3 49,5 57,9 Tiền gửi Tổ chức tín dụng 0 0 0 Tỉ trọng Tổng cộng 169,9 338,9 508.3

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa)

Biểu 2.6: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng

Năm Tỷ đồng

Biểu 2.7: Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu tiền gửi theo đối tượng

Tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng biến đổi không ổn định qua các năm. Năm 2005, tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 43,7% tổng vốn huy động, đến năm 2006 tỷ trọng này tăng lên 50,5% và lại giảm xuống 42,1% năm 2007. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì giá trị nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2006 tăng 97 tỷ so với 2005, nhưng đến 2007 chỉ tăng 42,9 tỷ về số lượng tuyệt đối nhưng chỉ chiếm 42,1% so với tổng vốn huy động. Điều đó chứng tỏ NH cũng rất quan tâm tới nguồn vốn này, mặc dù chi phí huy động tăng lên làm giảm lợi nhuận của chi nhánh, vì đây là nguồn vốn đem lại sự ổn định cho chi nhánh.

Năm 2005

Năm 2006

Nhưng có thể nói đây là cơ cấu vốn cần có sự điều chỉnh do NH chưa tận dụng hết lợi thế của nguồn vốn rẻ khi mà NHNN đã cho phép chuyển tỷ lệ nguồn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn lên 25%.

Nguyên nhân là do Chi nhánh nằm trên địa bàn dân cư đông đúc, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên nên họ có nhu cầu gửi tiền vào NH với mục đích sinh lời. Ngoài ra, mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NH trong và ngoài hệ thống nhưng Chi nhánh cũng đã tạo dựng được uy tín của mình nên giữ được một số khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thực hiện một số hình thức thu hút tiền gửi như: hoàn thiện cơ sở vật chất khang trang, thực hiện chính sách khách hàng, đặc biệt là thái độ phục vụ của CBNV…

- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế

Vốn huy động từ nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và có xu hướng phát triển mạnh về giá trị tuyệt đối trong 3 năm qua. Điều này chứng tỏ NH ngày càng có uy tín và là bạn hàng đáng tin cậy của các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng, vốn đầu tư không nhiều, Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa” (Trang 42 - 61)