Thực trạng hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa” (Trang 33 - 40)

Trong những năm qua nền kinh tế cả nước đã gặp nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến hoat động của các NH, Chi nhánh NHNo&PTNT Bách khoa cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nhận thức được sâu sắc những diễn biến thực tế, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, ban giám đốc, tập thể CBNV Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao vì mục tiêu ổn định và phát triển. Do vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của NHNo Việt Nam và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

- Hoạt động huy động vốn

Năm 2004, nguồn vốn huy động đạt 219,2 tỷ, tăng 84% so với năm 2003. Năm 2005, nguồn vốn huy động của Chi nhánh lại giảm xuống, chỉ đạt 171,9 tỷ ( giảm 21,5%). Từ năm 2005 trở lại đây, nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng trưởng. Nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 338,9 tỷ đạt 97% so với kế hoạch; tăng 97,1% so với 2005. Đến năm 2007; nguồn vốn huy động tăng 169,3 tỷ; tương đương với 49,9% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn thực hiện tính đến 31/12/2007 là 508 tỷ đạt 101,6% so với kế hoạch, nguồn vốn huy động tăng 169,3 tỷ; tương đương với 49,9% so với năm2006, trong đó nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ chiếm 84,6%, ngoại tệ đạt 78 tỷ chiếm 15,4%.

Công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan, nguồn tiền gửi huy động tăng liên tục qua các năm. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi bằng đồng Việt Nam chiếm từ 75%-85%.

- Hoạt động sử dụng vốn

Đối với bất kỳ NH nào thì hoạt động sử dụng vốn cũng là hoạt động trọng tâm, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH. Hoạt động sử dụng vốn của NH bao gồm rất nhiều nghiệp vụ nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển của 1 NHTM.

Dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng năm sau đều phát triển mạnh so với năm trước.

Tương ứng với mức tăng trưởng của nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng tại chi nhánh cũng liên tục tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007 (tăng 104,5% so với 2006; và gần 2 lần về giá trị tuyệt đối). Năm 2005, tổng mức dư nợ đạt 86,7 tỷ; tăng 20,9% so với năm 2004. Năm 2006, tổng mức dư nợ tăng 41 tỷ; tương đương 47,3%. Đến năm 2007, mức dư nợ tăng vọt đạt 261,2 tỷ; tăng 104,5% so với năm 2006. Chi nhánh đã cho vay mới 60 đơn vị với tổng số tiền lên đến 27 tỷ trong năm 2007.

Bên cạnh việc cho vay ngắn hạn là chủ yếu (khoảng 75% - 80%) thì các khoản vay trung hạn cũng được Chi nhánh tập trung phát triển. Năm 2006 cho vay trung hạn đạt 21,1%; tăng 41,6% so với 2005. Năm 2007 cho vay trung hạn tăng lên 48,6% đạt 32,8%.

Tốc độ tăng trưởng cho vay trung hạn giữ ở mức khá ổn định và đa số tập trung vào các DNNQD để trang bị máy móc thiết bị, các hộ gia đình mua sắm phương tiện vận tải như: công ty TMCP Hợp Hoà Phát, Tổng công ty Chè Việt Nam và công ty xuất nhập khẩu Bao Bì …( chiếm 60% tổng dư nợ). Tuy nhiên, do nằm trên địa bàn chủ yếu là dân cư, doanh nghiệp nhỏ, ít các

DNNN và các công ty lớn nên dư nợ của chi nhánh chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. Chi nhánh chưa có bạn hàng là các doanh nghiệp lớn có nhu cầu về các khoản vay dài hạn tạo nguồn thu ổn định cho Chi nhánh.

Trong tổng dư nợ, dư nợ bộ phận DNNQD chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 52,5% năm 2006 và 55,5% năm 2007) và có xu hướng ngày càng tăng lên, thể hiện nỗ lực của chi nhánh nhằm thực hiện chủ trương chú trọng vào cho vay DNNVV, DNNQD.

Cho vay cá thể, hộ gia đình chiếm tỷ lệ nhỏ cả về giá trị và tỷ trọng. Đây là điểm yếu mà Chi nhánh cần khắc phục do chi nhánh nằm trên địa bàn có dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư ngày càng gia tăng. Dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ ngoại tệ. Việc cho vay ngoại tệ chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu và bán ngoại tệ cho chi nhánh.

Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh qua các năm từ 2005-2007

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (± %) Số tiền (±%) Số tiền (±%)

1. Dư nợ DNNN 23,8 44,079 85,2 89 101,9 + Ngắn hạn 23,6 44,079 86,7 + Trung hạn 0,2 0 2,3 2. Dư nợ DNNQD 53,4 67,086 25,6 145 116,1 + Ngắn hạn 40,6 51,986 123,7 + Trung hạn 12,8 15,1 21,3 3. Dư nợ hộ gia đình, cá thể 9,377 15,545 65,8 26,7 71,8 + Ngắn hạn 6.877 9,8 15,746 + Trung hạn 2,5 6,545 10,954 Tổng dư nợ 86,7 20,9 127,7 47,3 261,2 10 4,5 1. Dư nợ theo thời gian

+ Ngắn hạn + Trung hạn 71,1 15,6 105,6 22,1 48,5 41,02 228,4 32,8 116,3 48,6 2. Dư nợ theo loại tiền

+ Nội tệ + Ngoại tệ 76,2 10,5 105,3 22,4 38,2 113,3 222,9 38,5 111,7 71,9 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa)

Chi nhánh luôn tích cực cố gắng bám sát việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và xử lý các khoản nợ xấu. Do vậy, công tác thu hồi xử lý các khoản nợ xấu đã đạt những kết quả đáng kể.

Bảng 2.2 Bảng nợ xấu năm 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng, % 2005 2006 2007 Số tiền %/tổng dư nợ Số tiền %/tổng dư nợ Số tiền %/tổng dư nợ 2,731 3,1 4,042 3,2 6,683 2,5

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa)

Năm 2007, tuy tỷ lệ dư nợ đạt mức cao nhất trong các năm nhưng chất lượng tín dụng của NH luôn được đảm bảo. Nợ xấu luôn duy trì ở mức vừa phải. Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của chi nhánh đã giảm từ 3,2% năm 2006 xuống 2,5% năm 2007. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở DNNQD: công ty TNHH Phú Quyền Thế, công ty CP TM Khánh An, công ty TM Tân Hợp.

Từ năm 2005, nhờ vào sự đổi mới hoạt động theo chuẩn quốc tế, ổn định trụ sở và mở rộng mạng lưới dịch vụ, NH đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao, thường xuyên đạt và vượt kế hoạch được giao.

- Hoạt động khác

Bên cạnh việc tập trung cho hoạt động tín dụng, Chi nhánh cũng đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ góp phần làm tăng thu nhập cho NH mình.

Hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Những biến động chính trị và kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa. Với những nỗ lực làm tốt chính sách khách hàng nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh đã đạt kết quả tốt, thể hiện qua bảng số liệu sau

Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh từ 2005-2007

Đơn vị: tỷ, món

Năm 2005 2006 2007

Smón Số tiền Smón Số tiền Smón Số tiền KD ngoại tệ (đã quy đổi) Mua Bán 126,3 139,04 212,9 225,5 155,2 180,6 Chuyển tiền 41 3,7 67 5,1 79 7,3 Mở L/C 10 95,3 4 0,142 Nhờ thu 2 0,62 3 2,11 Bảo lãnh 27 99,758 20 4,806

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa) (1) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Năm 2006, doanh số kinh doanh ngoại tệ đều tăng trưởng mạnh so với năm 2005, tương ứng là 212,9 tỷ và 225,5 tỷ. Nhưng đến năm 2007, do tình hình kinh tế có nhiều biến động doanh số mua vào chỉ đạt 155,2 tỷ cao hơn năm 2005 là 28,9 tỷ; doanh số bán ra chỉ đạt 180,6 tỷ; giảm gần 20% so với 2006.

(2) Hoạt động thanh toán quốc tế

- Năm 2006 doanh số từ hoạt động này đạt 0,62 tỷ nhưng đến năm 2007 đã đạt 2,11 tỷ tăng 340%.

- Hoạt động mở L/C giảm mạnh từ 10 món với số tiền là 95,3 tỷ đồng xuống 4 món với số tiền là 0,142 tỷ do năm 2006 Chi nhánh đã thực hiện mở L/C cho công ty vận tải biển, công ty CP SONA với số tiền rất lớn 82,9 tỷ.

- Phí dịch vụ Chi nhánh thu được trong các năm liên tục tăng. Năm 2006 thu dịch vụ đạt 3,6% tổng thu nhập ròng nhưng đến năm 2007 đã chiếm 6,8% tổng thu nhập ròng; tăng 191% so với năm 2006.

- Về hoạt động bảo lãnh, doanh số thực hiện bảo lãnh trong năm đầu được phép hoạt động rất cao (99, 758 tỷ ) nhưng con số này chỉ mang tính thời điểm, sang năm 2007 lại giảm mạnh chỉ đạt 4,806 tỷ do hoạt động bảo lãnh mở L/C giảm mạnh từ 95,763 tỷ xuống 2,272 tỷ.

(3) Hoạt động khác

Trong năm 2007, Chi nhánh đã phát hành được 2447 thẻ ATM đạt 204% kế hoạch được giao, tổng số giao dịch thực hiện của 3 máy ATM trực thuộc Chi nhánh là 54912 lượt giao dịch với số tiền là 73565 tỷ.

Tổng doanh số thanh toán năm 2007 là 2053 triệu, tăng 217% so với năm 2006 là 935 triệu. Trong đó

Tỷ trọng tiền mặt/ Tổng doanh số thanh toán: 17% Doanh số chuyển tiền điện tử: 83%

Doanh số thanh toán bù trừ: 0%

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh năm 2006-2007

Đơn vị: trđ

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa)

Năm 2007, tổng thu là 107,039 tỷ, bằng 132% so với năm 2006. Trong đó, thu dịch vụ là 1,437 tỷ và bằng 191% năm 2006, chiếm 6,8 % thu nhập ròng.

Để đạt được những kết quả trên, chi nhánh Bách Khoa đã phát huy được sức mạnh từ nội lực, đề ra những chiến lược, phương pháp đúng đắn và kịp thời, hoàn thành được mục tiêu và quyết tâm đưa hoạt động kinh doanh đến thắng lợi. Đặc biệt là sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng bộ, Ban giám đốc, các phòng, tổ, công đoàn, các đoàn thể NH Láng Hạ tới Chi nhánh Bách Khoa tạo nên động lực thúc đẩy sức mạnh truyền thống, phát huy đựơc tinh thần đoàn kết nhất trí của tập thể CBNV chi nhánh Bách Khoa.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa” (Trang 33 - 40)