Lựa chọn và thiết lập cơ cấu vốn tối ưu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa” (Trang 83 - 84)

Huy động vốn và sử dụng vốn nên gắn bó với nhau theo một nguyên tắc đó là có sự tương ứng về thời hạn, về loại tiền. Huy động vốn kỳ hạn nào thì cho vay kỳ hạn ấy, huy động vốn loại tiền nào thì cho vay loại tiền ấy.

Có sự chuyển hoán kỳ hạn một cách hợp lý trong điều kiện ngân hàng nếu có nguồn vốn trung dài hạn dư thừa thì có thể cho vay ngắn hạn, hoặc nếu có nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn định cao thì ngân hàng có thể cho vay dài hạn nhưng phải xem xét đề phòng rủi ro có thể xảy ra.

Trong trường hợp huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay về loại tiền thì tuỳ từng điều kiện cụ thể ngân hàng có thể quy đổi loại tiền huy động để cho vay đồng thời ngân hàng phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản.

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất nguồn vốn và tài sản thay đổi ngoài dự tính. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản cùng những thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất. Trong đó sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng ke hở lãi suất.

Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất- Nguồn nhạy cảm lãi suất Việc duy trì khe hở lãi suất bằng không, rủi ro bị triệt tiêu, lợi nhuận bị triệt tiêu. Vì vậy nên ngân hàng thường xuyên duy trì kẻ hở lãi suất khác không để hy vọng lợi nhuận tăng lên trong tương lai. Song bên cạnh đó ngân hàng phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất như hoán đổi lãi

suất, sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, sử dụng lãi suất thả nổi theo diễn biến trên thị trường.

Tính thanh khoản của mỗi tài sản chính là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí. Thời gian và chi phí càng cao tính thanh khoản của tài sản càng thấp và ngược lại. Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản.

Chi nhánh nên lựa chọn và thiết lập cơ cấu vốn tối ưu với sự chuyển hoán kỳ hạn, loại tiền một cách hợp lý để gia tăng thu nhập cho ngân hàng cũng như đảm bảo dự trữ ngân quỹ đáp ứng khả năng thanh toán.

Tóm lại, để tăng cường huy động vốn trong thời gian tới, đòi hỏi Chi nhánh phải nghiên cứu triển khai và thực hiện linh hoạt đồng bộ nhiều biện pháp. Tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp này còn phụ thuộc và cơ chế, thể lệ, chính sách của Chính phủ, của ngân hàng Nhà nước. Sau đây em xin đề xuất một vài kiến nghị đến các cơ quan cấp trên nhằm tạo điều kiện cho công tác huy động vốn của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa” (Trang 83 - 84)