Kiến nghị thứ năm về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu 92 Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí (104tr) (Trang 75 - 77)

VIII. Đặc điểm hạch toán tài sản cố định tại một số nớc trên thế giới

5. Kiến nghị thứ năm về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định

Theo “Bảng phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng” thì đến ngày 31/12/2001 ta thấy số lợng TSCĐ chờ xử lý ở công ty là rất lớn 4.607.073.838 đồng (chiếm 32,02%) và TSCĐ không dùng là 183.836.128 đông (chiếm 1,28%) trong tổng TSCĐ hiện có của công ty. Để giải quyết số TSCĐ trên nhằm tránh ứ đọng vốn, tiếp tục tái sản xuất, đầu t thêm TSCĐ mới là vấn đề hết sức nan giải đối với các nhà quản lý công ty trong thời gian qua cũng nh trong thời gian sắp tới. Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi xin mạn phép đa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Về số hợng TSCĐ không dùng, ở đây chủ yếu là TSCĐ cha dùng đến đã đợc mua từ rất lâu cho đến nay vẫn cha đợc sử dụng, theo tôi công ty có thể:

- Nhợng bán lại số tài sản này: vì đây chủ yếu là máy móc chuyên dùng nên việc bán gặp nhiều khó khăn vậy công ty có thể mạnh dạn đầu t mua thêm một số máy móc khác nhằm đủ bộ trong dây truyền sản xuất. Sau đó dùng biện pháp chào hàng, giới thiệu, quảng cáo để bán cả dây truyền sản xuất sản phẩm của các máy trên hoặc có thể đầu t thêm để có thêm chức năng cho mỗi máy đó để bán riêng lẻ từng máy một.

- Cho thuê: Với cách đầu t nh trên công ty có thể cho thuê (cho thuê hoạt động) trớc hết nhằm giải quyết việc ứ đọng vốn, để có thêm thu nhập, thu hồi vốn để tái đầu t vào các loại TSCĐ khác.

Thứ hai:

+ Đối với những TSCĐ cũ, lạc hậu không còn phù hợp thì công ty có thể bán cho những đơn vị làm phế liệu hoặc có thể phá huỷ để thu hồi phế liệu. Phơng pháp này có thể giải quyết ứ đọng vốn và giải phóng mặt bằng trong phân xởng sản xuất.

+ Đối với TSCĐ đã khấu hao hết, công ty cần xem xét:

- Nếu số khấu hao đã trích không phù hợp với giá trị hao mòn (do giá trị sử dung ít hoặc do khâú hao quá nhanh) mà máy móc thiết bị vẫn sử dụng đợc bình thờng thì Nhà nớc cần cho công ty đánh giá lại TSCĐ nhằm phù hợp với mặt bằng giá cả hiện tại, giúp công ty bảo toàn vốn, tính đúng chi phí vào giá thành, tránh hiện tợng lãi giả.

- Còn nếu số khấu hao đã trích phù hợp với hao mòn thực tế thì công ty có thể đầu t thêm nhằm đảm bảo cho TSCĐ tiếp tục sản xuất (nếu TSCĐ vẫn sử dụng đợc) và công ty có biện pháp thanh lý, nhợng bán (nếu TSCĐ không sử dụng đ- ợc).

Thứ 3: Đối với TSCĐ đang dùng:

+ Công ty tiếp tục tích cực tìm kiếm hợp đồng và thị trờng tiêu thụ sản phẩm nhằm sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

+ Thực hiện biện pháp hạ giá thành sản phẩm và các biện pháp khác để đẩy mạnh tiêu thụ từ đó gia tăng sản lợng sản phẩm sản xuất trong năm nh:

- Tìm đến các nhà cung cấp nguyên vật liệu rẻ hơn (hiện nay nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu), có biện pháp vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu nhằm giảm đợc chi phí đầu vào của nguyên vật liệu, có kế hoạch dự trữ hợp lý.

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề cho họ để thực hiện tốt hơn nữa quá trình sản xuất.

- Tăng cờng công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đến ngời tiêu dùng, vận dụng linh hoạt các phơng thức bán hàng, thực hiện chính sách giá mềm...

Thứ 4: Công ty vần tiến hành tăng cờng công tác bảo quản, sử dụng TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng nhằm gắn liền trách nhiệm bảo quản tới từng đơn vị sử dụng. Công ty cần tiến hành các công việc sau:

- Thởng: Thởng thích đáng cho những sáng kiến, phát minh trong việc huy động công suất TSCĐ vào sản xuất..., thởng cho bảo quản, sử dụng tốt nhằm khuyến khích vật chất đối với từng ngời lao động.

- Phạt: Thực hiện các hình thức phạt đối với những trờng hợp gây mất mát, h hỏng TSCĐ... nhằm nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ.

Thứ 5: Bộ phận kế toán cần tiến hành phân tích tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ để từ đó thấy đợc những thiếu xót nhằm khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh, mặt thuận lợi. Ngoài ra còn giúp các nhà quản lý đa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình lập kế hoạch đâù t, mua sắm, trang bị hay thanh lý, nhợng bán TSCĐ để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu 92 Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí (104tr) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w