Giải pháp phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 63 - 68)

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB An Giang cần được thực hiện kết hợp các giải pháp, trong đó đặc biệt là giải pháp về nguồn nhân lực và quảng cáo, tiếp thị sản phẩm dịch vụ. Lớn hơn hết là giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu.

Trong một thị trường tràn ngập các lời chào mời, vị thế của thương hiệu sẽ là

định hướng cho sự lựa chọn của khách hàng. Do đó cần tạo ra sự nhận biết thương hiệu cao đối với khách hàng, quảng bá thương hiệu SCB đến khách hàng.

Tìm hiểu và nắm bắt thị trường và đưa ra những chiến lược cụ thể hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất. Cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, tạo dựng lòng tin, tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ khách hàng, góp phần thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thương hiệu là một quá trình lâu dài cần có chiến lược rõ ràng cụ thể.

Tài trợ cho các chương trình cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội, các hội chợ triển lãm, quảng bá hình ảnh ngân hàng trên các phương tiện truyền thông. Thực hiện chuẩn hóa thương hiệu trên toàn hệ thống, chuẩn hóa logo, slogan.

5.2.3. Gii pháp v qung cáo, tiếp th

Hiện tại khách hàng thanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế mà cụ thể hơn là trong phương thức tín dụng chứng từ của SCB còn rất ít nên công tác thu hút khách hàng là vô cùng cấp thiết. Hiện tại công tác SCB chưa có bộ phận chuyên biệt về marketing. Trong thời gian tới, SCB cần có một bộ phận để

thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu các doanh nghiệp

để có chương trình tiếp thị các sản phẩm thanh toán L/C phù hợp.

Tăng cường tiếp thị, mở rộng đa dạng hóa khách hàng. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị truyền thông như: quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng tiềm năng nhằm tư vấn, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán L/C đến với khách hàng một cách chuyên nghiệp.

Để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm mà SCB cung cấp, SCB cần có chương trình phát hành các tài liệu ngắn tóm tắt các dịch vụ thanh toán quốc tế mà SCB thực hiện hoặc thông qua mạng internet SCB thực hiện quảng cáo dịch vụ thanh toán bằng L/C.

Xem xét và xây dựng lại biểu phí một cách hợp lý, cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Chào giá đến các doanh nghiệp trong tỉnh thông qua email, thư gửi trực tiếp qua đường bưu điện. Ngân hàng nên tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, cho doanh nghiệp thấy những giá trị mà Ngân hàng có thể mang lại

cho họ, đây cũng là những cơ hội có thể thuyết phục khách hàng đến với dịch vụ thanh toán bằng L/C của Ngân hàng.

5.2.4. Gii pháp v ngun nhân lc

Việc chuẩn bị nguồn nhân lực để phục vụ tốt cho hoạt động thanh toán quốc tế

là hết sức cần thiết, vì khả năng, trình độ của nhân viên sẽ phản ánh trực tiếp nhất chất lượng phục vụ thông qua khả năng đáp ứng các yêu cầu cụ thể nhất của khách hàng như tư vấn, hỗ trợ, cập nhật thông tin liên quan đến nhu cầu giao dịch của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, cần chú trọng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.

Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cần có những chính sách cụ thể như: • Công tác tuyển dụng cần được chuẩn bị tốt nhằm tuyển dụng những

nhân viên có đủ năng lực, phù hợp với yêu cầu của công việc.

• Nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng khai thác dịch vụ, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên; góp phần hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ; đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

• Đưa nhân viên đi học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn tại Hội sở; xây dựng văn hoá ngân hàng thân thiện; tạo điều kiện cho nhân viên phát huy khả

năng sáng tạo thông qua các cuộc thi hoặc xử lý tình huống…

• Cần thiết lập cơ sở đánh giá năng lực làm việc của nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể. Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực khó có thể xác định những tiêu chí đểđánh giá đúng năng lực của nhân viên, vì thế bộ phận nhân sự nên có những chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. Có cơ chế chính sách khuyến khích bằng cách hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho các cán bộ TTQT tự học để nâng cao trình

độ phù hợp với cương vị được giao nhằm đạt yêu cầu:

o Thanh toán viên phải nắm vững các quy định quy chế có liên quan đến hoạt động thanh toán bằng chứng từ nhập khẩu của Ngân hàng nhà nước. Các thanh toán viên phải luôn nắm vững các quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán nhập khẩu, các thao tác xử lý và vai trò của mình trong từng giao dịch, thực hiện tuân thủ chặt chẽ các bước trong quy trình nghiệp vụ.

o Thường xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo điều kiện cho cán bộ bắt kịp tình hình biến động của thế giới.

• Tổ chức các buổi tập huấn nhỏ về các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, chú trọng đến cách nói năng, chào hỏi, cách trả lời điện thoại của các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng.

5.2.5. Gii pháp v công ngh

Cần nâng cấp và cải tiến phần mềm quản lý Smartbank, tránh tình trạng hệ

thống bị treo làm chậm tiến độ thực hiện.

Nên áp dụng theo một tiêu chuẩn thanh toán quốc tếđể tạo và nâng cao niềm tin cũng như sự tin tưởng của khách hàng.

Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Nền kinh tế ngày một phát triển đòi hỏi các dịch vụ phải ngày càng đổi mới tốt hơn, chất lượng đạt mức tiêu chuẩn, dịch vụ thanh toán quốc tế cũng phải đổi mới nhanh chóng hơn để theo kịp sự phát triển của xuất nhập khẩu, phải cải tiến về hình thức lẫn nội dung sao cho tiện lợi nhất, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Thanh toán quốc tế là dịch vụ mang về nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng nếu đầu tư vào nó đúng cách và hiệu quả về nhiều mặt: nhân lực, công nghệ, Marketing…

Hiện tại, hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường xuất nhập khẩu tại An Giang. Doanh số thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ qua SCB An Giang còn rất thấp, chủ yếu là L/C nhập khẩu, trong khi An Giang có các thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông sản, may mặc…. Công tác hỗ trợ tư vấn cho khách hàng còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực cho hoạt động sắp tới. Tuy nhiên với định hướng mục tiêu tăng thu dịch vụ trong những năm sắp tới cùng với quyết tâm mở

rộng và phát triển dịch vụ này, nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung hay dịch vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ cùng với các biện pháp khác, Ngân hàng sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

6.2. Một số kiến nghị

Vấn đề hàng đầu là công tác tiềm kiếm thu hút khách hàng, do đó cần xây dựng chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện nhằm thu hút khách hàng mới. Có những chương trình chăm sóc khách hàng thiết thực hiệu quả nhằm cũng cố với những khách hàng cũ.

Cần xây dựng một hệ thống tuyển dụng nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, đưa ra được những nhu cầu, tiêu chí tuyển dụng rõ ràng. SCB hội sở nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh toán quốc tế để nhân viên nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như quy định pháp lý để nhân viên có thể thực hiện tốt nghiệp vụ.

Đảm bảo nguồn ngoại tệ để đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và tốt nhất cho công tác thanh toán nhằm hạn chế việc khách hàng sẽ tìm kiếm một ngân hàng khác đáp ứng tốt hơn nhu cầu trên. Phát triển đa dạng các loại hình thanh toán quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Phát triển các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu như: tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, cho vay thanh toán, bão lãnh thanh toán

6.3. Hạn chế của đề tài

Đề tài chưa phân tích sâu về thanh toán bằng L/C do số liệu phân tích bị hạn chế. Cộng thêm kiến thức thực tế còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm, đề

sung thêm các giải pháp thiết thực, sáng tạo để giúp phát triển dịch vụ thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng.

Trần Anh Ngọc. 2008. Giải pháp phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ tài Ngân hàng Sài Gòn thương tín chi nhánh An Giang. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân kinh tếđối ngoại. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.

Trần Thị Ngọc Yến. Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ

phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang. Khóa luận tốt nhiệp cử nhân kinh tế đối ngoại. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.

Trầm Thị Xuân Hương. 2006. Thanh toán quốc tế. TP Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội. Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Kiều. 2007. Thanh toán quốc tế. TP Hồ Chí Minh :NXB

Thống kê.

SCB An Giang. 2007. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. An Giang SCB An Giang. 2008. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. An Giang SCB An Giang. 2009. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. An Giang Các trang web:

www.scb.com.vn

www.vietcombank.com.vn www.dongabank.com.vn www.vbard.com.vn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)