Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 51)

4.4.1. Đội ngũ nhân viên

Hiện tại mức đóng góp vào thu nhập của ngân hàng của hoạt động thanh toán quốc tế còn rất thấp. Hiện tại chi nhánh chưa có nhân viên thanh toán quốc tế

mà công việc này đồng thời do một nhân viên tín dụng đảm nhận trong khi đó số lượng cán bộ và nhân viên tín dụng chỉ có 5 người. Đây là một vấn đề còn hạn chế vì nhân viên tín dụng này vừa phải làm nghiệp vụ tín dụng vừa phải kiêm công việc của nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các nhân viên tín dụng đều có trình độđại học và luôn thực hiện tốt nghiệp vụ.

Hiện tại, khách hàng thanh toán quốc tế của SCB An Giang còn ít nhưng việc

đồng thời thực hiện cả hai nghiệp vụ sẽ gây khó khăn trong việc chuyên sâu tư

vấn khi khách hàng có nhu cầu được tư vấn về những vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế hay các điều kiện liên quan đến vận tải, bảo hiểm trong giai

nguồn nhân lực trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề cần

được quan tâm.

4.4.2. Công ngh thông tin

Yếu tố về công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng nhất là hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Những rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin có thể gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đó là những rủi ro, thiệt hại do yếu tố kỹ thuật công nghệ, những sai sót trong quá trình vận hành hệ thống gây ra.Trong giao dịch thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, công nghệ thông tin càng phải đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, vì quy trình thanh toán thường xuyên có sự trao đổi thông tin qua lại giữa Chi nhánh với Hội sở, giữa Hội sở

với Ngân hàng nước ngoài. Do đó việc nâng cấp cải tiến hệ thống công nghệ

thông tin để nâng cao tính ổn định, an toàn và bảo mật là yêu cầu không thể

thiếu đối với Ngân hàng.

Hiện tại phần mềm quản lý Smartbank tại Chi nhánh thường có vấn đề, hay bị

treo, điều này gây khó khăn trong tiến độ và sự chuẩn xác trong thực hiện nghiệp vụ. Do đó, trong năm 2008 SCB đã chú trọng đầu tư, không ngừng nâng cấp hệ thống và đưa ra các chính sách kiểm soát bảo mật, an ninh, an toàn hệ thống dành cho nhân viên nhằm giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin. Hiện SCB đang trong giai đoạn hoàn thiện phần mềm công nghệ Corebanking và quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

4.4.3. Hot động Marketing

Chi nhánh được thành lập từ tháng 9/2006, đến nay Chi nhánh hoạt động khoảng hơn 3 năm nhưng khách hàng thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ còn rất thấp. Khách hàng thanh toán quốc tế bằng L/C tại Chi nhánh chủ

yếu bắt nguồn từ quan hệ tín dụng. Hiện tại, công tác marketing chưa thực sự được quan tâm. Chi nhánh chưa có bộ phận Marketing thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị các sản phẩm đến khách hàng. Công tác Marketing thường tập trung vào hai nghiệp vụ chủ yếu đó là huy động vốn và tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của SCB cũng như các ngân hàng khác, nó đem về nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại Chi nhánh và hoạt

động này diễn ra thường xuyên nên Chi nhánh chỉ tập trung vào nghiệp vụ

chính. Marketing cho các dịch vụ chưa được chú ý nhiều nên việc tìm kiếm, thu hút khách hàng mới gặp rất nhiều khó khăn.

Cho đến nay phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức đảm bảo nhất cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu nên nó được sử dụng phổ

biến nhất trong thanh toán xuất nhập khẩu hiện nay. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có am hiểu nhất định về các phương thức thanh toán quốc tế, trong đó có phương thức tín dụng chứng từ vì phương thức này khá phức tạp, đòi hỏi việc thực hiện sẽ tuân thủ theo quy tắc chung hay quy tắc nào khác, dẫn chiếu theo văn bản pháp lý nào. Khi doanh nghiệp không có bộ

phận chuyên về thanh toán quốc tế, thì vai trò của ngân hàng trong việc tư vấn cho khách hàng về sự lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp là vô

cùng cần thiết, ngân hàng là trung gian trong thanh toán nên ngân hàng sẽ là nơi khách hàng tìm đến và cần được giải quyết những thắc mắc khi họ chưa nắm rõ những rủi ro gì mà họ có thể gặp phải trong thanh toán quốc tế. Do đó mối liên hệ giữa công tác tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp ngay từ quá trình khách hàng đàm phán hợp đồng ngoại thương cũng là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ, làm tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng đối với chuyên môn và chất lượng phục vụ của ngân hàng. Tuy nhiên những giao dịch thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại SCB An Giang hiện nay chỉ là những giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.

4.4.4. Hot động phc v và chăm sóc khách hàng

Khách hàng và sự trung thành của khách hàng góp phần duy trì và phát triển dịch vụ của Ngân hàng, nếu không có khách hàng thì ngân hàng sẽ không thể

hoạt động được. Hiện nay, khách hàng thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh rất ít, do đó Chi nhánh sẽ chịu nhiều áp lực từ phía khách hàng. Để giữ

chân khách hàng, hiện tại, Chi nhánh đã có các chính sách ưu đãi như ưu đãi về giá: các loại phí liên quan đến thanh toán bằng tín dụng chứng từ áp dụng cho khách hàng với mức phí cạnh tranh tương đương với phí tại Vietcombank, Eximbank, có chương trình chăm sóc khách hàng tốt như giao lưu, tham dự

các sự kiện của doanh nghiệp…

4.5. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng: quốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng:

- Sự biến động tỷ giá hối đoái: Thời gian mở L/C tương đối dài, giá trị hợp

đồng thanh toán bằng L/C thông thường rất lớn, sự biến động tỷ giá có thể sẽ

là rủi ro đối với Ngân hàng hoặc khách hàng. Hiện tại, Chi nhánh chưa triển khai rộng rãi các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đây cũng là một hạn chế trong việc phát triển dịch vụ này của Chi nhánh.

- Nguồn cung ngoại tệ: Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu các hợp đồng thường lớn, ngân hàng phải luôn đảm bảo có đủ lượng ngoại tệ thanh toán khi đến hạn vì thông thường tỷ lệ ký quỹ của khách hàng tại Chi nhánh không cao. Thực tế, nguồn ngoại tệ dự trữ tại SCB An Giang không nhiều nên Chi nhánh phải thực hiện việc mua lại ngoại tệ. Tuy nhiên, việc mua lại ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán gặp phải những khó khăn khi số lượng ngoại tệ cũng như loại ngoại tệ không đủ để đáp ứng. Thời gian tới, Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể nhằm ổn định nguồn cung ngoại tệ, đảm bảo sẵn sàng cho việc thanh toán.

- Tình hình xuất nhập khẩu: An Giang là tỉnh có kim ngạch xuất nhập khẩu cao với các mặt hàng như gạo, thủy sản, nông sản, mỹ nghệ, máy móc thiết bị,….do đó nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu cũng tăng cao. An Giang là thị

trường đầy tiềm năng mà Ngân hàng có thể khai thác để phát triển dịch vụ

thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

- Khách hàng: Hiện nay ngân hàng là một ngành có mức độ cạnh tranh cao, thị

điều này sẽ cho khách hàng nhiều sự lựa chọn ngân hàng phục vụ nhu cầu của mình. Khi so sánh các lợi ích mà khách hàng có thể nhận được từ các ngân hàng cung cấp dịch vụ, khách hàng sẽ có thể rời bỏ ngân hàng này để tìm đến với ngân hàng khác, điều đó cho thấy áp lực từ khách hàng rất lớn. Thời gian qua SCB An Giang đã có các hoạt động chăm sóc khách hàng như tham gia các sự kiện của doanh nghiệp, tổ chức giao lưu, hội nghị khách hàng. Việc đề

ra các chính sách giữ chân khách hàng hiệu quả trong đó có hoạt động chăm sóc khách hàng thì dịch vụ nói chung trong đó có thanh toán quốc tế bằng L/C mới được duy trì và tiếp tục đem về nguồn thu cho ngân hàng.

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Với sự xuất hiện nhiều tổ chức tín dụng trên

địa bàn mà cụ thể là các ngân hàng. Áp lực cạnh tranh là hết sức to lớn. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh trong các hoạt động chính về huy động vốn và cho vay mà hiện nay hầu hết các ngân hàng đang mở rộng phát triển hoạt động dịch vụ như thẻ ATM, chuyển tiền…vì trong xã hội hiện đại nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng đối với tiện ích của các dịch vụ ngân hàng. Thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ cũng là một dịch vụ, nó là hoạt động quan trọng phục vụ chủ yếu cho xuất nhập khẩu. Vì thế các ngân hàng cũng đang tìm cách thu hút các khách hàng có nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu về với ngân hàng mình. Tuy nhiên điều này không phải đơn giản vì hầu hết các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đã có quan hệ truyền thống với các ngân hàng phục vụ họ từ trước. Họ có sự hiểu biết và quan hệ lâu dài với nhau. Trong đó, mối quan hệ trong thanh toán quốc tế nhất là trong phương thức L/C – một phương thức phức tạp chủ yếu là với các ngân hàng có nguồn gốc nhà nước như Agribank, Vietcombank. Tại các ngân hàng này các hoạt động phục vụ

cho các nhà xuất nhập khẩu như tài trợ xuất khẩu phát triển rất mạnh. Các ngân hàng này đã hoạt động từ rất sớm, có uy tín và đã có quan hệ lâu dài với rất nhiều đối tượng khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh có thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động, thương hiệu…Cho nên việc thu hút và tạo mối quan hệ với các khách hàng này và những khách hàng tiềm năng đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện.

Dưới đây là đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh lớn nhất, có doanh số thanh toán quốc tế cao nhất tại An Giang.

4.6. Các đối th mnh

4.6.1. Ngân hàng TMCP Ngoi thương Vit Nam (Vietcombank)

Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của VCB và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB.

VCB vẫn chứng tỏđược vị thế nổi bật của mình với thị phần lớn nhất về thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu. Là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay.

- Hot động ngân hàng đại lý

Mạng lưới ngân hàng đại lý là một trong những thế mạnh nổi trội của VCB tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế của VCB so với các ngân hàng trong nước khác. Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam

đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, sau hơn 45 năm hoạt

động, VCB đã thiết lập một mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, điều này mang lại lợi thế về mặt quy mô giúp VCB thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế với các thị trường trên thế giới được nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Thương hiệu Vietcombank (VCB) được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao.

Hiện tại VCB có quan hệ đại lý với khoảng 1.300 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tại Việt Nam, VCB có quan hệ với hầu hết các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 4 NHTMNN, 36 NHTMCP, 5 Ngân hàng liên doanh và 34 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong thời gian tới, chiến lược của VCB đối với hoạt động ngân hàng đại lý là tiếp tục phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý hiện tại cả về lượng và chất, chú trọng vào các thị trường tiềm năng phù hợp với định hướng mở rộng thương mại và hợp tác của Việt Nam và trong những lĩnh vực kinh doanh là thế mạnh truyền thống của VCB, lựa chọn các ngân hàng đại lý có uy tín, khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất với mục đích tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống ngân hàng trong nước.

- Khách hàng và các loi dch v cung cp cho khách hàng

Khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu là những doanh nghiệp có quy mô lớn vừa và nhỏ. Khách hàng của VCB bao gồm cả các tổng công ty lớn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế .

Với thế mạnh về hoạt động truyền thống thanh toán xuất nhập khẩu, khách hàng chủ yếu của VCB vẫn là các khách hàng tổ chức có quy mô lớn, họ là những khách hàng truyền thống, có uy tín của VCB và được VCB thực hiện nhiều chính sách ưu đãi.

Trong thời gian gần đây, nắm bắt được sự phát triển nhanh và năng động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, VCB đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới khách hàng của mình tới các doanh nghiệp này.

- Sn phm dch vđa dng

VCB đã thực hiện triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới, chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng

nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng, đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Th phn và kh năng cnh tranh

VCB là một trong những ngân hàng giữ vai trò chủđạo và chiếm thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liên tiếp, VCB đã được các tổ chức có uy tín trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Với ưu thế là ngân hàng có truyền thống và uy tín trong cung cấp các sản phẩm thanh toán quốc tế, có quan hệđại lý với nhiều ngân hàng hàng đầu trên toàn thế giới, VCB đang nắm giữ thị phần lớn nhất trong lĩnh vực này. Trong 3 năm liên tiếp thị phần thanh toán xuất khẩu và thị phần thanh toán nhập khẩu của VCB luôn được duy trì ở mức từ 20% đến 30% trong thị trường ngân hàng.

- Công ngh thông tin

VCB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của các hoạt động thanh toán quốc tế và vốn cũng như cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và phức tạp của VCB, VCB đã chủđộng phát triển nền tảng CNTT hiện đại có khả năng hỗ trợ

tối đa các hoạt động ngân hàng.

- Nhân lc

VCB đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo chất lượng của công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp,

Vietcombank chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng thông qua các chương trình, kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước.

Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu như thanh toán xuất nhập khẩu. VCB thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên toàn hệ thống đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hoá trong hoạt động nghiệp vụ. Qua các khoá đào tạo này đã giúp cho VCB có được một đội ngũ cán bộ có kiến thức nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)