tín dụng, nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập, một trong những mảng dịch vụ có nguồn thu phí dịch vụ cao là TTQT. Do đó để phát triển dịch vụ
này các giải pháp đề ra phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Hội sở với chi nhánh góp phần hoàn thiện hơn nữa dịch vụ này.
Các chiến lược chính được đề ra căn cứ vào những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức được tóm tắt gồm những giải pháp chính như sau:
Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thanh toán bằng L/C bao gồm các giải pháp vềđảm bảo nguồn ngoại tệ, giảm thiểu các rủi ro, tài trợ thương mại, ứng dụng công cụ phái sinh
Giải pháp về nhân sự nhằm phát triển số lượng và chất lượng nhân viên thanh toán quốc tế.
Giải pháp về quảng cáo tiếp thị nhằm giới thiệu đến nhiều khách hàng sản phẩm và các tiện ích khi sử dụng sản phẩm thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng.
Giải pháp phát triển thương hiệu nhằm quảng bá hình ảnh SCB đến công chúng.
Giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thực hiện nghiệp vụ.
5.2. Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại SCB An Giang SCB An Giang
Từ kết quả hoạt động thanh toán bằng L/C và tình hình thực tế từ dịch vụ
thanh toán bằng L/C tại SCB An Giang, một số giải pháp cụ thể được đề ra như sau
thanh toán bằng L/C tại SCB An Giang, một số giải pháp cụ thể được đề ra như sau khẩu, nó chiếm một tỷ trọng lớn hơn nhiều so với hoạt động xuất khẩu, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại tệ. Vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách, chương trình phù hợp hút khách hàng ,vận động khách hàng bán ngoại tệ cho Ngân hàng, huy động về Ngân hàng nguồn ngoại tệ lớn, nhằm cân bằng nguồn ngoại tệ.
Gần đây NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND, điều này tạo thuận lợi hơn cho ngân hàng vì khi ấy doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không muốn găm giữ
ngoại tệ với lãi suất thấp mà xu hướng chung sẽ bán lại cho ngân hàng để quay vòng vốn bằng nội tệ cho sản xuất kinh doanh. Nhưng việc đều chỉnh này làm