Sơ lược tình hình hoạt động tại SCB An Giang

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 36 - 40)

a. Khái quát sản phẩm dịch vụ của SCB:

SCB An Giang đã hoạt động hơn 3 năm, ngoài 2 nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay, Chi nhánh cũng đã triển khai đa dạng các dịch vụ.

Đối với huy động vốn, bằng cơ chế lãi suất phù hợp, mang tính cạnh tranh cao, linh hoạt trong kỳ hạn gửi, rút vốn và lợi ích vượt trội… các sản phẩm của SCB

đã thu hút được rất nhiều khách hàng.

Hoạt động cho vay chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng cung cấp các dịch vụ như: chuyển tiền trong nước, dịch vụ thẻ, thanh toán quốc tế, bão lãnh, ngân quỹ, ủy thác và đại lý….phục vụ đa dạng cho nhuucầu của khách hàng.

Đối với thanh toán quốc tế Chi nhánh cung cấp các sản phẩm như tín dụng chứng từ (L/C), Nhờ thu (collection), chuyển tiền bằng điện (T/T)

b. Tình hình hoạt động tại SCB An Giang

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động tại Chi nhánh

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản 350.236,7 327.400,4 361.317,2 Cho vay 532.971,4 528.396,4 694.288,2 Vốn huy động 104.007,2 148.186 209.427,8 Tổng thu nhập 13.903,5 67.836,4 59.013,5 Tổng chi phí 11.667,5 62.206,7 49.472,3

Lợi nhuận trước thuế 2,236 5629,7 9541,2

Lợi nhuận sau thuế 1.609,9 4.053,4 7.155,9

Sau hơn 1 năm hoạt động, Năm 2007 chi nhánh đạt thu nhập gần 14 tỷ - một kết quả rất khả quan vì đây là năm đầu tiên Chi nhánh đi vào hoạt động. Năm 2008 tăng 386% so với năm trước đó chủ yếu do tăng thu từ hoạt động tín dụng từ việc tăng doanh số cho vay, hoạt động kinh doanh của khách hàng có hiệu quả. Năm 2009, thu nhập giảm 13% so với năm 2008, do thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm do thực hiện quy định về hạn chế tăng trưởng tín dụng và khoảng cách giữa lãi suất cho vay và huy động thu hẹp; thu nhập từ dịch vụ cũng giảm. Tuy nhiên, cùng sự nỗ lực chung của toàn Chi nhánh qua các năm Chi nhánh hoạt động có hiệu quả làm tăng thu nhập và với chi phí hợp lý, hằng năm chi nhánh đều hoạt

104 148 209 0 50 100 150 200 250 T đồ ng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ¾ Huy động vốn Hình 3.2 Tình hình huy động vốn Vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ các tiền gửi của các TCTD, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá, trong đó huy động tiền gửi từ khách hàng là chính. Nguồn vốn huy động được không ngừng tăng qua các năm. Nguồn vốn này phục vụ cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng vốn huy

động năm 2008/2007 và năm 2009/2008 tương đối đều nhau. Năm 2009 Chi nhánh huy động được 209 tỷ đồng. Có sự tăng trưởng vốn huy động là do SCB ngày càng tạo ra đa dạng sản phẩm huy động, có các chương trình chăm sóc khách hàng, thu hút khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh. Mặt khác là do nhu cầu gửi tiền tại ngân hàng ngày càng tăng của khách hàng.

¾ Dư nợ cho vay 327 302 280 250 260 270 280 290 300 310 320 330 T đồ ng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hình 3.3 Tình hình dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay giảm qua các năm do các quy định của NHNN về hạn chế tăng trưởng tín dụng, sự biến động lãi suất nên tình hình cho vay gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tín dụng vẫn là hoạt động mang về nguồn thu nhập chính.

¾ Thu dịch vụ ngân hàng

Thu dịch vụ năm 2009 giảm 23% so với năm 2008 do thu khác giảm mạnh, nhưng trong năm này thu từ hoạt động thanh toán quốc tế tăng đột biến chiếm tỷ

Chương 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI SCB AN GIANG

4.1. Hoạt động quan hệđối ngoại của SCB:

Việc chọn một ngân hàng có nhiều đại lý trên thế giới là một ưu tiên hàng đầu của các doanh nhiệp nhập khẩu, giúp họ hạn chế tối đa về mặt chi phí khi không phải thông qua nhiều trung gian ngân hàng khác.

Trong các năm qua, mạng lưới ngân hàng đại lý của SCB đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Nếu như cuối năm 2007, SCB mới có quan hệđại lý với khoảng 300 ngân hàng thì con số này của năm 2008 là 1.858 ngân hàng và các chi nhánh của họ tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến ngày 30/06/2009, mạng lưới ngân hàng đại lý của SCB bao gồm 2.260 ngân hàng và các chi nhánh của họ tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. SCB cũng mở thêm các tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài, nâng tổng số lên 13 tài khoản và các loại ngoại tệ thông dụng trong thanh toán quốc tế. Trong xu thế phát triển chung để vươn tới mô hình ngân hàng hiện đại, năm 2007 Trung tâm xử lý chứng từ thanh toán quốc tế tại SCB được thành lập. Mô hình Trung tâm xử lý chứng từ thanh toán quốc tế đã phát huy được hiệu quả trong việc phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát, đào tạo, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện tác nghiệp thanh toán quốc tế đồng thời là đầu mối thực hiện xử lý tất cả các chứng từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh trong hệ

thống SCB, đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng, hiệu quả. Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại SCB ngày càng được nâng lên nhờ sự tập trung chuyên môn hóa cao và chuẩn hóa, đẩy nhanh được tốc độ xử lý nghiệp vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế còn được khẳng định qua tỷ lệ điện đạt chuẩn trong thanh toán trên 97% được các ngân hàng đại lý đánh giá cao về quản trị rủi ro trong chuyển tiền thanh toán quốc tế. Đây là tiền đề để

SCB phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch trong những năm tới.

Năm 2009 SCB được Ngân hàng Wachovia –Wells Fargo cấp Giấy Chứng nhận “Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc”

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 36 - 40)