Định hướng của SCB

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 29 - 34)

Câu slogan: “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”

Định hướng mục tiêu chung của SCB là phát triển đảm bảo ổn định, bền vững, tuyệt đối giữ vững chữ tín của ngân hàng trong lòng khách hàng, từng bước xây dựng SCB thành ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng đa năng, ngày càng gắn kết các dịch vụ ngân hàng trong dân cư và trong mọi đối tượng tổ chức kinh tế trong phạm vi cả nước, theo cơ chế tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ hiện

đại, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị

trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới.

Chức năng các Phòng Ban tại Hội sở

¾ Phòng Tổ chức nhân sự: là phòng chuyên môn có chức năng:

- Tham mưu, thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên chất lượng cao cho Ngân hàng; quản lý, phát triển nguồn nhân lực.

- Quản lý, đánh giá nhân sự và tiền lương.

¾ Phòng Pháp chế: là phòng chuyên môn có chức năng:

- Tham mưu, tư vấn pháp luật cho Ban lãnh đạo các vấn đề về pháp lý. - Tư vấn, hỗ trợ pháp luật và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho toàn hệ

thống.

¾ Trung tâm đào tạo: là phòng chuyên môn có chức năng:

- Hướng dẫn đào tạo nhân viên thực hiện theo quy trình, quy chế, thực hiện văn hóa SCB.

¾ Phòng Kiểm soát nội bộ: là phòng chuyên môn tham mưu thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế

quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của SCB nhằm đảm bảo các hoạt

động của SCB luôn an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

¾ Bộ phận Kiểm soát khu vực thuộc Phòng Kiểm soát nội bộ: là đơn vị

trực thuộc và chịu sựđiều hành trực tiếp của Hội sở, thực hiện 3 chức năng chính theo quy định bao gồm kiểm tra - kiểm soát nội bộ, thẩm định giá tài sản đảm bảo nợ vay và quản trị rủi ro. Các bộ phận nghiệp vụ vừa chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng khu vực, vừa chịu sự chỉ đạo theo hệ thống dọc của Trưởng các Phòng Ban quản lý chuyên môn trực tiếp tại Hội sở. ¾ Phòng Quản lý tín dụng: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện các

chức năng sau:

- Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, các quy

định có liên quan đến công tác tín dụng, kế hoạch kinh doanh tín dụng hàng năm của SCB.

- Xây dựng và quản lý danh mục cho vay theo ngành nghề, sản phẩm phù hợp với từng thời kỳđối với khách hàng.

- Tham mưu cho Ban Điều hành ra quyết định tín dụng đối với các khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các sản phẩm tín dụng cho khách hàng.

- Nghiên cứu phát triển sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, phù hợp với các quy định của Pháp luật và SCB.

¾ Phòng Đầu tư: Là phòng chuyên môn có chức năng:

Tham mưu quản lý, xây dựng chiến lược và thực hiện kinh doanh với mục tiêu đem lại lợi nhuận cho SCB thông qua các hoạt động góp vốn, mua cổ

phần và kinh doanh chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp).CÔNG TYT Trang 24

¾ Phòng Thẩm định và Quản lý tài sản đảm bảo: là phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện các chức năng:

- Tham mưu cho Ban Điều hành trong việc xây dựng các chính sách về công tác thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo.

- Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, chứng từ và quản lý tài sản đảm bảo cho toàn Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác quản lý tài sản bảo đảm cho các

đơn vị trực thuộc.

¾ Phòng dịch vụ khách hàng: là phòng chuyên môn có chức năng:

- Thực hiện và quản lý công việc chăm sóc khách hàng, bao gồm cả Call Centre.

- Xây dựng, cập nhật thông tin và quản lý Website SCB.

- Xây dựng, cập nhật thông tin và quản lý trang tin nội bộ SCB.

¾ Phòng Tiền gửi và Dịch vụ phi tín dụng: là phòng chuyên môn có chức năng:

- Tham mưu, xây dựng và thực hiện các chiến lược, các biện pháp phát triển sản phẩm tiền gửi và dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, không bao gồm sản phẩm dịch vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Ban như Phòng nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, Phòng nghiệp vụ Ngân hàng điện tử, Trung tâm thanh toán, Phòng Ngân quỹ, Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối, Phòng Đầu tư. - Phát triển, triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ huy động vốn trên thị

trường và các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng khác cho toàn hệ thống: dịch vụ quản lý tài khoản (bao gồm cả dịch vụ quản lý tài khoản nhà đầu tư

chứng khoán), dịch vụ thu, chi hộ thông qua tài khoản, qua thẻ ATM, tiền mặt, dịch vụ nhờ thu séc trong nước, dịch vụ chuyển tiền trong nước,… ¾ Phòng Marketing: là phòng chuyên môn có chức năng:

- Tham mưu cho Ban Điều hành trong việc hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu.

- Phối hợp với các Phòng Ban chức năng xây dựng, đề xuất, đảm bảo thống nhất hệ thống nhận dạng thương hiệu và triển khai đến các đơn vị trực thuộc.

- Kết hợp với các Phòng Ban chức năng và các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và triển khai đến các đơn vị trực thuộc.

- Đảm bảo hình ảnh thương hiệu SCB theo tiêu chí hoạt động và văn hóa kinh doanh của SCB.

¾ Phòng Kế toán tài chính tổng hợp: là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng:

- Quản lý hoạt động tài chính, kế toán toàn Ngân hàng nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán theo quy định và cung cấp thông tin kế toán quản trị.

- Xây dựng các quy trình, quy chế, hướng dẫn hạch toán kế toán cho toàn hệ

thống SCB.TổÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT Trang 2

- Thực hiện công tác kế toán tài chính, kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và kế toán chi tiết.

- Xây dựng, giám sát thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính toàn ngân hàng.

¾ Văn phòng: là phòng chuyên môn thực hiện chức năng: - Chức năng tham mưu:

ƒ Tham mưu giúp cho Tổng Giám đốc trong việc chỉđạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra giám sát về nghiệp vụ hành chính, văn phòng, phát triển mạng lưới hoạt động trong toàn hệ thống. ƒ Tổng hợp và cung cấp các thông tin cho Tổng Giám đốc trong quản

lý, điều hành hoạt động các đơn vị thuộc bộ máy tổ chức của Hội sở

và các đơn vị thuộc mạng lưới hoạt động của SCB và các đơn vị

trực thuộc.

- Chức năng hậu cần: Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

cho mục tiêu kinh doanh của SCB, tổ chức thực hiện công tác hậu cần hỗ

trợ cho hoạt động của Ngân hàng.

ƒ Phát triển và quản lý mạng lưới hoạt động của SCB theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm.

ƒ Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định thuộc lĩnh vực hành chính, văn phòng được giao quản lý tại Hội sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính và các đơn vị trong mạng lưới hoạt động của Ngân hàng. ƒ Đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho SCB trong quan hệ giao tiếp với

các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống.

ƒ Chức năng thư ký của Ban điều hành bao gồm: Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác của toàn hệ thống; đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ do Ban điều hành giao cho các cá nhân, đơn vị; hỗ trợ, tham mưu tư vấn pháp luật cho Ban

điều hành.

¾ Phòng Công nghệ thông tin: là phòng chuyên môn có chức năng: - Tham mưu chiến lược phát triển về lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin đã, đang và sẽ triển khai cài đặt để phục vụ phù hợp với yêu cầu quản lý và điều hành của toàn hệ

thống SCB.

¾ Phòng Nghiệp vụ ngân hàng điện tử: là phòng chuyên môn có chức năng:

- Tham mưu xây dựng chiến lược, chính sách phát triển dịch vụ thẻ và các kênh dịch vụ ngân hàng điện tử (eBanking).

- Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tác nghiệp nhằm đảm bảo vận hành hệ thống hoạt động ổn định hiệu quả.

- Quản lý tổ chức hoạt động kinh doanh thẻ nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

¾ Phòng Quản lý rủi ro: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có 4 bộ phận, thực hiện các chức năng quản lý các rủi ro tín dụng, thị trường, vận hành hoạt

động Ngân hàng và xử lý nợ xấu cho toàn Ngân hàng. Chức năng cụ thể của từng bộ phận như sau:

- Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng: Là bộ phận chuyên môn trực thuộc Phòng Quản lý rủi ro có chức năng kiểm soát rủi ro tín dụng toàn Ngân hàng.

- Bộ phận Quản lý rủi ro thị trường: Là bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thị trường của Ngân hàng và tham mưu về rủi ro thị

trường giúp cho các cấp phê duyệt ra quyết định kinh doanh đúng đắn, an toàn và hiệu quả.

- Bộ phận Quản lý rủi ro vận hành: Là bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý rủi ro vận hành của Ngân hàng và tham mưu về rủi ro vận hành giúp cho các cấp phê duyệt ra quyết định đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả.

- Bộ phận Thu hồi nợ: Là bộ phận có chức năng tham mưu và quản lý, thu hồi nợ khó đòi, nợ cần phải xử lý trong toàn Ngân hàng.

¾ Phòng Nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối: là phòng chuyên môn nghiệp vụ chức năng:

- Tham mưu quản lý vốn.

- Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối của toàn hệ thống SCB.

¾ Trung tâm thanh toán: là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng: - Quản lý tác nghiệp về hoạt động tại Trung tâm Thanh toán.

- Làm đầu mối thanh toán, xử lý các giao dịch thanh toán trong hệ thống SCB và các giao dịch thanh toán trong nước, ngoài nước, nhằm đảm bảo

các giao dịch được xử lý chính xác, an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy

định của pháp luật, các chính sách nội bộ đồng thời cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng chất lượng cao.

¾ Phòng Ngân quỹ: là phòng chuyên môn có chức năng: - Quản lý Kho quỹ Hội sở hoạt động an toàn hiệu quả.

- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

¾ Phòng Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế: là phòng chuyên môn có chức năng tổ chức, quản lý, thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế trong toàn hệ thống SCB an toàn và hiệu quả.

¾ Phòng Quan hệđối ngoại: là phòng chuyên môn có chức năng:

- Tham mưu cho Ban Điều hành trong các hoạt động đối ngoại và quan hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp tác với các đối tác là các định chế tài chính trong và ngoài nước. - Tham mưu và thực hiện việc thiết lập quan hệđại lý với các Ngân hàng. - Quản lý các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quan hệ đối ngoại đảm bảo an

toàn và bảo mật.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 29 - 34)