quốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng:
- Sự biến động tỷ giá hối đoái: Thời gian mở L/C tương đối dài, giá trị hợp
đồng thanh toán bằng L/C thông thường rất lớn, sự biến động tỷ giá có thể sẽ
là rủi ro đối với Ngân hàng hoặc khách hàng. Hiện tại, Chi nhánh chưa triển khai rộng rãi các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đây cũng là một hạn chế trong việc phát triển dịch vụ này của Chi nhánh.
- Nguồn cung ngoại tệ: Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu các hợp đồng thường lớn, ngân hàng phải luôn đảm bảo có đủ lượng ngoại tệ thanh toán khi đến hạn vì thông thường tỷ lệ ký quỹ của khách hàng tại Chi nhánh không cao. Thực tế, nguồn ngoại tệ dự trữ tại SCB An Giang không nhiều nên Chi nhánh phải thực hiện việc mua lại ngoại tệ. Tuy nhiên, việc mua lại ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán gặp phải những khó khăn khi số lượng ngoại tệ cũng như loại ngoại tệ không đủ để đáp ứng. Thời gian tới, Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể nhằm ổn định nguồn cung ngoại tệ, đảm bảo sẵn sàng cho việc thanh toán.
- Tình hình xuất nhập khẩu: An Giang là tỉnh có kim ngạch xuất nhập khẩu cao với các mặt hàng như gạo, thủy sản, nông sản, mỹ nghệ, máy móc thiết bị,….do đó nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu cũng tăng cao. An Giang là thị
trường đầy tiềm năng mà Ngân hàng có thể khai thác để phát triển dịch vụ
thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
- Khách hàng: Hiện nay ngân hàng là một ngành có mức độ cạnh tranh cao, thị
điều này sẽ cho khách hàng nhiều sự lựa chọn ngân hàng phục vụ nhu cầu của mình. Khi so sánh các lợi ích mà khách hàng có thể nhận được từ các ngân hàng cung cấp dịch vụ, khách hàng sẽ có thể rời bỏ ngân hàng này để tìm đến với ngân hàng khác, điều đó cho thấy áp lực từ khách hàng rất lớn. Thời gian qua SCB An Giang đã có các hoạt động chăm sóc khách hàng như tham gia các sự kiện của doanh nghiệp, tổ chức giao lưu, hội nghị khách hàng. Việc đề
ra các chính sách giữ chân khách hàng hiệu quả trong đó có hoạt động chăm sóc khách hàng thì dịch vụ nói chung trong đó có thanh toán quốc tế bằng L/C mới được duy trì và tiếp tục đem về nguồn thu cho ngân hàng.
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Với sự xuất hiện nhiều tổ chức tín dụng trên
địa bàn mà cụ thể là các ngân hàng. Áp lực cạnh tranh là hết sức to lớn. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh trong các hoạt động chính về huy động vốn và cho vay mà hiện nay hầu hết các ngân hàng đang mở rộng phát triển hoạt động dịch vụ như thẻ ATM, chuyển tiền…vì trong xã hội hiện đại nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng đối với tiện ích của các dịch vụ ngân hàng. Thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ cũng là một dịch vụ, nó là hoạt động quan trọng phục vụ chủ yếu cho xuất nhập khẩu. Vì thế các ngân hàng cũng đang tìm cách thu hút các khách hàng có nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu về với ngân hàng mình. Tuy nhiên điều này không phải đơn giản vì hầu hết các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đã có quan hệ truyền thống với các ngân hàng phục vụ họ từ trước. Họ có sự hiểu biết và quan hệ lâu dài với nhau. Trong đó, mối quan hệ trong thanh toán quốc tế nhất là trong phương thức L/C – một phương thức phức tạp chủ yếu là với các ngân hàng có nguồn gốc nhà nước như Agribank, Vietcombank. Tại các ngân hàng này các hoạt động phục vụ
cho các nhà xuất nhập khẩu như tài trợ xuất khẩu phát triển rất mạnh. Các ngân hàng này đã hoạt động từ rất sớm, có uy tín và đã có quan hệ lâu dài với rất nhiều đối tượng khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh có thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động, thương hiệu…Cho nên việc thu hút và tạo mối quan hệ với các khách hàng này và những khách hàng tiềm năng đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện.
Dưới đây là đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh lớn nhất, có doanh số thanh toán quốc tế cao nhất tại An Giang.
4.6. Các đối thủ mạnh
4.6.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của VCB và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB.
VCB vẫn chứng tỏđược vị thế nổi bật của mình với thị phần lớn nhất về thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu. Là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay.
- Hoạt động ngân hàng đại lý
Mạng lưới ngân hàng đại lý là một trong những thế mạnh nổi trội của VCB tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế của VCB so với các ngân hàng trong nước khác. Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam
đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, sau hơn 45 năm hoạt
động, VCB đã thiết lập một mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, điều này mang lại lợi thế về mặt quy mô giúp VCB thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế với các thị trường trên thế giới được nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Thương hiệu Vietcombank (VCB) được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao.
Hiện tại VCB có quan hệ đại lý với khoảng 1.300 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại Việt Nam, VCB có quan hệ với hầu hết các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 4 NHTMNN, 36 NHTMCP, 5 Ngân hàng liên doanh và 34 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong thời gian tới, chiến lược của VCB đối với hoạt động ngân hàng đại lý là tiếp tục phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý hiện tại cả về lượng và chất, chú trọng vào các thị trường tiềm năng phù hợp với định hướng mở rộng thương mại và hợp tác của Việt Nam và trong những lĩnh vực kinh doanh là thế mạnh truyền thống của VCB, lựa chọn các ngân hàng đại lý có uy tín, khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất với mục đích tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống ngân hàng trong nước.
- Khách hàng và các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu là những doanh nghiệp có quy mô lớn vừa và nhỏ. Khách hàng của VCB bao gồm cả các tổng công ty lớn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế .
Với thế mạnh về hoạt động truyền thống thanh toán xuất nhập khẩu, khách hàng chủ yếu của VCB vẫn là các khách hàng tổ chức có quy mô lớn, họ là những khách hàng truyền thống, có uy tín của VCB và được VCB thực hiện nhiều chính sách ưu đãi.
Trong thời gian gần đây, nắm bắt được sự phát triển nhanh và năng động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, VCB đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới khách hàng của mình tới các doanh nghiệp này.
- Sản phẩm dịch vụđa dạng
VCB đã thực hiện triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới, chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng
nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng, đối với khách hàng doanh nghiệp.
- Thị phần và khả năng cạnh tranh
VCB là một trong những ngân hàng giữ vai trò chủđạo và chiếm thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liên tiếp, VCB đã được các tổ chức có uy tín trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Với ưu thế là ngân hàng có truyền thống và uy tín trong cung cấp các sản phẩm thanh toán quốc tế, có quan hệđại lý với nhiều ngân hàng hàng đầu trên toàn thế giới, VCB đang nắm giữ thị phần lớn nhất trong lĩnh vực này. Trong 3 năm liên tiếp thị phần thanh toán xuất khẩu và thị phần thanh toán nhập khẩu của VCB luôn được duy trì ở mức từ 20% đến 30% trong thị trường ngân hàng.
- Công nghệ thông tin
VCB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của các hoạt động thanh toán quốc tế và vốn cũng như cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và phức tạp của VCB, VCB đã chủđộng phát triển nền tảng CNTT hiện đại có khả năng hỗ trợ
tối đa các hoạt động ngân hàng.
- Nhân lực
VCB đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo chất lượng của công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp,
Vietcombank chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng thông qua các chương trình, kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước.
Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu như thanh toán xuất nhập khẩu. VCB thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên toàn hệ thống đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hoá trong hoạt động nghiệp vụ. Qua các khoá đào tạo này đã giúp cho VCB có được một đội ngũ cán bộ có kiến thức nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh hiện đại, có tính hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Khả năng cạnh tranh
Thương hiệu của VCB được khách hàng và các tổ chức tài chính quốc tếđánh giá cao.
VCB có những lợi thế cạnh tranh: có quy mô lớn nhất; tình hình tài chính vững mạnh; kinh doanh hiệu quả; trình độ công nghệ hiện đại; nhân lực có trình độ, chuyên môn cao; mạng lưới hoạt động rộng khắp; tài trợ thương mại.
4.6.2. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) (Agribank)
Agribank là một ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã triển khai hoạt
động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế từ năm 1999. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Agribank có quan hệ rộng rãi với nhiều tổ chức tín dụng trên thế giới, và tích cực mở
rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự tài trợ của các tố
chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết
Đức…
Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn
- Đội ngũ nhân viên
Agribank chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Công tác đào tạo luôn được quan tâm giúp đội ngũ cán bộ nhân viên nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Hoạt động ngân hàng đại lý
Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Mạng lưới thanh toán rộng khắp của AGRIBANK giúp giao dịch một cách nhanh chóng và tiết kiệm vì giảm được số ngân hàng trung gian tham gia vào khâu thanh toán.
- Khách hàng và dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Agribank cung cấp dịch vụ tư vấn về những điều kiện L/C. Các khách hàng của Agribank có thể tham khảo ý kiến tư vấn của ngân hàng ngay trong giai
đoạn đàm phán hợp đồng. Agribank là đại lý chính thức của nhiều hãng bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, Agribank còn tư vấn cho khách hàng những hợp đồng bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa trong ngoại thương.
Khách hàng xuất nhập khẩu của Agribank rất đa dạng gồm cả doanh nghiệp nhà nước, cổ phần và tư nhân chuyên xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ.
Các công ty cổ phần: Cửu Long An Giang, Việt An, Ntaco, Nam Việt, AFASCO, Agifish, Việt Ngư, Angimex, Cơ Khí AG…,
Các công ty này phần lớn có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh tốt trên địa bàn.Họ là những khách hàng truyền thống của Agribank, một số Aribank mới thu hút thêm. Hiện nay, bên ngoài mối quan hệ lâu dài với các ngân hàng cung cấp dịch vụ, khách hàng có xu hướng đến với nơi cung cấp dịch vụ mà ởđó họ
có thể nhận được nhiều lợi ích, giá trị tăng thêm. Điển hình với chính sách thu hút tìm kiếm khách hàng mới, Agribank đã thu hút được những khách hàng mới, cụ thể năm 2008 có Agifish, Việt Ngư, Green bank. Năm 2009 có 7 khách hàng mới là 3 CTCP và 4 công ty TNHH.
- Mục tiêu tương lai
Phát triển mạnh nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng, nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ
trên tổng thu nhập, từng bước xây dựng mô hình của môt ngân hàng hiện đại. Một trong những mảng dịch vụ có nguồn thu phí dịch vụ cao là TTQT và kinh doanh ngoại tệ, tập trung phát triển các nghiệp vụ này.
4.6.3. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Tại An Giang, tuy doanh số thanh toán L/C thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng có nguồn gốc nhà nước nhưng so với các ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn, Sacombank An Giang có doanh số thanh toán quốc tế khá cao. Hoạt động thanh toán quốc tế: Sacombank là ngân hàng có doanh số nhập khẩu lớn trong số các ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng thương mại cổ
phần.
- Về năng lực tài chính: Với vốn điều lệ 5.115.830.840.000 đồng và vốn chủ
sở hữu ước khoảng 7.638 tỷ đồng, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
- Hoạt động ngân hàng đại lý
Với chiến lược phát triển và mở rộng mạng lưới Sacombank đã nhanh chóng mở rộng thị phần tạo ra lợi thế cạnh tranh, khai thác tiềm năng thị trường cònn bỏ ngõ và nâng cao uy tín thương hiệu của Sacombank trong khu vực. Đến cuối tháng 6 năm 2009, Sacombank đã có quan hệ trao đổi với trên 10.200 đại lý của 275 ngân hàng tại 80 quốc gia.
- Về phát triển sản phẩm dịch vụ mới
Sacombank luôn chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao tính tiện ích và đa dạng của sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp
ứng nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiềm năng của Sacombank.
- Về trình độ nhân sự
Saccombank thường xuyên nâng cao chất lượng, năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua các chương trình đào tạo, chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Về hệ thống công nghệ thông tin
Sacombank đã đầu tư hệ thống Corebanking – T24, hệ thống này đáp ứng
được các yêu cầu xử lý thông tin, nâng cao chất lượng quản lý và là tiền đề
cho việc ứng dụng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ
ngân hàng hiện đại khác.
Sacombank liên doanh liên kết và tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các định chế tài chinh nước ngoài như Công ty tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng ANZ.
- Khả năng cạnh tranh của Sacombank
Về quy mô vốn điều lệ: tính đến cuối năm 2008, với số vốn điều lệ khoảng