Đẩy mạnh hội nhập KTQT

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp HDH, CNH ở VN" pdf (Trang 190 - 194)

X- Xuất khẩu, M Nhập khẩu

3.4.6. Đẩy mạnh hội nhập KTQT

- Tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Th−ơng mại thế giới (WTO) theo các ph−ơng án và lộ trình hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh của n−ớc ta là một n−ớc đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế. Gắn kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi mặt hoạt động kinh tế ở trong n−ớc.

- Tích cực thực hiện các cam kết khu vực và song ph−ơng, đặc biệt là thực hiện CEPT/AFTA, ACFTA, BTA Việt -Mỹ.

- Xây dựng Chiến l−ợc tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể để các ngành, các địa ph−ơng, các doanh nghiệp khẩn tr−ơng sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm cho hội nhập có hiệu quả.

- Tăng c−ờng năng lực và sự phối hợp của Bộ/ngành trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tr−ớc hết là tăng c−ờng năng lực điều phối hoạt động Hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp quốc gia.

- Tăng c−ờng năng lực thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế của các bộ, ngành. Hình thành đầu mối thực thi hội nhập kinh tế quốc tế của các bộ, ngành.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ những ng−ời thực hiện hoạt động Hội nhập kinh tế quốc tế. Tr−ớc hết là nhóm chuyên gia cao cấp trong UBQG về HTKT quốc tế và đoàn đàm phán của Chính phủ; những chuyên gia ở các đầu mối chỉ đạo thực thi HNKT quốc tế của bộ, ngành và mạng l−ới của UBQG về HTKT quốc tế; những ng−ời trực tiếp thực thi hoạt động HNKT quốc tế ở các bộ, ngành và tại các DN và các tổ chức kinh tế khác; đội ngũ đảng viên và các nhà t− vấn về HNKT quốc tế nh− các giảng viên từ các tr−ờng đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia của các Bộ, Ngành.

- Tăng c−ờng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính cho hoạt động HNKT quốc tế. Tr−ớc hết cần tạo điều kiện làm việc cho các nhóm chuyên gia

về HNKT quốc tế. Đặc biệt cần trang bị hệ thống máy tính kết nối mạng, th−

viện và các cơ sở dữ liệu. Mở rộng nguồn tài chính cho hoạt động HNKT quốc tế thông qua ngân sách và các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp về lợi ích và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chuẩn bị đối phó với những thay đổi với những tác động bất lợi của TCH trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động phức tạp nh− giá nguyên vật liệu tăng, các rào cản phi thuế quan ngày càng tinh vi và thay đổi khó l−ờng…

3.4.7. Một số giải pháp khác

- Năng cao hiệu quả quản lý nợ n−ớc ngoài, hạn chế vay th−ơng mại để nhập khẩu hàng tiêu dùng và hàng xa xỉ, nâng cao hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay n−ớc ngoài ODA, phát hành trái phiếu chính phủ ra n−ớc ngoài thu hút kiều hối.

- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ để giảm sức ép đối với thâm hụt cán cân th−ơng mại hàng hoá và có thể mở rộng hơn nhập khẩu cạnh tranh.

- Tranh thủ các nguồn tài trợ n−ớc ngoài và có chính sách thu hút lâu dài kiều hối để tài trợ cho thâm hụt cán cân th−ơng mại.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế thị tr−ờng nh− là một điều kiện tiên quyết đối với việc thực hiện CNH, HĐH đồng thời làm cho thể chế kinh tế minh bạch hơn, năng động hơn, hạn chế đ−ợc những tệ nạn tiêu cực nh− tham nhũng, gian lận th−ơng mại. Đây là những nhân tố tích cực để cải thiện CCTM.

Kết luận và Kiến nghị

Điều chỉnh cán cân th−ơng mại có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tr−ởng kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng và phức tạp nh− hiện nay, việc điều chỉnh cán cân th−ơng mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế n−ớc ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. H−ớng điều chỉnh là làm thế nào để đảm bảo tăng tr−ởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và thay thế nhập khẩu mà không làm ảnh h−ởng đến ổn định kinh tế vĩ mô nh− nợ n−ớc ngoài, biến động giá cả và thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ nghiên cứu cán cân th−ơng mại về cả cơ sở lý thuyết và phân tích thực tiễn ở Việt Nam trong những năm qua, có thể đ−a ra một số kết luận sau đây:

1. Cán cân th−ơng mại thể hiện mức độ ổn định của các chỉ số kinh tế vĩ mô nh− sức chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai, nợ n−ớc ngoài, sức cạnh tranh của nền kinh tế, chính sách tỷ giá hối đoái, tỷ lệ tiết kiệm và đầu t−, mức độ tự do hoá th−ơng mại và các ph−ơng thức thực hiện công nghiệp hoá.

2. Điều tiết cán cân th−ơng mại trong dài hạn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế bền vững phải sử dụng đồng bộ các biện pháp th−ơng mại, đầu t−, tỷ giá hối đoái, quản lý nợ n−ớc ngoài và các biện pháp khác.

3. Thâm hụt cán cân th−ơng mại n−ớc ta trong giai đoạn 1990-2004 ở trong giới hạn cho phép nếu xét theo các chỉ số nh− nợ trên xuất khẩu, nợ trên GDP, tỷ lệ tăng tr−ởng xuất khẩu và tỷ lệ tăng tr−ởng xuất khẩu, tỷ lệ giữa mức độ tăng xuất khẩu và lãi suất trả nợ. Mức nhập khẩu trong giai đoạn này (trừ năm 1995, 1996, 2004) có thể điều chỉnh ở mức cao hơn mức thực tế mà vẫn đảm bảo ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô. Việc kiểm soát quá mức nhập khẩu trong thời kỳ này là không hợp lý.

4. Tình trạng thâm hụt cán cân th−ơng mại n−ớc ta trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây cho thấy khả năng cạnh tranh thấp của hàng sản xuất thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Chúng ta mới khai thác đ−ợc lợi thế so sánh sẵn có (tự nhiên, lao động) chứ ch−a khai thác đ−ợc lợi thế cạnh tranh động do quá trình hội nhập kinh tế mang lại. Điều này thể hiện ở tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến thấp và chậm đ−ợc cải thiện, tỷ trọng nhập khẩu

nguyên vật liệu cao. Định h−ớng phát triển công nghiệp theo h−ớng xuất khẩu ch−a đ−ợc quán triệt.

5. Dựa vào mô hình phân tích động nợ của Jaime de Pine có thể dự báo về khả năng chịu đựng của cán cân th−ơng mại n−ớc ta đến năm 2010. Phân tích của chúng tôi cho thấy có thể điều chỉnh mức nhập khẩu cao hơn theo mục tiêu của chiến l−ợc xuất nhập khẩu n−ớc ta thời kỳ 2001-2010 mà vẫn đảm bảo đ−ợc các điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô. Một cán cân th−ơng mại thâm hụt trong giới hạn cho phép sẽ khuyến khích nhập khẩu cạnh tranh và đảm bảo tăng tr−ởng của xuất khẩu.

6. Để cải thiện cán cân th−ơng mại trong dài hạn biện pháp chủ đạo là phát triển xuất khẩu. Mọi cố gắng hạn chế nhập khẩu sẽ không hiệu quả khi nhập khẩu đang ở mức độ cho phép. Hạn chế nhập khẩu sẽ làm hạn chế tăng tr−ởng trong bối cảnh n−ớc ta đang cần khai thác lợi thế cạnh tranh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Một giải pháp cho phát triển công nghệ (nhập khẩu) là hết sức quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, nhập khẩu mang tính cạnh tranh có vai trò quyết định làm tăng năng suất (TFP).

8. Tích cực hội nhập kinh tế, giảm và xoá bỏ các rào cản th−ơng mại sẽ thúc đẩy cạnh tranh của hàng sản xuất thay thế nhập khẩu và xuất khẩu. Càng bảo hộ, càng khó tận dụng đ−ợc lợi thế cạnh tranh động do quá trình hội nhập mang lại.

9. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những biện pháp chủ đạo để giảm nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ kiện, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu đồng thời tạo điều kiện thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài.

10. Ch−a thấy có mối quan hệ của việc phá giá đồng Việt Nam đối với việc cải thiện cán cân th−ơng mại. Do đó phải cân nhắc khi phá giá đồng nội tệ. Trong điều kiện nợ n−ớc ngoài ở mức cao, giá cả thế giới biến động mạnh, độ co giãn của các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu thấp, phá giá đồng nội tệ sẽ để lại hậu quả nghiêm trong nh− gia tăng nợ n−ớc ngoài, lạm phát, ổn định tài chính…

11. Kết hợp chính sách trong việc điều chỉnh cán cân th−ơng mại (tài chính, đầu t−, quản lý nợ) là hết sức cần thiết. Giải pháp th−ơng mại tự nó không thể cải thiện CCTM trong dài hạn.

12. Cần có nghiên cứu để tính toán lại các mục tiêu về tăng tr−ởng xuất nhập khẩu đảm bảo khai thác các lợi thế của mở cửa hội nhập. Cụ thể là điều chỉnh mức nhập khẩu cho phép so với mục tiêu.

Cán cân th−ơng mại chịu ảnh h−ởng của nhiều yếu tố nh− chính sách th−ơng mại, chính sách đầu t−, chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách tiêu dùng... Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Đây là một đề tài rất khó. Trong khuôn khổ một đề tài cấp bộ bị hạn chế bởi thời gian và kinh phí, chúng tôi chỉ cố gắng đ−a ra và giải quyết một số vấn đề mang tính lý thuyết, gợi mở h−ớng nghiên cứu và thử đ−a ra dự báo xu h−ớng vận động của CCTM theo một mô hình mang tính thử nghiệm. Để có một cách nhìn tổng thể về xu h−ớng biến động CCTT trong điều kiện công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế cần có những nghiên cứu tiếp theo. Ban chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn các chuyên gia đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này và mong nhận đ−ợc các ý kiến đóng góp để đề tài đ−ợc tiếp tục hoàn thiện.

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp HDH, CNH ở VN" pdf (Trang 190 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)