Khuyến khích phát triển xuất khẩu

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp HDH, CNH ở VN" pdf (Trang 35 - 38)

Dù các n−ớc nghiên cứu nói trên đi theo định h−ớng XK hay thay thế NK thì biện pháp chủ đạo để phát triển kinh tế nói chung và duy trì CCTM trong khả năng chịu đựng đều chú trọng phát triển XK, đây là biện pháp nhằm nhanh chóng bù đắp thâm hụt CCTM và tăng dự trữ ngoại tệ.

Biện pháp có tính quyết định đối với các n−ớc là tạo môi tr−ờng thuận lợi để thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài. Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan đã thành công theo định h−ớng XK nhờ dựa vào công nghệ, vốn, kinh nghiệm

quản lý, năng lực marketing của các công ty xuyên quốc gia. Hàn Quốc thì thu hút công nghệ bằng cách vay vốn để NK công nghệ, thiết bị vật t− phục vụ cho các ngành định h−ớng XK. Các biện pháp khác khuyến khích XK đ−ợc các n−ớc áp dụng là giảm thuế XK, trợ cấp, −u đãi XK, phát triển khu vực t− nhân, giữ tăng giá đồng nội tệ, thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh...

Khác với các n−ớc khác trong khu vực nh− các n−ớc ASEAN, chính sách phát triển XK của Hàn Quốc là tập trung xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh có đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia bằng cánh bảo hộ ở mức nhất định trong một thời gian dài để xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn theo h−ớng XK. Tuy nhiên, tất cả những chính sách và biện pháp nào không trợ giúp cho XK đều bị xoá bỏ và thay thế vào đó là những biện pháp khuyến khích XK một cách triệt để và toàn diện. Một số biện pháp cụ thể khuyến khích XK của Hàn Quốc là (i) không đánh thuế đối với hàng XK, vật t−, nguyên liệu cho sản xuất hàng XK đ−ợc miễn thuế NK; (ii) tự do hoá XK hầu hết tất cả các mặt hàng; (iii) bảo hiểm XK; (iv) cung cấp thông tin miễn phí thông qua các tổ chức nh− Cục xúc tiến th−ơng mại (KOTRA), Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp (KCCI) và các Viện nghiên cứu; (v) hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách cho vay ngắn hạn với lãi suất phù hợp để tìm kiếm, thâm nhập thị tr−ờng cũng nh− XK mặt hàng mới. Đồng thời, nhà n−ớc hỗ trợ một phần tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hội chợ và triển lãm ở n−ớc ngoài để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của mình ra thị tr−ờng bên ngoài; (vi) tham gia các khu vực mậu dịch tự do…

Trung Quốc và Thái Lan là hai n−ớc áp dụng thành công CNH h−ớng vào XK.ở thời kỳ đầu, tập trung khai thác lợi thế sẵn có của các mặt hàng XK nh− nông sản, khoáng sản, các sản phẩm chế biến giá trị thấp sử dụng nhiều lao động nh− dệt may, da giày để tích luỹ vốn. Thời kỳ tiếp theo là đẩy mạnh thu hút đầu t− n−ớc ngoài vào các ngành chế biến công nghệ trung bình sử dụng nhiều lao động và từng b−ớc chuyển sang phát triển dịch vụ và công nghệ cao. Chẳng hạn từ năm 1995, Trung Quốc đã có chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghệ cao. Sau gần 10 năm thực hiện chính sách này, đến năm 2004, ngành công nghệ cao đã trở thành công nghiệp chủ đạo của nền kinh tế với tỷ trọng 27% trong GDP, chiếm 49% giá trị XK và 5% giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế. Một nét mới trong phát triển XK của Trung Quốc là tận dụng tối đa cơ hội của vốn FDI để đ−a doanh nghiệp thâm nhập vào hệ

thống kinh doanh toàn cầu. Do đó, mọi nỗ lực của Chính phủ xoá bỏ mọi rào cản đối với doanh nghiệp để họ chủ động tham gia thị tr−ờng. Là n−ớc có nền kinh tế chuyển đổi nên chính sách của Trung Quốc tr−ớc hết là hạn chế sự can thiệp của chính quyền vào công việc kinh doanh, cải cách thể chế ngoại th−ơng, mở rộng quyền hạn cho các chủ thể kinh doanh XK. Các biện pháp cụ thể khuyến khích XK là −u đãi tín dụng, th−ởng XK, giảm thuế đầu vào NK, xoá bỏ thuế XK, xúc tiến th−ơng mại và phát triển thị tr−ờng, đẩy mạnh hội nhập kinh tế th−ơng mại, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Chính phủ Thái Lan cũng áp dụng các biện pháp t−ơng tự nh− tập trung chủ yếu vào việc thu hút vốn bên ngoài, phát triển khu vực t− nhân, xây dựng các tổ chức xúc tiến th−ơng mại, thành lập các tập đoàn kinh tế th−ơng mại mạnh, hình thành hệ thống tài chính dành cho XK, thực hiện các ch−ơng trình −u đãi…

1.4.3. Quản lý nhập khẩu

Quản lý NK là một trong biện pháp duy trì CCTM trong trạng thái lành mạnh. Các n−ớc nói trên đều thực hiện chính sách quản lý NK theo h−ớng hạn chế NK hàng tiêu dùng, khuyến khích NK t− liệu sản xuất, đặc biệt là thiết bị, máy móc. Nhiều nghiên cứu định l−ợng cho thấy, NK cạnh tranh (t− liệu sản xuất) ở các n−ớc Hàn Quốc, Nhật Bản là yếu tố quyết định năng suất nhân tố tổng hợp và tăng tr−ởng XK. Các n−ớc Thái Lan và Trung Quốc áp dụng mô hình h−ớng XK và tự do hoá NK nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh động (tận dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản lý, marketing, áp lực cải cách…) để phát triển các ngành công nghiệp chế tạo.

Điều đáng nói ở đây là các n−ớc đã có những điều tiết chính sách để tăng tỷ lệ NK công nghệ, máy móc và giảm tỷ lệ NK nguyên, nhiên liệu. Chẳng hạn các n−ớc này đã chủ động phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho XK và thay thế NK bằng các biện pháp −u tiên.

Thực tế cho thấy, chính sách th−ơng mại của các n−ớc Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản hay của Đài Loan, Singapore, Malaysia… là sự kết hợp linh động giữa XK và NK, chỉ mở rộng NK khi mà nhờ đó XK đ−ợc cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, chính sách NK của Hàn Quốc và Nhật Bản có đặc thù hơn là NK trong điều kiện bảo hộ cao đối với sản xuất trong n−ớc. Các n−ớc CNH mới đông á sau này đều phát triển kinh tế theo h−ớng mở rộng NK, cắt giảm các rào cản thuế và phi thuế. Các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy,

tự do hoá NK sẽ thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế và XK nhiều hơn ở các n−ớc Nhật Bản và Hàn Quốc12.

Cũng nh− Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc chủ tr−ơng tự do hoá NK đã đ−ợc Chính phủ thi hành với thái độ thận trọng. Chính phủ áp dụng chính sách NK 2 gọng kìm: một mặt tự do đối với hàng nhập để phục vụ XK, mặt khác rất hạn chế đối với hàng nhập phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc, đặc biệt là các sản phẩm xa xỉ. Trong khi đó họ lại có chính sách bắt buộc các nhà công nghiệp địa ph−ơng phải chế tạo hàng hoá có tiêu chuẩn chất l−ợng XK ngay cả khi cung cấp cho thị tr−ờng nội địa. Nhà n−ớc sẵn sàng hỗ trợ cho những ngành nào cần vốn và kỹ thuật nhằm nâng cao chất l−ợng hàng hoá và thực hiện vai trò môi giới với các công ty th−ơng mại n−ớc ngoài để tìm thị tr−ờng cho hàng XK.

Mặc dầu trong những thời điểm nhất định các n−ớc bị rơi vào tình trạng thâm hụt CCTM, nh−ng các biện pháp hạn chế NK một cách thái quá đều làm xấu đi tình trạng CCTM và tăng tr−ởng kinh tế. Sụt giảm NK sẽ kéo theo sụt giảm tốc độ XK và tăng tr−ởng kinh tế. Vẫn đề là ở chỗ hạn chế NK các hàng hoá phi cạnh tranh và mở rộng NK cạnh tranh.

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp HDH, CNH ở VN" pdf (Trang 35 - 38)