Cán cân Th−ơng mạ

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp HDH, CNH ở VN" pdf (Trang 63 - 66)

20 Nghiên cứu của Robert Z Lawrence và David E Weinstein(02) về tr−ờng hợp của Hàn Quốc cho thấy khi NK cạnh tranh xuất hiện trong một ngành đang lạc hậu về công nghệ thì sẽ có rất ít ảnh h − ởng

1.1.3. Cán cân Th−ơng mạ

Từ năm 1986 đến nay, CCTM n−ớc ta luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, mức độ thâm hụt và ảnh h−ởng của nó đối với các vấn đề kinh tế vĩ mô khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Có thể chia ra 3 giai đoạn sau đây để phân tích CCTM n−ớc ta.

Giai đoạn thứ nhất: 1986-1992. Thời kỳ này thâm hụt CCTM ở mức độ vừa phải, trung bình khoảng 50 triệu USD/năm. Đây là thời khó khăn đối với hoạt động ngoại th−ơng n−ớc ta, thời kỳ khủng hoảng của hệ thống XHCN. Mặc dù mức độ thâm hụt CCTM không lớn nh−ng thể hiện sự trì trệ trong quan hệ th−ơng mại của n−ớc ta đối với các n−ớc. Một đặc điểm của hoạt động ngoại th−ơng n−ớc ta thời kỳ tr−ớc 1986 là sự phụ thuộc quá mức vào các n−ớc trong khối SEV, đặc biệt là Liên Xô. Trao đổi th−ơng mại đ−ợc thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hàng đổi hàng. Do đó số liệu thống kê về XNK theo giá đồng USD không phản ánh đúng thực chất trao đổi th−ơng mại. Vào cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ tr−ớc, thị tr−ờng XK và NK từ các n−ớc Liên Xô và Đông Âu bị thu hẹp do khủng hoảng kinh tế, chính trị của hệ thống XHCN, việc mở rộng thị tr−ờng tìm đối tác mới ngoài khối SEV gặp nhiều khó khăn, kinh tế trong n−ớc trì trệ, thiếu ngoại tệ để NK và sản xuất ch−a định h−ớng nhiều vào XK, hơn nữa, do dự giảm sút về NK các mặt hàng chủ yếu nh− xi măng, phân bón, sắt thép, hàng tiêu dùng từ Liên Xô nên CCTM luôn thâm hụt. Tuy nhiên thời kỳ này XK bắt đầu tăng tr−ởng cao nhờ chính sách khuyến khích XK đ−ợc khởi x−ớng từ Đại hội VI. Mức độ thâm hụt thấp và t−ơng đối ổn định phản ánh xu h−ớng nói trên. Thâm hụt CCTM đ−ợc bù đắp chủ yếu bằng nguồn vốn viện trợ và đi vay của Liên Xô và các n−ớc XHCN Đông Âu.

Giai đoạn 1993-2000: Đây là thời kỳ CCTM có nhiều thay đổi với đặc tr−ng là thâm hụt lớn trong những năm từ 1993-1997. Đặc biệt năm 1996 mức thâm hụt đã đến mức báo động, chiếm tới 16,3% so với GDP. Đây là thời kỳ nền kinh tế có mức tăng tr−ởng kinh tế cao (hơn 9%/năm) và thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài tăng nhanh làm cho nhu cầu NK tăng mạnh. Mặc dù XK tăng tr−ởng ở mức cao (bình quân trên 30%), nh−ng NK tăng nhanh hơn nên thâm hụt CCTM có xu h−ớng gia tăng.

Từ năm 1997-2000, mức thâm hụt CCTM giảm mạnh, thể hiện là tỷ lệ nhập siêu trên XK giảm từ 26,2% năm 1997 xuống tới mức thấp nhất 0,7% năm 1999 và giữ mức thấp 8% năm 2000. Nguyên nhân chính làm cho mức thâm hụt CCTM trong những năm này thấp là do Chính phủ đã sử dụng các biện pháp phi thuế quan một cách mạnh mẽ để làm giảm tốc độ tăng tr−ởng NK21. Mức tăng tr−ởng NK giảm tới mức kỷ lục: 0,85% năm 1997; -2,11% năm 1998; 1,1% năm 1999. Trong khi đó tốc độ tăng tr−ởng XK, ngoại trừ năm 1998 với mức tăng 1,04%, vẫn giữ ở mức cao: 26,45% năm 1997; 23,2 năm 1999. Một nguyên nhân nữa làm cho thâm hụt CCTM thấp giai đoạn này là khủng hoảng tài chính châu á làm hạn chế luồng đầu t− vào n−ớc ta từ các thị tr−ờng mà Việt Nam th−ờng nhập siêu nh− Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.

Do sự giảm sút về tăng tr−ởng NK đã dẫn đến chênh lệch lớn giữa mức tăng XK và mức tăng NK, tỷ lệ này giai đoạn 1996-2000 là 7,3 tỷ USD so với 4,5 tỷ USD. Mặc dù mức độ nhập siêu bị hạn chế đáng kể, những sụt giảm NK đã kéo theo sự sụt giảm về tăng tr−ởng kinh tế.

Giai đoạn 2001-2004: Thâm hụt CCTM có xu h−ớng gia tăng. Tỷ lệ nhập siêu năm 2002 là 18,1%; năm 2003: 25,7%; năm 2004: 21,2%22 với mức thâm hụt t−ơng ứng là 3.023 triệu USD, 5.075 triệu USD và 5.520 triệu USD. Tỷ lệ thâm hụt so với GDP đạt mức cao: 12,75% năm 2003 và 12,15% năm 2004, mức cao nhất từ tr−ớc đến nay. Điều này có thể lý giải một cách đơn giản là do (i) các biện pháp kiểm soát NK đ−ợc nới lỏng để thực hiện các cam kết quốc tế với Hoa Kỳ, AFTA, gia nhập WTO, (ii) Kinh tế thế giới và nhất là khu vực đã phục hồi và phát triển sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu

á,(iii) giai đoạn đẩy mạnh hơn nữa CNH-HĐH, (iv) đầu t− n−ớc ngoài phục hồi trở lại, (v) phát triển khu vực kinh tế t− nhân, (vi) nền kinh tế cần phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu...

21

Theo đánh giá của CIE và IMF (1999), các biện pháp phi thuế của Việt Nam giai đoạn 1996-1999 trở nên mạnh hơn. Các biện pháp áp dụng là lệ phí hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập trong n−ớc, bảng tính giá tối thiểu, yêu cầu giao nộp ngoại hối, yêu cầu về kết hối ngoại tệ, giấy phép XK, quota và các biện pháp cấm, các biện pháp độc quyền, thủ tục hải quan đặc biệt. Xem Mc Carthy (1999).

22

Theo báo cáo về tình hình th−ơng mại n−ớc ta 6 tháng đầu năm 2005 của Bộ Th−ơng mại, mức nhập siêu trong thời gian này lên tới 24,7% (3.561 triệu USD).

Đây là một kết quả tất yếu đối với các n−ớc mới CNH và hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, nếu phân tích tính chất tăng tr−ởng XK và NK trong vài ba năm gần đây, sẽ thấy tình trạng thâm hụt CCTM chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro ảnh h−ởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Những biểu hiện đó là: Hiệu quả sử dụng vốn thấp: đầu t− vào những ngành cần nhiều vốn và mức sinh lời thấp, thay thế NK, sử dụng ít lao động và kích thích tiêu dùng trong n−ớc hơn là XK; Khả năng của những ngành XK có giá trị gia tăng cao còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu XK sang công nghiệp chế biến và kỹ thuật cao thể hiện xu thế của CNH và hội nhập sâu ch−a thật rõ nét; Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và chậm đ−ợc cải thiện; Quá trình xây dựng các thể chế của kinh tế thị tr−ờng diễn ra chậm.

Một trong những biểu hiện nói trên là chênh lệch khá lớn giữa mức tăng XK và mức tăng NK giai đoạn 2001-2004: 10,5 tỷ so với 14,7 tỷ. Điều này thể hiện tính gia công XK trong 4 năm gần đây đã gia tăng rất mạnh, thể hiện chủ yếu ở sự gia tăng các mặt hàng nguyên liệu NK.

Bảng 16: Tình hình xuất nhập khẩu, Cán cân th−ơng mại, 1991 – 2004

Năm Kim ngạch XK (tr. USD) Tốc độ tăng XK (%) Kim ngạch NK (tr. USD) Tốc độ tăng NK (%) CCTM (tr. USD) Tổng GDP (tr. USD) CCTM/GDP (%) 1991 2.087 -13,2 2.338 -15,1 -251 15.620 -1,61 1992 2.580 23,7 2.540 8,7 40 16.970 0,24 1993 2.985 15,7 3.924 54,4 -939 18.340 -5,12 1994 4.054 35,8 5.825 48,5 -1.771 19.960 -8,87 1995 5.449 34,4 8.155 40,0 -2.706 21.850 -12,38 1996 7.255 33,2 11.143 36,6 -3.888 23.880 -16,28 1997 9.185 26,6 11.592 4,0 -2.407 25.840 -9,32 1998 9.360 1,9 11.499 -0,8 -2.139 27.340 -7,82 1999 11.541 23,3 11.742 2,1 -201 28.650 -0,70 2000 14.482 25,5 15.636 33,2 -1.154 30.570 -3,77 2001 15.027 3,8 16.162 3,4 -1.135 32.685 -3,47 2002 16.705 11,2 19.733 21,8 -3.028 35.224 -8,60 2003 20.176 20,8 25.226 27,8 -5.050 39.623 -12,75 2004 26.500 28,9 31.516 24,9 -5.513 45.372 -12,15

Tóm lại, trong 15 năm qua, CCTM n−ớc ta luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Tình trạng thâm hụt vẫn ở trong mức độ an toàn cho phép, ch−a ảnh h−ởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và nợ n−ớc ngoài (sẽ đ−ợc chứng minh bằng mô hình động về nợ của Jaime de Pine ở Ch−ơng 3). Tuy nhiên đã xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn đối với CCTM nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp HDH, CNH ở VN" pdf (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)