CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thí nghiệm khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên mạt cưa cao su
cưa cao su
Hiện nay trên ở các tỉnh miền Nam nuơi trồng nấm Linh chi rất nhiều và hiệu quả đạt được cũng tương đối cao. Nấm Linh chi được người dân nuơi trồng trên cơ chất mạt cưa là phổ biến nhất và một số trồng trên cơ chất khác như: bả mía, cây dương mai, các loại cây gỗ. Cơ chất mạt cưa được sử dụng rộng rãi hơn cả, trong cơ chất mạt cưa cĩ chất dinh dưỡng cao phù hợp cho nấm Linh chi phát triển.Và thường sử dụng các cơ chất để làm giống cấy và dạng giống là giống hạt, giống thân khoai mì.
Trong nuơi trồng nấm Linh chi thì dạng giống hạt lúa chiếm ưu thế nhất. Trong đề tài này tơi thử nghiệm nguồn cơ chất mạt cưa cao su, giống cấy trên hạt lúa và trên thân khoai mì. Những nguồn nguyên liệu này phổ biến và rẻ tiền ở Việt Nam, được áp dụng vào nuơi trồng thí nghiệm cho phần nghiên cứu của đề tài.
Tham khảo các đề tài nghiên cứu của những người đi trước và qua quá trình tìm hiểu chúng tơi đã làm thí nghiệm nghiên cứu, phối trộn cơ chất trồng Linh chi theo cơng thức với tỉ lệ: Mạt cưa cao su + Cám gạo 1% + MgSO4 3 ‰ + Vơi 1% (bảng 3.1 và bảng 3.2) là kết quả nuơi trồng thu được.
Bảng 3.1: Kết quả (thí nghiệm 1) khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên cơ chất mạt cưa (giống nấm trên hạt)
STT Thời gian tơ lan đầy bịch (ngày) (loại bịch 19 x 36 cm) Kích thước tơ (mm) 1 Ngày thứ 1 0 2 Ngày thứ 7 20 3 Ngày thứ 10 47 4 Ngày thứ 13 77 5 Ngày thứ 17 112 6 Ngày thứ 22 145 7 Ngày thứ 25 179 8 Ngày thứ 29 200
Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên cơ chất mạt cưa (giống nấm trên hạt)
Bảng 3.2: Kết quả (thí nghiệm 2) khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên cơ chất mạt cưa (giống nấm trên thân khoai mì)
STT Thời gian tơ lan đầy bịch (ngày) (loại bịch 19 x 36 cm) Kích thước tơ (mm) 1 Ngày thứ 1 0 2 Ngày thứ 7 12 3 Ngày thứ 10 25 4 Ngày thứ 15 43 5 Ngày thứ 22 85 6 Ngày thứ 28 125 7 Ngày thứ 33 164 8 Ngày thứ 35 200
Hình 3.2: Biểu đồ tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên cơ chất mạt cưa (trên thân khoai mì)
Khảo sát trên hai thí nghiệm này thì khơng cĩ bịch nào bị nhiễm hay khơng mọc tơ trong suốt quá trình tơ lan đầy bịch của thí nghiệm. Như trên cơ sở lý thuyết cho biết thời gian ủ kéo dài trong khoảng từ 20 – 40 ngày (tuỳ thể tích bịch, nguồn
giống và nguồn mạt cưa). Ở bài thí nghiệm này chúng tơi sử dụng mơi trường và điều kiện nuơi trồng như nhau.
Trên một nguồn cơ chất và điều kiện nuơi trồng như nhau chỉ khác ở chỗ giống lấy từ hai nguồn khác nhau, đã cho ra hai kết quả khác nhau giữa hai giống cấy.
Dựa trên sự thu nhận kết quả của thí nghiệm trên cho thấy tốc độ lan tơ đầy bịch ở thí nghiệm thứ nhất thời gian ủ kéo dài 29 ngày. Tốc độ lan tơ đầy bịch ở thí nghiệm thứ hai thời gian kéo dài lên đến 35 ngày.