Kiểm toán số dư đầu năm tài chính khi kiểm toán BCTC năm đầu

Một phần của tài liệu 70 Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Kim khí Hà Nội (Trang 91 - 104)

2. Thực trạng quy trình kiểm toán Nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính do

3.2.1. Kiểm toán số dư đầu năm tài chính khi kiểm toán BCTC năm đầu

tiên

Theo VSA số 510, Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư tài chính, “Khi thực hiện kiểm toán BCTC năm đầu tiên, KTV phải thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp nhằm đảm bảo:

- Số đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC năm nay.

- Số dư cuối năm tài chính trước hết được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết.”

Để thủ tục kiểm tra chi tiết có được kết quả đáng tin cậy thì bước đầu tiên của kiểm tra chi tiết là phải xác định sự đúng đắn của số dư đầu kỳ. Nếu số dư đầu kỳ sai sẽ ảnh hưởng tới số dư cuối kỳ, số KTV dùng để kiểm tra chi tiết và sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kiểm tra chi tiết vì làm sai lệch các khoản mục đã chọn.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của các thủ tục kiểm tra chi tiết Nợ ngắn hạn, ACA GROUP nên quy định chi tiết hơn việc kiểm tra số dư của khoản mục này, KTV cần thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán để làm rõ các vấn đề sau:

- Các số dư đầu kỳ không có sai lệch nào lớn có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm nay.

- Số sư cuối kỳ của kỳ trước được kết chuyển sang đầu kỳ này là chính xác. - Các chế độ kế toán được áp dụng trong đơn vị là thống nhất.

KTV có thể tin tưởng vào số liệu do khách hàng cung cấp dựa trên hệ thống KSNB được thiết kế và hoạt động có hiệu quả.

Để kiểm tra số dư đầu kỳ của hai chỉ tiêu Phải trả người bán và Vay ngắn hạn, KTV có thể gửi thư xác nhận số dư đầu kỳ cùng với số dư cuối kỳ cho các

nhà cung cấp thường xuyên của Công ty X, hoặc cho các nhà cung cấp có số dư lớn.

3.2.2. Sử dụng các ước tính kế toán trong thực hiện thủ tục phân tích

Sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Nợ ngắn hạn không những giúp KTV hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng, dự đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với chỉ tiêu, còn giúp KTV phát hiện những mặt yếu kém trong công tác kế toán của đơn vị để có thể tư vấn cho khách hàng, cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. Chính vì thế kiểm toán không chỉ đơn thuần là việc kiểm tra, đối số liệu trên sổ sách chứng từ mà công việc kiểm toán đòi hỏi nhiều vào khả năng xét đoán của người KTV. Toàn bộ khối lượng công việc kiểm toán là rất lớn, bên cạnh đó thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán là không nhiều, KTV luôn phải cân nhắc đến yếu tố thời gian và chi phí đối với mỗi cuộc kiểm toán. Do vậy việc sử dụng các ước tính trong quá trình thực hiện kiểm toán là một yếu tố rất hữu ích và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với kiểm toán Nợ ngắn hạn, KTV không thể kiểm tra chi tiết hết từng chứng từ và từng nghiệp vụ phát sinh mà phải sử dụng óc xét đoán nghề nghiệp để thu hẹp phạm vi kiểm tra và giảm bớt khối lượng công việc.

Tuy việc sử dụng các ước tính là rất khó khăn và đòi hỏi ở người KTV một cái nhìn nhạy bén, điều này phụ thuộc nhiều vào óc phán đoán của từng người. Nhưng số lượng các ước tính kế toán trong BCTC của khách hàng cũng rất nhiều như các khoản dự phòng, khấu hao, chi phí sản xuất dở dang,…Do vậy khi KTV sử dụng các ước tính riêng của mình là rất cần thiết để kiểm tra, đối chiếu với các ước tính của khách hàng.

Tuy đội ngũ KTV của ACA GROUP còn trẻ nhưng họ là những người có năng lực, vì vậy sau mỗi cuộc kiểm toán Công ty nên thường xuyên tiến hành đúc kết kinh nghiệm và bài học cho KTV trẻ thì tình hình nhanh chóng được cải thiện. Các KTV giàu kinh nghiệm nên có những buổi thảo luận, truyền đạt kinh

nghiệm cho các KTV trẻ để phục vụ cho công việc hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

3.2.3. Chọn mẫu kiểm toán

Trong thực tế, công việc kiểm toán các phần hành hay khoản mục có các phát sinh và số dư lớn rất nặng nề. KTV không thể tiến hành kiểm tra chi tiết 100% để bao quát hết những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả kiểm toán và đảm bảo những kết luận của KTV đưa ra phải sát với thực tế tình hình của doanh nghiệp thì đòi hỏi các KTV phải tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra.

Để đảm bảo chất lượng của kiểm toán Nợ ngắn hạn các KTV nên tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cho các nghiệp vụ ghi nhận công nợ. Đây là phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu mà mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. KTV có thể chọn mẫu dựa vào Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy tính và chọn mẫu hệ thống.

Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên: Bảng số ngẫu nhiên là một bảng bao gồm nhiều số ngẫu nhiên được sắp xếp thành các cột và dòng theo kiểu bàn cờ, mỗi con số gồm 5 chữ số thập phân. Quá trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên gồm 4 bước:

- Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất.

- Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng.

- Lập hành trình sử dụng Bảng. - Chọn điểm xuất phát.

3.2.4 Đánh giá Hệ thống KSNB của khách hàng

Hiện nay, ACA GROUP cũng đã tiến hành công tác đánh giá Hệ thống KSNB của khách hàng, nhưng phương pháp thu nhận thông tin và mô phỏng hệ

thống KSNB của khách hàng chưa được tiến hành bài bản, mới chỉ thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi về Hệ thống KSNB được thiết kế chung cho mọi khách hàng.

Việc sử dụng bảng câu hỏi nhiều khi không phù hợp với loại hình khách hàng nên có thể đưa ra nhận xét không xác thực về Hệ thống KSNB của khách hàng. Mặt khác, khi lập bảng câu hỏi này đối tượng trả lời là những người đang làm việc tại Công ty nên một phần nào đó bảng câu hỏi này không mang tính khách quan. Hơn nữa khi tiến hành đánh giá Hệ thống KSNB của khách hàng Công ty chưa có một quy định cụ thể khi nào Hệ thống KSNB đánh giá là trung bình hay yếu mà phần lớn dựa vào phán đoán nghề nghiệp của KTV.

Theo em, để hoàn thiện việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, Công ty nên sử dụng Bảng câu hỏi kết hợp với lưu đồ và bảng tường thuật vì điều đó sẽ cung cấp cho KTV cái nhìn tổng quát và rõ nét hơn về quá trình thực hiện các nghiệp vụ từ khi nó bắt đầu phát sinh cho đến khi kết thúc. Mặt khác, việc kết hợp này có thể được áp dụng phù hợp với các loại hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Đồng thời, KTV cũng nên tiến hành xem xét xem Hệ thống KSNB của khách hàng có thực sự tồn tại.

Đi đôi với việc xác định sự tồn tại của Hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải thực hiện các trắc nghiệm độ vững chãi để chứng minh tính hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát được thiết kế trong Hệ thống KSNB của khách hàng. Cách tiếp cận chung để nghiên cứu KSNB là đạt được sự hiểu biết về Hệ thống KSNB gồm bốn nội dung: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hoạt động kiểm soát, giám sát hoạt động kiểm soát.

- Về môi trường kiểm soát: môi trường kiểm soát là thành phần đóng vai trò quan trọng trong bốn thành phần của Hệ thống KSNB. Hiệu quả của Hệ thống KSNB luôn phụ thuộc vào quan điểm của người quản lý cao cấp. KTV

phải nhận biết từng nội dung, yếu tố của môi trường kiểm soát được thiết lập và thực hiện theo các phương pháp sau:

+ Cập nhật và đánh giá đúng mức tài liệu và kinh nghiệm của các KTV đã thực hiện trước đó. Bởi vì hệ thống và công việc kiểm soát thường không thay đổi liên tục, thông tin này có thể được cập nhật và được áp dụng phù hợp cho công việc kiểm toán những năm tiếp theo.

+ Tiến hành trao đổi, phỏng vấn người quản lý cấp cao và các nhân viên quản lý của đơn vị được kiểm toán về các nội dung của Hệ thống KSNB. Nội dung trao đổi cần được chuẩn bị chu đáo, có thể dưới dạng các nội dung hoặc bằng câu hỏi trả lời “có”, “không”, hoặc “không sử dụng”. Cần đặc biệt chú ý đến thái độ, tính trung thực và giá trị đạo đức của người quản lý; chính sách về nhân sự; nghiên cứu các tài liệu ghi chép có liên quan đến môi trường kiểm soát. + Quan sát: KTV có thể lựa chọn một số công việc kiểm soát xuyên suốt mọi hoạt động của đơn vị để quan sát thực tế.

- Về hệ thống kế toán: thực hiện nghiêm túc công tác kế toán là một trong những điều kiện phát huy được tác dụng tự kiểm tra của kế toán. Tùy điều kiện cụ thể KTV có thể xem xét, xác định các nghiệp vụ kinh tế này được bắt đầu thế nào, hiện được ghi vào sổ sách kế toán nào và bản chất của chúng là gì, các nghiệp vụ kinh tế được xử lý như thế nào từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành quá trình lập các báo cáo của kế toán. Thông thường việc nghiên cứu này được thực hiện bằng cách theo dõi một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu xuyên suốt hoạt động của khách hàng.

- Về hoạt động kiểm soát: xem xét ba loại hoạt động kiểm soát cơ bản sau: sự cách ly thích hợp về trách nhiệm; sự phân chia quyền lực đúng đắn trong quản lý và hoạt động; bảo quản tài sản, tài liệu, sổ sách và giữ bí mật các thông tin.

- Về giám sát độc lập hoạt động kiểm soát: là sự xem xét lại cẩn thận và liên tục hoặc theo giai đoạn ba nội dung trên của Hệ thống KSNB.

Khi đã có được sự hiểu biết về Hệ thống KSNB của khách hàng từ các bằng chứng thu thập được, KTV tiến hành đánh giá những mặt mạnh, yếu kém, hiệu quả hoạt động và độ tin cậy của Hệ thống KSNB. Các tiếp cận có thể được sử dụng để nhận thức được những yếu kém quan trọng bao gồm: KTV trước hết cần phải biết những hình thức kiểm soát nào đang tồn tại; những hoạt động kiểm soát mấu chốt thiếu hụt; xem xét liệu có những biện pháp bổ sung để bù lại sự thiếu hụt.

3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ KTV của ACA GROUP

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 220 - kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, yêu cầu “cán bộ nhân viên chuyên nghiệp của Công ty kiểm toán phải có kỹ năng và năng lực chuyên môn, phải luôn duy trì, cập nhật và nghiên cứu kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Mặt khác, hiện nay quy mô của ACA GROUP chưa lớn, việc nguồn nhân lực chưa đông đảo dễ ảnh hưởng đến tính đa dạng các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp. Do vậy, trong thời gian sắp tới Công ty nên tiến hành mở rộng quy mô và nguồn nhân lực chính quy, duy trì và phát triển chính sách đào tạo của mình để đảm bảo đào tạo ra những chuyên gia kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về trình độ của KTV, cung cấp những dịch vụ đạt chất lượng tốt nhất và xây dựng, củng cố vị thế của Công ty trên thị trường kiểm toán.

Riêng đối với các KTV của Công ty phải không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp (nhất là tính độc lập của KTV) vì trong nền kinh tế phát triển như ngày nay, yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của KTV trở thành vấn đề được xã hội quan tâm và đánh giá cao. Các KTV luôn phải tự tu dưỡng bản thân và phấn đấu để đạt được trình độ cao.

Đồng thời các KTV cũng phải nhận thức được vai trò to lớn của mình trong công việc, phải cập nhật luật pháp và các kiến thức chuyên môn thường xuyên nhằm đảm bảo cho chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp.

Kết luận

Trong xu thế toàn cầu hoá, tiến trình mở cửa nền kinh tế Việt Nam không chỉ dừng lại ở các giao dịch thương mại hàng hoá mà còn mở rộng sang các phân ngành dịch vụ khác nhau trong đó có dịch vụ kiểm toán. Điều này tạo nên những cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các Công ty kiểm toán ở Việt Nam. Để đứng vững và phát triển thì mỗi Công ty kiểm toán phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, các KTV phải không ngừng trau dồi kiến thức phẩm chất đạo đức.

Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập ở Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính, em đã cố gắng tìm hiểu hoạt động kiểm toán BCTC nói chung và hoạt động kiểm toán Nợ ngắn hạn nói riêng. Quá trình tìm hiểu này đã giúp em đánh giá được kiểm toán Nợ ngắn hạn là một phần hành quan trọng trong kiểm toán tài chính. Kết hợp với những kiến thức được trang bị ở trường Đại học, em đã viết luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán Nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACA GROUP) thực hiện”.

Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng kiểm toán Nợ ngắn hạn do ACA GROUP thực hiện và đã đưa ra được những nhận xét cùng các kiến nghị về công tác kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính.

Mặc dù kiến thức về kiểm toán còn hạn chế nhưng được sự chỉ bảo tận tình của Th.S Trần Mạnh Dũng, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và các Anh, Chị KTV trong ACA GROUP, em đã hoàn thành được luận văn này. Tuy vậy luận văn của em cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót em rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện Vũ Thị Kim Phượng

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Kiểm toán - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – NXB Lao động xã hội 2. Kiểm toán tài chính - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – NXB Tài chính

2006

3. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – PGS>TS Đặng Thị Loan – NXB Thống kê

4. Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam - Bộ Tài chính – NXB Tài chính 5. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam - Bộ Tài chính – NXB Tài

chính

6. Hồ sơ kiểm toán mẫu – ACA GROUP 7. Tạp chí kiểm toán và kế toán.

Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1 Mối quan hệ của rủi ro với bằng chứng kiểm toán phải thu thập……26

Bảng 1.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nợ phải trả người bán………...32

Bảng 1.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản vay……….…..33

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh theo từng loại dịch vụ của Công ty...42

Bảng 2.2 Trích Hợp đồng kiểm toán giữa ACA GROUP và Công ty X……….50

Bảng 2.3 Sai sót tiềm tàng đối với số dư Nợ ngắn hạn……….………..54

Bảng 2.4 Các câu hỏi về thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản phải trả ………….………55

Bảng 2.5 Chương trình kiểm toán Phải trả người bán……….…………56

Bảng 2.6 Chương trình kiểm toán Vay ngắn hạn………60

Bảng 2.7 Trích BCĐKT của Công ty X tại ngày 30 tháng 06 năm 2006………63

Bảng 2.8 Tổng hợp khoản Phải trả người bán…..………...65

Bảng 2.9 Tổng hợp các khoản Phải trả người bán………..66

Bảng 2.10 Biên bản đối chiếu công nợ………68

Bảng 2.11 Tổng hợp khoản Phải trả người bán………...69

Bảng 2.12 Thư xác nhận số dư………..…..71

Bảng 2.13 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh………...72

Một phần của tài liệu 70 Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Kim khí Hà Nội (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w