2. Kiểm toán Nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính
2.2.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán Nợ ngắn hạn là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá độ tin cậy của hệ thống KSNB ở các cấp độ khác nhau KTV có thể quyết định các thử nghiệm kiểm toán sẽ sử dụng cụ thể. Nếu hệ thống KSNB đối với các khoản Nợ ngắn hạn được đánh giá là không cao KTV sẽ thực hiện ngay các trắc nghiệm về độ vững chãi với số lượng lớn. Ngược lại, nếu độ tin cậy của hệ thống KSNB được đánh giá cao thì bằng chứng kiểm toán được thu thập và tích luỹ chủ yếu qua trắc nghiệm đạt yêu cầu kết hợp với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi. Để thực hiện kiểm toán Nợ ngắn hạn, KTV sử dụng các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
* Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện khi hệ thống KSNB đối với các khoản Nợ ngắn hạn được đánh giá là có hiệu lực. Thử nghiệm kiểm soát có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 (VSA 500) - Bằng chứng kiểm toán: “thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB”. Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện càng nhiều thì thử nghiệm cơ bản được thực hiện càng ít do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí kiểm toán.
KSNB về nợ phải trả người bán: để nghiên cứu về KSNB đối với chỉ tiêu phải trả người bán thì phải gắn với KSNB trong chu trình mua hàng và thanh toán. Doanh nghiệp thường mở sổ chi tiết theo dõi theo từng đối tượng đối với công nợ phải trả. Để tăng cường KSNB đối với việc thu nợ, nhiều nhà cung cấp có thực hiện thủ tục là hàng tháng gửi cho khách hàng một bảng kê các hoá đơn
đã thực hiện trong tháng. Ngay khi nhận được bảng kê này kế toán đơn vị phải tiến hành đối chiếu với sổ chi tiết để so sánh sự sai lệch (nếu có) và sữa chữa hay thông báo với người bán. Doanh nghiệp chỉ thanh toán tiền hàng khi thấy có đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ.
KSNB đối với các khoản nợ vay: chủ yếu là thực hiện nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn. Đối với khoản vay lớn thì cần phải có sự chấp thuận của hội đồng quản trị hoặc người được uỷ quyền. Khi đó, người phụ trách tài chính phải báo cáo về kế hoạch vay, trong đó có giải trình về nhu cầu hiệu quả của khoản vay, phương án trả nợ… các khoản vay phải được theo dõi trên sổ chi tiết mở theo từng chủ nợ và theo từng khoản vay. Hàng tháng số liệu này phải được đối chiếu với sổ Cái và định kỳ đối chiếu với chủ nợ. Còn những khoản vay nhỏ mang tính chất tạm thời BGĐ có thể quyết định theo chính sách của đơn vị.
Thử nghiệm kiểm soát mà KTV áp dụng với Nợ ngắn hạn đó là:
- Căn cứ các nhật ký liên quan để kiểm tra việc ghi chép trên sổ Cái Nợ ngắn hạn: mục đích của việc này là xem xét tính có thực của các nghiệp vụ đã được ghi chép trên sổ Cái bằng cách đối chiếu chúng với các nhật ký liên quan. Thử nghiệm này thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ trển sổ Cái Nợ ngắn hạn và kiểm tra ngược lại đến nhật ký liên quan và công việc này có được thực hiện trước ngày kết thúc niên độ.
- Kiểm tra các chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chi tiết nhằm mục đích xem việc thực hiện các thủ tục kiểm toán có đầy đủ và hữu hiệu đối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán hay không.
* Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản là việc kiểm tra được thực hiện để thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan tới BCTC nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu trên BCTC. Thử nghiệm cơ bản được tiến hành thông qua các thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Để nhận định các vấn đề về khả năng sai sót có thể có đối với số dư các tài khoản và tổng số phát sinh, trắc nghiệm phân tích là căn cứ quan trọng để xác định các trắc nghiệm số dư.
+ Đối với khoản phải trả ngướn bán: khi thực hiện thủ tục phân tích KTV thường sử dụng các thủ tục cơ bản sau đây:
- So sánh đối chiếu chi phí mua hàng trong kỳ với chi phí mua hàng kỳ trước để xem xét tính hợp lý và phát hiện những biến động bất thường.
- Phân tích xu hướng và kiểm tra tính hợp lệ của các yếu tố chi phí giữa các kỳ kế toán.
- Phân tích tỷ lệ chi phí mua hàng từng tháng với nợ phải trả được ghi nhận trong từng tháng hoặc với khoản thanh toán thực tế đã trả trong tháng. - Phân tích biến động số dư nợ phải trả người bán với niên độ trước. + Đối với các khoản nợ vay: KTV tiến hành:
- So sánh số dư nợ vay cuối năm và đầu năm.
- So sánh chi phí lãi vay với số ước tính của KTV (căn cứ vào số sư nợ vay bình quân và lãi suất bình quân).
- So sánh chi phí lãi vay năm nay với các năm trước.
- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết:
Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay nghiệp vụ.
Kiểm tra chi tiết được xem là thủ tục kiểm toán đem lại bằng chứng có độ tin cậy cao nhất và không thể thiếu được trong mọi cuộc kiểm toán.
Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nợ phải trả người bán và thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản vay được thể hiện như sau:
Bảng 1.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nợ phải trả người bán
Tính hợp lý chung
Số dư nợ phải trả người bán và các số dư trong sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả, các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí liên quan đều hợp lý.
- So sánh chi phí mua hàng năm nay với chi phí mua hàng năm trước.
- Xem xét các khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản bất hợp lý.
- Đối chiếu các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết với từng nhà cung cấp của năm nay với các năm trước để phát hiện những biến động bất thường.
Các mục tiêu đặc thù
Các khoản phải trả trong danh sách (bảng kê) thống nhất với sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả. Số tổng cộng được cộng dồn đúng và thống nhất với sổ cái tổng hợp.
- Cộng tổng danh sách (bảng kê) của các khoản phải trả. - Đối chiếu số tổng cộng với sổ cái tổng hợp.
- Đối chiếu các hoá đơn của từng người bán với sổ hạch toán chi tiết nhằm kiểm tra tên người bán và số tiền.
Các khoản phải trả trong sổ hạch toán
chi tiết phải có căn cứ hợp lý. - Đối chiếu danh sách các khoản phải trả với các hoá đơn và bảng kê (nếu có) của người bán. - Lấy xác nhận các khoản phải trả lớn và bất thường. Các khoản phải trả hiện có đều ở
trong danh sách (bảng kê) các khoản phải trả .
- Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả quá hạn.
Các khoản phải trả trong danh sách
(bảng kê) được đánh giá đúng đắn. - Thực hiện các thủ tục tương tự như đối với các khoản nợ quá hạn và đối với tính có căn cứ hợp lý. Các khoản phải trả trong danh sách
được phân loại đúng đắn. - Kiểm tra sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả. Việc phản ánh nợ phải trả người bán
trong chu kỳ mua hàng và thanh toán được vào sổ đúng kỳ.
- Thực hiện việc kiểm tra công nợ.
- Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình hàng tồn kho, xem xét hồ sơ mua hàng đi đường.
Tài khoản phải trả người bán trong chu trình mua hàng và thanh toán được trình bày đúng đắn.
- Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ phải trả người bán, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn được tách riêng
Bảng 1.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản vay
Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết số dư các khoản vay Tính hợp lý chung
Các khoản vốn vay, lãi tính dồn phải trả và chi phí lãi vay đều hợp lý.
- So sánh các khoản và riêng biệt còn hiệu lực (thời hạn vay) với niên độ trước.
- Tính lại phí tổn lãi vay dựa trên lãi suất trung bình và số tiền vay phải trả hàng tháng.
- So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi tính dồn phải trả và phí tổn lãi vay để thấy tính hợp lý của chúng.
Các mục tiêu đặc thù
Các khoản vốn vay phải trả hiện có đều được phản ánh đầy đủ trên bảng kê tiền vay.
- Kiểm tra các khoản tiền vay đã thanh toán và chưa thanh toán tính đến ngày lập bảng khai tài chính để xác định xem có khoản phải trả nào chưa được ghi sổ kế toán hoặc ghi không chính xác số tiền, phát hiện những trường hợp ghi trùng hay bỏ sót.
- Phân tích chi phí lãi vay để phát hiện các khoản thanh toán tiền vay hoặc lãi vay không có thật.
chúng không còn được sử dụng và chúng đang được lưu giữ trong hồ sơ của doanh nghiệp.
- Thu thập biên bản xác nhận của ngân hàng và của chủ vốn vay, đối chiếu cụ thể từng khoản vay trước đây và hiện đã thanh toán hoặc không được liệt kê vào bảng liệt kê tiền vay. Việc này xác định số dư bằng 0 trong tài khoản tiền vay.
- Xem xét lại các biên bản họp của BGĐ, hội đồng quản trị về các khoản vay đã được phê chuẩn nhưng chưa được vào sổ.
Tính hiệu lực của số liệu hạch toán trên khoản mục vốn vay.
- Tổng cộng các khoản tiền vay, lãi tính dồn phải trả trên sổ kế toán tiền vay, đối chiếu với số lượng tương ứng trên bảng liệt kê tiền vay và lãi tính dồn phải trả.
- Đối chiếu các số tổng cộng trên các sổ chi tiết tiền cay với sổ cái tổng hơp tài khoản tiền vay, đối chiếu số liệu trên sổ cái với khoản mục tiền vay trên BCĐKT.
- Đối chiếu chứng từ của các khoản vay phải trả với các sổ chi tiết tiền vay của từng đối tượng cho vay.
Các khoản vốn vay trên bảng liệt kê đều có căn cứ hợp lý.
- Xác nhận các khoản vay phải trả.
- Kiểm tra sự phê duyệt các thủ tục xin vay và các khế ước vay. Các khoản vốn vay được
hạch toán đúng kỳ và kịp thời
- Kiểm tra, đối chiếu ngày phát sinh nghiệp vụ vay và thanh toán trên chứng từ với ngày ghi sổ kế toán.
Các khoản vốn vay trên bảng liệt kê đều được phân loại đúng đắn.
- Kiểm tra thời hạn vay, ngày đến hạn trả của từng khoản để xác định tính đúng đắn của việc hạch toán các khoản vay đó vào tài khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, vay dài hạn.
- Kiểm tra việc sử dụng tiền vay theo mục đích đã cam kết, bằng cách xem xét thực tế sử dụng tiền vay đối chiếu với cam kết trên hợp đồng hoặc khế ước vay.
Các khoản tiền vay, lãi vay được tính toán đúng đắn
- Kiểm tra vốn vay gốc và tỷ lệ lãi vay trên các khế ước vay và bảng liệt kê tiền vay.
- Xác nhận các khoản vay, thời hạn vay và các khoản tiền lãi đã thanh toán.
- Kiểm tra việc quy đổi các khoản vay bằng ngoại tệ và lãi phải trả bằng ngoại tệ theo tỷ giá ngoại tệ được ngân hàng Nhà nước công bố tại từng thời điểm.
- Tính lại tiền lãi tính dồn và so sánh với tiền lãi tính dồn đã hạch toán và ghi trên bảng liệt kê tiền vay.
Các khoản vốn vay, lãi tiền vay tính dồn phải trả, phí tổn lãi tiền vay được công khai đúng.
- Kiểm tra các hợp đồng, khế ước vay và các thủ tục vay theo trình tự và quy định về tín dụng ngân hàng.
- Kiểm tra các bảng xác nhận về tiền vay của các chủ vốn vay và các thông tin chi tiết liên quan.
- Kiểm tra sự công khai đúng đắn của các tài sản ngoài niên hạn, các thành phần liên quan, các tài sản cầm cố như vật thế chấp cho các khoản vay và các khoản hạn chế rút ra từ chứng từ về nợ phải trả.