Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 87 - 89)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Giải pháp về thị trường

So với nhiều mặt hàng nông sản khác việc được mùa rớt giá, thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên thì cao su hoàn toàn ngược lại, không mất mùa, thị trường tiêu thụ ổn định, năng suất và sản lượng đảm bảo. Qua điều tra các hộ chúng tôi cũng nhận thấy rằng nông dân không có sự khó khăn nào trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình, sự khó khăn chắc chắc cũng chỉ là từ giao thông và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan đã tạo ra thị trường tiêu thụ ở đây những tồn tại và hạn chế cơ bản. Do vậy cần những giải pháp cụ thể như sau:

+ Yếu tố thông tin thị trường như: thông tin về giá, chất lượng sản phẩm hay như nơi tiêu thụ không được các cơ quan và chính quyền địa phương quan tâm nên thường xảy ra hiện tượng ép giá, làm việc giảm giá xảy ra thường xuyên. Tại huyện Nam Đông theo sự điều tra của tôi thấy rằng khoảng 4 đến 5 giờ sáng, các tư thương

tập trung nhau lại xem xét giá mủ khô tại Nhà máy Nam Đông, Quảng Trị để đề ra giá thu mua trong ngày. Sau khi bàn bạc xong và thống nhất giá ông chủ lớn phát tiền cho các tư thương đổ về các ngã để mua mủ cao su. Vì vậy để tránh những tình trạng trên, chính quyền các xã thậm chí là huyện phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân bằng nhiều cách thức khác nhau như: thông báo qua các bản tin của đài phát thanh huyện, bản tin ở xã một cách định kỳ và vào những giờ nhất định để người dân kịp tời nắm bắt các thông tin về thị trường liên quan, từ đó đưa ra các quyết định, các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất.

+ Các nhà máy nên kết hợp với các cơ quan ban ngành xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng ổn định từ người sản xuất đến nhà máy để tránh hiện tượng chỉ có tư thương độc quyền mua của dân, nhà máy chỉ thích mua của tư thương gây nên tình trạng nhà máy không mặn mà với việc mua trực tiếp từ hộ dân (ở Phong Điền) như thời gian qua.

+ Các hộ dân cũng nên thành lập HTX, hội, nhóm thu mua để bán trực tiếp cho nhà máy không thông qua tư thương nhằm giảm mọi chi phí và biên thị trường xuống mức thấp nhất.

+ Ngoài các nhà máy CBCS ở Thừa Thiên Huế, cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào thu mua, chế biến để tạo thuận lợi hơn nữa cho người sản xuất cũng như tạo ra sự cạnh tranh về giá thu mua.

Tóm lại, việc đề ra các giải pháp chủ yếu để phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xuất phát từ những vấn đề vướng mắc thực tế mà chúng tôi đã tìm hiểu được qua quá trình điều tra. Tuy nhiên, để áp dụng những biện pháp trên cần phải có một quá trình nghiên cứu cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan dựa vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà chúng ta áp dụng, nhằm tạo được kết quả tốt hơn trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w