4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tôi đã tiến hành điều tra 3 xã trên địa bàn 3 huyện: xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, xã Hương Hòa huyện Nam Đông và xã Hương Bình huyện Hương Trà. Không phải ngẫu nhiên khi chúng tôi chọn 3 xã trên vì trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có rất nhiều huyện đang trồng cao su nhưng thật sự cao su đã đi vào khai thác và khai thác nhiều thì chỉ có 3 xã nói trên. Tại mỗi xã tiến hành điều tra 30 hộ đang sản xuất cao su hàng hóa. Năng lực của các hộ điều tra được thể hiện như sau:
Bảng 2.7: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Toàn tỉnh Phong Mỹ Hương Hòa Hương Bình
1. Số hộ điều tra Người 90 30 30 30
2. Độ tuổi trung bình Tuổi 50 47 52 52
4.Trình độ văn hóa Lớp 6,9 6,7 5,9 8,2
5. Diện tích Nông nghiệp Ha 2,1 2,8 1,3 2,3
Diện tích cao su Ha 1,15 1,6 0,7 1,153
Diện tích khác Ha 0,9 1,0 0,6 1,1
6. Dụng cụ sản xuất 1000đ 1.554 2.229 913 1.521
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009
Qua bảng số liệu ta thấy rằng độ tuổi của các chủ hộ khá cao, bình quân toàn tỉnh là 50 tuổi, trong đó Phong Mỹ 47 tuổi, Hương Hòa 52 tuổi và Hương Bình 52 tuổi. Đây là độ tuổi khá cao cộng với trình độ học vấn thấp, sống những vùng miền núi, mức độ áp dụng tiến khoa học kỹ thuật, truyền bá kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế. Đối với việc sản xuất cao su, lực lượng lao động là vấn đề quan trọng, không cần nhiều nhưng phải có chất lượng. Qua điều tra, lao động chủ yếu là tận dụng lao động gia đình, trình độ lao động hiện nay chỉ đáp ứng được lao động chân tay dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu, trong khi việc trang bị kiến thức khoa học còn hạn chế. Diện tích cao su bình quân mỗi hộ gia đình toàn tỉnh là 1,15ha trong đó Phong Mỹ là 1,6ha; Hương Hoà 0,7ha và Hương Bình là 1,153ha. Đây là diện tích phù hợp để phát huy được hiệu quả vì theo khuyến cáo của Tổng công ty Cao su: mỗi hộ gia đình nên trồng từ 1 ha trở lên thì việc áp dụng quy trình kỹ thuật sẽ dễ dàng và phát huy được hiệu quả. Công dụng cụ sản xuất phục vụ cho trồng và sản xuất cao su chủ yếu là quốc, vét, bình bơm thuốc, cày... và đến thời kỳ khai thác có thêm dao cạo mủ và chén hứng mủ.
2.3.2. Quy mô, cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra
Cao su được trồng ở Thừa Thiên Huế chủ yếu ở những vùng miền núi của các huyện như Phong Điền, Hương Trà và Nam Đông. Những năm đầu đưa vào trồng và chăm sóc, cao su chưa thực sự là sự lựa chọn của các hộ nông dân, sự dè dặt, hoài nghi nên việc trồng trong chương trình 327/CT chỉ mang tính thử nghiệm ban đầu và diện tích không lớn. Điều đó dẫn đến diện tích bình quân/hộ dưới 1,09 ha chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng các hộ điều tra (53 hộ trong 90 hộ điều tra). Đây là quy mô vừa phải phù hợp với trình độ và năng lực sản xuất của các hộ lúc bấy giờ, trong đó Hương Hòa 27 hộ, Phong Mỹ 11 hộ và Hương Bình 15 hộ. Có sự chênh lệch ở những
nhóm hộ ở các xã điều tra là vì ở Nam Đông cây cao su bây giờ đã là một trào lưu phát triển kinh tế nên diện tích khá đồng đều ở các nhóm hộ. Trong khi ở các xã điều tra khác các nhóm hộ cũng có xu hướng giảm dần theo quy mô diện tích
Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra Quy mô
diện tích
Toàn tỉnh Hương Hòa Phong Mỹ Hương Bình
Số hộ (hộ) Diện tích bình quân (ha) Số hộ (hộ) Diện tích bình quân (ha) Số hộ (hộ) Diện tích bình quân (ha) Số hộ (hộ) Diện tích bình quân (ha) <1.095 53 0,66 27 0,57 11 0,82 15 0,72 1,095 – 1,88 23 1,.46 1 1,35 10 1,51 12 1,62 1,88 – 2,66 9 2,14 2 2,33 5 2,08 2 2,08 >2,66 5 3,13 0 0,00 4 3,25 1 2,68 Bình quân chung 1,15 30 0,71 30 1.59 30 1,15
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Trong cơ cấu diện tích của từng hộ gia đình trên toàn tỉnh ta thấy tỷ lệ diện tích cao su so với diện tích còn lại tương đối đồng đều, ngoài diện tích cao su có tính chất tập trung thì những diện tích còn lại chủ yếu là đất vườn, đất trồng lúa và một số hoa màu khác. Diện tích này khá manh mún, nhỏ lẻ không tập trung nên việc chuyển đổi sang một số cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn như cao su, tràm, keo... khó thực hiện được.
2.3.3. Tình hình đầu tư cho 1 ha cao su
2.3.3.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản
Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Bài toán làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa doanh thu đang có vô vàn lời giải và mỗi đáp số lại phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh, năng lực... khác nhau. Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su thì chi phí được phân bố thành 2 giai đoạn: giai đoạn KTCB và giai đoạn kinh doanh. Thông thường theo đúng chu trình với mức đầu tư theo định mức thì thời gian KTCB kéo dài 7 năm. Thời điểm này số lượng cây đủ tuổi thành thục theo tiêu chuẩn là trên 70% có thể cho
khai thác mủ, nhưng với mức đầu tư không đạt như yêu cầu nên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải đến năm thứ 8, hoặc những vùng như Phong Mỹ thì tới năm thứ 9 hoặc thứ 10 mới đủ điều kiện đưa vào khai thác.
Ở thời kỳ KTCB, chi phí ban đầu chủ yếu là dọn thực bì, lan lấp mặt bằng, chi phí đào hố, cây giống, phân bón lót và công lao động. Vào thời kỳ kinh doanh thì chi phí chủ yếu là phân bón thúc NPK 16:16:8 được bón phân bố đều qua các năm và công lao động hao phí phục vụ cho công tác đó.
Để có cái nhìn tổng thể về việc phân bố chi phí đầu tư trong thời kỳ KTCB được phản ánh qua bảng 2.9 như sau.
Vào năm thứ nhất (N.1) chi phí chủ yếu là công lao động trồng mới và chăm sóc cây mới trồng. Chi phí phân bón lót với phân vi sinh 146.000đ/ha, phân lân nung chảy 486.000đ/ha, phân chuồng 476.000đ/ha. Đây là giai đoạn khá quan trọng vì cây cao su bắt đầu có sự thích nghi với môi trường sống mới, ngoài những yếu tố dinh dưỡng được bón trong đầu tư ban đầu thì ngay năm này đã bón phân NPK tỷ lệ 16:16:8 với mức chi phí bình quân là 1.070.000đ/ha. Công lao động chủ yếu là lao động gia đình với mức đầu tư trung bình chủ yếu là 717.000đ/ha cao hơn nhiều so với 345.000đ/ha của lao động thuê ngoài vì cao su được trồng chủ yếu ở những vùng nông thôn, lực lượng lao động trong gia đình là nguồn lao động chính. Đây là giai đoạn đất mới lại được cung cấp dinh dưỡng trong đất nên đầu tư thuốc BVTV nhằm loại bỏ cỏ và một số sâu bệnh rất được quan tâm, với mức đầu tư bình quân 163.000đ/ha. Công cụ dụng cụ được phân bổ đều qua các năm, chủ yếu là cuốc, bình bơm thuốc, vét... với chi phí phân bổ bình quân 127.000đ/ha.
Bảng 2.9: Chi phí sản xuất 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu N.1 N.2 N.3 N.4 N.5 N.6 N.7 N.8 Tổng
I. Nhân công gia đình 3.332 717 614 702 702 702 1229 3.549 15.441
II. Chi phí trung gian IC 5.460 4.826 1.474 337 337 337 3438 6.457 27.909
1. Nhân công thuê 1.513 345 326 337 337 337 3.438 6.457 27.909
2. Phân hữu cơ bón lót 476 476
3. Phân lân nung chảy 486 486
4. Phân vi sinh 146 146 5. Phân NPK 1.070 970 938 - - - 2.845 4.394 17.647 6. Cây giống 1.190 1.191 7. Giống dặm 85 85 8. Thuốc BVTV 163 101 821 346 9. Công cụ lao động 127 127 127 127 127 127 127 317 1.650
Trong hai năm tiếp theo, năm thứ 2 (N.2) và năm thứ 3 (N.3), lúc này cây cao su đã ổn định, các cây con không được thích nghi đã được thay thế giống dặm với chi phí khoảng 85.000đ/ha, chi phí phân bón NPK khá đồng đều với 970.000đ (N.1) đến 938.000đ (N.3). Thời điểm này cây cao su đã lớn, công tác chăm sóc chủ yếu là tiêu hao lao động cho việc làm cỏ, bón phân và các công việc liên quan khác.
Từ năm thứ 4 (N.4) đến năm thứ 6 (N.6) do chương trình 327/CT kết thúc, không còn sự đầu tư, hỗ trợ của chương trình nên một số hộ nông dân ở các vùng đã bỏ mặc không chăm sóc, phó thác cho trời đất. Tuy vậy vẫn còn một số hộ nhìn nhận được tính ưu việt của cao su, vẫn tiếp tục duy trì và chăm sóc bình thường. Trong 3 năm, mặc dù không còn sự hỗ trợ, nhưng chính quyền địa phương cũng như các cơ quan ban ngành khuyên bà con vẫn tiếp tục chăm sóc cao su để tìm hướng đi mới. Giai đoạn này chi phí đầu tư chủ yếu là lao động làm cỏ và các công việc khác chứ phân bón không được quan tâm.
Đến năm thứ 7 (N.7), là thời quan trọng nhất trong giai đoạn KTCB, lúc này chi phí phân bón cần đầu tư tăng lên để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn khai thác cho những năm tiếp theo. Riêng ở Thừa Thiên Huế do có thời gian gián đoạn không đầu tư cũng như mức độ đầu tư không đảm bảo yêu cầu nên thời gian KTCB thường kéo dài hơn so với một số vùng trồng cao su khác. Một số hộ ở Hương Hòa, Phong Mỹ thì đây là giai đoạn chuẩn bị cho công việc khai thác vào năm thứ 8 nên chi phí phân bón NPK tăng lên 2.845.000đ/ha. Cao su đã khai thác nhỏ lẻ vào thời điểm này ở một số hộ nhưng mức độ không lớn. Từ những lý do trên đã đẩy chi phí cho lao động tăng với 1.129000đ/ha lao động gia đình và 467.000đ/ha lao động thuê ngoài.
Riêng năm thứ 8 (N.8) là giai đoạn đỉnh điểm, là thời gian phần lớn các hộ tập trung đầu tư, cung cấp dinh dưỡng để cây cao su đạt được điều kiện khai thác tốt nhất vào năm thứ 9 (N.9). Qua điều tra thấy rằng các hộ nông dân tập trung chủ yếu chi phí cho phân bón tăng gấp nhiều lần so với những năm khác để cao su đạt những tiêu chuẩn khai thác cho năm tiếp theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã nêu ở chương 1. Với mức đầu chi phân bón bình quân 1 ha là 4.394.000đ, tăng hơn rất nhiều so với những năm trước đó nên đã đẩy tổng mức đầu tư năm thứ 8 là 10.006 triệu đồng.
Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy rằng công tác đầu tư chăm sóc cao su được phân bổ đều trong thời gian KTCB, đây là quá trình kéo dài, hơn nữa cây cao su cũng như các cây kinh tế khác đều có mối liên hệ giữa công tác kỹ thuật đúng cách và hiệu quả kinh tế sau này. Qua thực tế điều tra, một thực trạng là các hộ dân ít quan tâm đến công tác đầu tư chăm sóc vì cao su đến với họ là một sự tình cờ hi hữu. Ngược lại vẫn có một số hộ hiện đang là giai đoạn KTCB nhưng lại đầu tư khá bài bản, đúng cách, mặc dù chỉ mới 4 năm nhưng tỷ lệ cây có thể khai thác được đã đạt đến 30%. Điều này chứng tỏ trồng và chăm sóc đúng cách thì cao su thật sự mang lại hiệu quả và có tính bền vững lâu dài.
Đầu tư chi phí cho việc trồng và chăm sóc cao su mặc dù thời gian kéo dài, phải tiêu tốn nhiều công sức, gặp nhiều bất lợi do các yếu tố khắc nhiệt của khí hậu thời tiết nhưng những hộ trồng cao su trên địa bàn tỉnh thừa Thiên Huế đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, chăm sóc. So với định mức chung của Tổng công ty cao su Việt Nam thì mức độ đầu tư 43,35 triệu của tỉnh so với 78 triệu được phân bổ đều trong 7 năm là rất thấp. Để có sự nhìn nhận và so sánh giữa các xã điều tra về việc phân bổ chi phí đầu tư trên địa bàn tỉnh ta xem xét bảng 2.10
Bảng 2.10: Tổng chi phí đầu tư 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Toàn tỉnh Xã Phong Mỹ Xã Hương Hòa Xã Hương Bình
I. Nhân công gia đình 15.441 17.263 18.099 11.103
II. Chi phí trung gian 27.909 27.882 33.097 27.488
1. Nhân công thuê 5.796 4.734 11.008 5.803
2. Phân bón lót 1.108 1.116 1.081 1.110
3. Phân lân NPK 17.647 19.897 17.342 17.606
4. Cây giống 1.191 1.276 1.110 1.110
5. Thuốc BVTV 346 204 515 280
6. Công cụ lao động 1.650 525 1.893 1.485
Tổng đầu tư (I+II) 43.350 45.085 51.196 38.591
Nguồn: Số liệu điều tra.
Trong 3 xã, Hương Hòa là xã có ttổng mức đầu tư lớn nhất, bình quân 1 ha đầu tư hết 51,19 triệu đồng. Trong khi đó Phong Mỹ là 45,08 triệu đồng và Hương Bình là thấp nhất chỉ có 38,59 triệu đồng.
Xét cơ cấu đầu tư, đầu tư phân bón và công lao động là 2 khoản đầu tư lớn nhất chiếm 92% ttổng chi phí. Trong đó lao động (lao động gia đình và lao động thuê ngoài) chiếm 48%, chi phân bón khoảng 42%.
Tuy nhiên, giữa các xã khác nhau, chi phí đầu tư cũng khác nhau. Hương hòa là xã có chi phí về nhân công lớn nhất (xét về số tuyệt đối) bình quân 1 ha đầu tư hết 29 triệu chiếm 56,8% tổng chi phí. Trong khi đó Hương Bình chỉ hết khoảng 16 triệu chiếm 41% tổng chi phí.
Về chi phí phân bón, Phong Mỹ lại là xã đầu tư nhiều phân bón hơn 2 xã kia, bình quân 1 ha cao su đầu tư đến 21 triệu, trong khi đó 2 xã còn lại chỉ đầu tư ở mức 18 triệu đến 19 triệu. Tổng mức đầu tư tại Hương Hòa là lớn nhất 51,196 triệu so với Phong Mỹ (45,085 triệu), Hương Bình (38,591 triệu), trong khi bình quân chung cả tỉnh chỉ 43,350 triệu. Có sự khác biệt như vậy là vì tại Nam Đông các hộ nông dân được các bộ kỹ thuật của nhà máy cao su Nam Đông thường xuyên xuống địa bàn hỗ trợ kiến thức kỹ thuật, tuyên truyền phổ biến kiến thức quy trình trồng và chăm sóc cao su cho các hộ nông dân. Tại Phong Điền có tổ hỗ trợ kỹ thuật cao su do chị Thoan tổ trưởng thường xuyên có mặt tại các địa bàn trồng cao su để phổ biến, hỗ trợ cho bà con về giống, chăm sóc, tư vấn phòng trừ sâu bệnh nên các vùng này nhìn chung có sự đầu tư bài bản hơn các cùng khác.
Nhìn vào bằng 2.10 thấy rằng, trong 8 năm đầu tư cho cao su, mỗi ha tiêu tốn bình quân khoảng 43,35 triệu, đây là chi phí khá lớn, điều đó khó thực hiện được khi nông dân là những hộ nghèo cần sự quan tâm, hỗ trợ của toàn xã hội. Vậy nên để đầu tư cao su và đầu tư có hiệu quả cần được sự quan tâm của Nhà nước và các ban ngành liên quan tạo điều kiện tốt nhất để nông dân mạnh dạn đầu tư cho cây cao su vì cây cao su là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất.
2.3.3.2. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh
Bảng 2.11: Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh
ĐVT: 1000 đ.
Chỉ tiêu Năm 9 Năm 10 Năm 11
Toàn tỉnh
1. Chi phí trung gian 6.301 4.438 3.680
- Phân bón 3.325 3.312 1.949 - Thuê lao động 1.483 1.126 1.731 - BVTV 1.493 - - 2. Lao động gia đình 4.656 5.121 5.634