HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

1.6. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, căn cứ trên những số liệu thu thập được tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu như sau:

- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output):

Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm,

- Tổng chi phí sản xuất (TC)

Là toàn bộ các hao phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ sản xuất,

- Chi phí trung gian (IC): Là phần cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm: chi phí vật chất và chi phí thuê ngoài,

- Giá trị gia tăng (VA - Value Added)

Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Trong đó VA được tính như sau

+ Theo phương pháp sản xuất : VA = GO - IC + Theo phương pháp phân phối: VA = C1 + V +m

Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.

Lợi nhuận/ chi phí: đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng thu được trong quá trình sản xuất. Nó phản ánh năng lực của người sản xuất cũng như kết quả thu được.

Tỷ suất hàng hóa của sản phẩm: Là tỷ số giữa giá trị sản phẩm hàng hóa với tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong năm.

Tỷ suất hàng hóa của hộ: Là tỷ số giữa sản phẩm hàng hóa nghiên cứu với tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ sản xuất ra trong một chu kỳ.

Giá trị hiện tại thuần (NPV) là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. NPV được tính theo công thức sau. [14].

Trong đó:

t - thời gian tính dòng tiền n - tổng thời gian thực hiện r - tỉ lệ chiết khấu

Ct - dòng tiền thuần tại thời gian t C0 - chi phí ban đầu để thực hiện dự án

Thời gian thu hồi vốn hoạt động: Là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của dự án bù đắp được các khoản chi phí bằng tiền (IC).

Thời gian thu hồi vốn đầu tư: Là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của dự án bù đắp được các khoản chi phí đầu tư(TC).

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ được xác định bằng việc tìm ra một tỷ lệ lãi suất mà tại đó NPV (giá trị hiện tại của những dòng tiền tương tai) bằng với chi phí đầu tư.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ lệ lãi suất mong đợi của một dự án đầu tư. Nếu IRR vượt quá chi phí vốn được sử dụng để tài trợ cho dự án thì sẽ có một phần thặng dư còn lại sau khi hoàn vốn.

CHƯƠNG II:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự nhiên 5.053,99 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 1.105,5 nghìn người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và Thành phố Huế với 152 xã, phường, thị trấn [44].

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với nước bạn Lào [44].

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

2.1.1.2. Địa hình

Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại. Xét về vị trí, địa hình hiện tại, lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã- Hải Vân xuất hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, đồi gò và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông, trong đó khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ [44].

- Địa hình khu vực núi trung bình

Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh. Độ cao dao động từ 750m đến gần 1.800m. Đây là kiến trúc núi đồ sộ, tận cùng và được nâng cao của dãy Trường Sơn Bắc. Lãnh thổ núi trung bình là nơi phân bố đá cứng macma hoặc đá trầm tích biến chất cổ bị nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo chia cắt thành khối tảng và bị chuyển động nâng tân kiến tạo mạnh hơn các khu vực khác, Thuộc vào khu vực địa hình núi trung bình bao gồm vùng núi trung bình Tây A Lưới, vùng núi trung bình động Ngại, vùng núi trung bình Đông A Lưới - Nam Đông và vùng núi trung bình Bạch Mã - Hải Vân.

- Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi

Núi thấp phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh. Vùng này rất thích hợp cho phát triển kinh tế vườn rừng nói chung và sản xuất cao su hàng hóa nói riêng.

- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: Đồng bằng duyên hải là lãnh thổ tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15 - 10m trở xuống, kể cả các trảng cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của tỉnh.

- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế, tiếp nối sau đồng bằng duyên hải, lần lượt gặp đầm phá, sau đó là cồn đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ. Ranh giới phía ngoài vùng biển ven bờ qui ước là 12 hải lý (tương đương 22,224km). Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thái và vị trí phân bố, nhưng lại có quan hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành toàn bộ hệ thống lãnh thổ này. Do vậy, có thể xem lãnh thổ bao gồm đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển ven bờ thuộc cùng một địa hệ và được gọi là đới ven bờ [44].

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Chế độ khí hậu Thừa Thiên Huế diễn biến rất phức tạp theo thời gian và không gian. Do vậy trước hết cần đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, biến đổi chế độ khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp từ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa 2 miền Bắc và Nam. Do vị trí, đặc điểm của địa hình nên khí hậu của Thừa Thiên Huế mang sắc thái riêng và xếp vào khí hậu Đông Trường sơn có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt: mùa hè thì khô nóng, mùa đông thì mưa nhiều và ẩm thấp.

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi

núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, Động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại dư ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

- Thuận lợi

+ Nhiệt độ trung bình các tháng cao phần lớn đều trên 20oC, nhiệt độ trung bình trên năm là 24,6oC. Đây là nhiệt độ rất thích hợp cho cây trồng phát triển.

+ Lượng mưa tương đối lớn, cho phép kéo dài vụ canh tác, thuận lợi cho thảm thực vật rừng phát triển, đảm bảo nguồn nước đáng kể cho các loại cây trồng và vật nuôi.

+ Do có nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ngày đêm lớn (7oC), số giờ nắng trong năm nhiều (1,752 giờ) nên chế độ khí hậu rất thích hợp với một số cây trồng có giá trị hàng hoá như cây lạc, đậu, hồ tiêu cây ăn quả... đặc biệt là cây cao su.

- Khó khăn

+ Trong năm có một số tháng khô hạn, khắc nghiệt như tháng 6 đến tháng 8, lúc này lượng mưa nhỏ, lượng bốc hơi cao, độ ẩm thấp. Tháng 6 đến tháng 8 thường có gió khô nóng tây nam gây khô hạn, dễ gây cháy rừng, cây trồng kém phát triển.

+ Lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 9 đến tháng 12, mưa kéo dài gây ngập úng, lũ lụt. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô lạnh, gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

như: xây dựng hệ thống thuỷ lợi kênh mương đảm bảo cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô và tiêu nước trong mùa mưa, có cơ cấu mùa vụ cây trồng thích hợp, tăng độ che của thảm thực vật.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008

Loại đất Diện tích và cơ cấu

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 506.527,91 100,00

I. Đất nông nghiệp 349.812,55 69,06

1. Đất sản xuất nông nghiệp 53,89 10,64

- Đất trồng cây hàng năm 42.199,79 8,32

- Đất trồng cây lâu năm 11.769,55 2,32

Trong đó diện tích trồng cao su 7.885,00

2 .Đất lâm nghiệp 290.622,92 57,38 - Rừng sản xuất 117.358,34 12,17 - Rừng phòng hộ 108.626,60 21,45 - Rừng đặc dụng 64.637,98 12,76 3. Đất nuôi trồng thủy sản 5.222,33 1,03 4. Đất nông nghiệp khác 77,79 0,02

II. Đất phi nông nghiệp 77.488,37 15,30

IV. Đất chưa sử dụng 79.226,99 15,64

1. Đất bằng chưa sử dụng 15.315,58 3,02

2. Đất đồi núi chưa sử dụng 62.622,74 12,36

3. Đá núi không có rừng cây 1.288,67 0,25

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008

Đất đai là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, không có đất thì không có ngành sản xuât nông nghiệp, đất đai là căn cứ xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý.

Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất nông nghiệp khá lớn chiếm tới 69,06% trong tổng 506.527,91 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp 10% và đất lâm nghiệp 57,38%. Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng do Nhà nước quản lý (rừng phòng

hộ, rừng đặc dụng) còn lại 117.358,34 ha rừng sản xuất chủ yếu là các lâm trường và rừng đã giao khoán cho các hộ dân quản lý. Trong cơ cấu đất trồng cây lâu năm, phần lớn trong đó là cao su: 7885 ha được phân bố đều giữa các huyện trong tỉnh, diện tích còn lại chủ yếu là phục vụ cho kinh tế vườn và một số cây lâu năm khác. Với 117.358 ha rừng sản xuất (theo đánh giá chung là không hiệu quả), cần có những chính sách chuyển sang các loại cây như cao su vừa đảm bảo độ che phủ và có hiệu quả kinh tế. Với nhiều dãy núi cánh cung được phân bố ở những huyện miền núi có độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn dẫn đến 79.226,99 ha đất bỏ hoang, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa khai thác (62.622 ha) và đất bằng chưa sử dụng (15.315 ha). Một nghịch lý là các hộ nông dân trồng cao su thường bị giới hạn về đất sản xuất, trong khi quỹ đất bỏ hoang trên địa bàn tỉnh còn khá nhiều. Đây có thể coi là tiềm năng nhưng cũng là thách thức trong công tác quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Vấn đề đặt ra là cần những chủ trương, chính sách hợp lý trong phân công lao động, sử dụng vốn đầu tư nhằm khai thác và sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả trong đó chú trọng đến công tác giao đất, giao rừng và bảo vệ chăm sóc rừng trồng, cây công nghiệp lâu năm.

2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động

Lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mỗi quá trình tổ chức sản xuất, chất lượng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)