.Tác động của tình hình hội nhập kinh tế quốc tế đến với sản xuất cao

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 70)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.6.1.6 .Tác động của tình hình hội nhập kinh tế quốc tế đến với sản xuất cao

hàng hóa khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Sau hai năm gia nhập WTO, ngành cao su đã có bước chuyển mạnh về nhiều mặt từ sản xuất đến xuất khẩu, từ giải quyết việc làm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân... Tuy nhiên, ngành cũng gặp phải những tồn tại phát sinh, cần điều chỉnh phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy thoái, ẩn chứa nhiều tác động rủi ro bên cạnh những tác động tích cực.

Theo đánh giá của một số chuyên gia về những tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành cao su, các doanh nghiệp cao su Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế và phí tại các thị trường WTO, trong đó có Trung Quốc và Đài Loan là những thị trường chính, nên sản phẩm của ta tránh được việc ép giá. Việc hội nhập với khu vực cũng giúp ngành cao su Việt Nam nâng cao chất lượng nhân lực, nghiên cứu khoa học và giống. Việc tăng cường hợp tác với ba nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia cho phép Việt Nam chủ động được về giá và thị trường xuất khẩu.

Gia nhập WTO cũng tạo cơ hội thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao từ các nước phát triển trong cả khâu chế biến, trồng đến khâu khai thác ở Việt Nam. Chúng ta cũng có điều kiện liên doanh xây dựng các nhà máy chế biến mủ, tạo ra những sản phẩm cao su chất lượng cao, nâng giá trị gia tăng, giảm tỷ lệ xuất khẩu thô.

Các doanh nghiệp cũng có cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế... nên khi Việt Nam thực hiện cam kết giảm thuế và bỏ trợ cấp, các doanh nghiệp ngành cao su không ảnh hưởng nhiều.

Đặc biệt, giá mủ cao su xuất khẩu tăng cao trong những năm gần đây do nhu cầu lớn của ngành sản xuất săm lốp ô tô, khiến ngành thêm lợi nhuận và tích lũy.

Trung Quốc cần nhập khẩu 1,9 triệu tấn cao su thiên nhiên trong năm 2008, tăng 9% so với năm ngoái do tăng trưởng ngành sản xuất lốp xe ở mức 15%. Sản lượng năm 2007 của ngành sản xuất lốp xe đạt 300 triệu chiếc, vượt mức nhu cầu và dự báo trong năm 2010 là 300 triệu chiếc. Bên cạnh đó thì nhu cầu của Nhật, Mỹ và thị trường châu Âu cũng đang rất lớn.

Tác động tiêu cực

Trong khi trình độ công nghệ của chúng ta chưa hoàn thiện, sản xuất “tiểu điền”, cao su Việt Nam đã và đang phải đối phó với những quy định về thương mại

và môi trường, thực chất là những “hàng rào xanh”, những rào cản kỹ thuật và quyền sở hữu trí tuệ theo các cam kết quốc tế.

Thành công nhiều hay ít sau khi gia nhập WTO phụ thuộc phần lớn vào việc triển khai linh hoạt các cam kết. Việc thực hiện các cam kết này cần căn cứ vào thực trạng phát triển của nền kinh tế. Thách thức của ngành chính là cơ hội của ngành.

Bên cạnh đó chúng ta phải nâng cao chất lượng những văn bản liên quan đến việc triển khai thực hiện những nghĩa vụ cam kết WTO. Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy hoạch cảng, khu công nghiệp, và dân cư... Cần sớm có chính sách thu hút, giữ chân cán bộ giỏi, chú trọng dịch vụ phân phối, đặc biệt là dịch vụ logistics (vận chuyển, kho tàng, bến bãi...).

Bên cạnh đó, những tồn tại cần khắc phục đối với ngành cao su Việt Nam. Đó là kỹ thuật khai thác còn thấp hơn so với quốc doanh. Thiết bị và công nghệ sơ chế mủ cao su cần tiếp tục hiện đại hóa, cơ cấu sản phẩm cần được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới và trong nước, chú trọng vấn đề xử lý môi trường trong chế biến mủ.

Đặc biệt, thị trường xuất khẩu cao su thế giới không ổn định, giá cả biến động bất thường và phụ thuộc nhiều vào thị trường dầu mỏ thế giới. Công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su trong nước phát triển chậm, sử dụng cao su nguyên liệu cho ngành công nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 10-15% sản lượng. Từ năm 2000 đến nay, thị trường xuất khẩu cao su tập trung chủ yếu vào Trung Quốc chiếm tới 60 đến 68%, EU 10%, Hàn Quốc 5%. Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy ngành cao su cần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro.

Qua đây cũng đề nghị Chính phủ nên tiếp tục cải cách chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thuế một số nguyên liệu đầu vào. Quy định cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng bắt buộc, cũng như về trách nhiệm xã hội, nâng cao hiệu quả ngành hàng, chia sẻ thông tin, giải quyết tranh chấp, xúc tiến thương mại, thống nhất

giá cả, khuyến khích hợp tác sản xuất và kinh doanh. Nhà nước cần tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển. Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu, chiến lược phát triển ngành.

2.6.2. Các nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w