Nhóm giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 84)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.1. Nhóm giải pháp tổng thể

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, do đó cần sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hạn chế tối thiểu việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác. Ngoài ra, cần vận dụng quỹ đất chưa sử dụng có tính chất thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su để canh tác nhằm phát triển nhanh diện tích cao su trên địa bàn. Triển khai tốt mô hình này là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng các nguồn lực khác như vốn, lao động, trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Công tác quy hoạch diện tích trồng mới cao su cho các huyện và quy hoạch bổ sung diện tích cao su chưa nằm trong quy hoạch của dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp I và II để đưa vào các chương trình và dự án khác.

Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp pha II đã triển khai từ năm 2008 bên cạnh những kết quả đạt được cần duy trì tốt lực lượng nông dân chủ chốt, cán bộ khuyến nông cao su của tỉnh giúp cho nông dân trong việc chăm sóc cao su KTCB và khai thác đúng quy trình kỹ thuật.

Các huyện cần làm tốt công tác chuyển đổi đất từ những cây trồng kém hiệu quả để dân có đất trồng cao su. Vì cao su cần được quy hoạch và trồng trên một diện tích lớn, mới cho được hiệu quả.

Cây cao su ngoài những lợi ích về kinh tế lâu dài còn là loại cây rừng mang tính bền vững, giúp cải tạo tốt môi trường sinh thái và cảnh quan nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Nếu được sự quan tâm đúng mức của các ngành các cấp chắc chắn sẽ tạo thêm động lực mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ cao su góp

phần tích cực trong xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 84)