Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84 - 87)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.2. Nhóm giải pháp cụ thể

Giải pháp về vốn

Hầu hết các hộ nông dân khi phỏng vấn đều phản ánh là thiếu vốn để đầu tư sản xuất, vốn là yếu tố đầu vào hạn chế và đã làm hạn chế nhiều yếu tố đầu vào khác như: đất, thuê lao động... và các yếu tố chi phí đầu vào khác.

Ngoài ra, cách thức để người dân tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ còn rườm rà, nhiều thủ tục gây không ít khó khăn cho người dân, ngoài hình thức vay thế chấp thì cũng được sự tín chấp của các đoàn, hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... nhưng số vốn này không được nhiều chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Một số hộ dân có tư tưởng sợ trả nợ nên thường chỉ đầu tư bằng vốn tự có, ít quan tâm đến các nguồn vốn khác. Vấn đề huy động vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn các hộ gia đình chưa tập trung. Nhiều hộ nhận được vốn vay về nhưng đầu tư hoạt động cây cao su chưa đến một nữa, còn lại sử dụng vào các mục đích khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của vườn cây sau này.

Tại xã Phong Mỹ thì Chương trình Đa dạng hóa nông nghiệp hỗ trợ cấp phân bón cho từng hộ trồng cao su nhưng các hộ nhận về lại đầu tư cho các loại cây trồng khác, hoặc có hộ gia đình còn bán lại cho các hộ khác làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cao su và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các chương trình.

Hiện nay các chương trình như 327/CT, Chương trình Đa dạng hóa nông nghiệp ưu đãi lãi suất cho vay chỉ 0,81%/tháng phục vụ nhu cầu trồng và mở rộng sản xuất cao su tiểu điền tại các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, để có thể sử dụng vốn vay và đầu tư vốn có hiệu quả cần có những giải pháp cụ thể như sau:

+ Phải lồng ghép vốn đầu tư theo các chương trình, dự án trên địa bàn, vốn vay Nhà nước và vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để có sự so sánh và đánh giá có hiệu quả nhất, luôn đảm bảo được có vốn ngắn hạn, dài hạn và trung hạn để người dân luôn luôn chủ động trong sản xuất.

+ Cần có sự hỗ trợ của các cơ quan ngoài cơ quan cấp vốn như Phòng Nông nghiệp, khuyến nông để có sự theo dõi, kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của từng công đoạn đầu tư.

+ Cung cấp các thông tin về nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để hộ có thể chủ động trong công tác vay vốn và phân bổ đầu tư.

+ Khi vườn cây đã hình thành thì các ngân hàng phối hợp cùng với các cơ quan khác có thể làm thủ tục định giá vườn cây để người dân có thể lấy đó làm tài sản thế chấp cho những nguồn vốn mới.

+ Bên cạnh đó thì phía ngân hàng cũng cần phối hợp để theo dõi công tác đầu tư của từng hộ dân vay vốn xem họ có đầu tư đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay không, và nhu cầu vốn cho từng công đoạn công việc đầu tư là bao nhiêu để có cơ sở cho vay kịp thời.

+ Các ngành nông nghiệp & thát triển nông thôn, tài chính, ngân hàng cần tham mưu và xem xét hỗ trợ vốn vay bằng lãi xuất ưu đãi cho dân để có điều kiện chăm sóc, tra dặm và trồng mới cao su 800ha/năm từ năm 2008 - 2012.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cây cao su đã trở thành cây có hiệu quả kinh tế cao. Là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ khoảng cách giữa những vũng khó khăn và những vùng có điều kiện kinh tế nên chính quyền địa phương cũng cần phối hợp với các cơ quan ban ngành tuyên truyền cho người dân về hiệu quả kinh tế và khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng cao su mặc dù thời gian đầu tư có thể kéo dài.

Bên cạnh sự hỗ trợ về vay vốn trồng cao su thì nhà nước cũng cần có sự định hướng, hỗ trợ trong công tác phát triển kinh tế vườn với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tạo niềm tin và sự yên tâm của người dân khi vay vốn đầu tư cho cao su.

Giải pháp về lao động

Cao su được trồng và phân bổ trên một diện tích và quy mô lớn nên đòi hỏi phải đảm bảo được nguồn lao động chủ yếu và cần thiết. Lực lượng lao động trong nông thôn còn dồi dào, phát triển cây cao su thành công sẽ tạo cơ hội để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong vùng theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập và cải

thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, lao động ở đây còn bị hạn chế về chất lượng, kiến thức canh tác qua từng giai đoạn phát triển cây cao su chưa cao nên đa số phải thuê lao động từ bên ngoài nhưng số lượng lao động đảm đương được rất ít, chủ yếu là đã được đào tạo qua một vài lớp tập huấn nhỏ trên địa bàn.

Như vậy vấn đề là thiếu lao động có chất lượng phục vụ cho công việc đòi hỏi phải có kiến thức kỹ thuật như canh tác, chăm sóc, thu hoạch cao su... để giải quyết được những vấn đề trên cần những giải pháp sau:

Thứ nhất: Vì người dân chưa có kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su, xem nhẹ việc canh tác theo đúng quy trình, nên trước khi tiến hành trồng mới cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng và phải có tính thực tiễn cao để người dân tham gia. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cao su để có những lớp tập huấn cụ thể cho như thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh vì trong những giai đoạn cụ thể nếu có tác động tích cực và đúng quy trình thì sẽ có những kết quả tốt hơn. Hiện nay tại các huyện đều có các tổ chăm sóc kỹ thuật cao su nhưng các tổ này đều hoạt động chưa thật sự hiệu quả vì chưa đi sâu đi sát để tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật cho các hộ trồng cao su mà chỉ tác động khi đến thời kỳ chăm sóc bón phân hoặc có sâu bệnh xuất hiện.

Thứ hai: Các cơ quan chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo lao động cho các hộ gia đình trên địa phương, chưa phát huy được nguồn lao động trên địa bàn từng huyện nên việc nhìn nhận thực tế cho từng vùng, sự phù hợp với điều kiện xã hội để có sự sắp xếp đào tạo kỹ thuật gắn liền với thực tế. Việc đào tạo nhằm mục đích có thể áp dụng ngay được vào thực tế, tạo cho họ tâm lý làm đúng quy trình kỹ thật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài của vườn cây.

Dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp pha II năm 2008 được triển khai, cần duy trì tốt lực lượng nông dân chủ chốt, cán bộ Khuyến nông cao su của tỉnh giúp cho nông dân trong việc chăm sóc cao su KTCB và khai thác mũ đúng quy trình kỹ thuật.

Những năm gần đây cơ sở hạ tầng trên địa bàn nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hệ thống y tế, giáo dục đã phần nào được cải thiện. Hệ thống đường giao thông nông thôn, liên thôn, liên xã đã được Nhà nước và các chương trình như WB, chương trình phát triển nông thôn TT Huế quan tâm và đầu tư dàn trãi trên mọi địa bàn nông thôn.

Tuy nhiên đối với cây cao su được trồng ở những vùng sâu vùng xa, những vùng khó khăn mà hạ tầng giao thông nông thôn chưa đến được nên còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa. Để khắc phục những tình trạng trên cần những giải pháp sau:

+ Phân vùng quy hoạch đất đai cho phát triển cao su để có kế hoạch phát triển hệ thống giao thông đến tận vườn cao su mỗi hộ gia đình để hộ nông dân giảm bớt được chi phí vận chuyển mủ cao su và vận chuyển phân bón...

+ Ưu tiên đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng những vùng thực sự khó khăn, các xã trung tâm để tạo nên sự yên tâm, mạnh dạn đầu tư phát triển cao su của hộ nông dân..

+ Cần xây dựng các đai rừng phòng hộ và đầu tư hơn nữa hệ thống thuỷ lợi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do lũ quét, bão gây ra vì cao su là cây thân dòn dễ gãy đổ: bằng chứng là trận bão số 6 lịch sử đã làm gãy đổ hơn 1000 ha / 2500 ha cao su trên toàn huyện Nam Đông.

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84 - 87)