Đánh giá chung của nông hộ về mức độ quan trọng của các nhân tố

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 74 - 78)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.6.2.3. Đánh giá chung của nông hộ về mức độ quan trọng của các nhân tố

hưởng đến sản xuất cao su hàng hóa ở các xã điều tra

Để xem xét rõ hơn về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su hàng hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã tiến hành điều tra ý kiến đánh giá của nông hộ về nhóm các nhân tố (cơ sở hạ tầng, chính sách của Nhà nước và năng lực của hộ) bằng phương pháp cho điểm. Với thang điểm từ 1 đến 5 ứng với mức đánh giá từ rất ít quan trọng cho đến rất quan trọng.

2.6.2.3.1. Nhóm cơ sở hạ tầng

Thông qua kiểm định ANOVA, tại bảng 2.17 không có sự khác biệt nào về nhìn nhận đánh về cơ sở hạ tầng của các xã điều tra, tuy nhiên, về điểm bình quân có sự khác nhau của 3 xã, trong đó đường giao thông được đánh giá là quan trong nhất với điểm bình quân chung là 3,40. Qua thực tế cho thấy, đây là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa, là những xã miền núi khó khăn, được sự quan tâm và đầu tư cơ sở hạ tầng khá đồng đều nên thường đi lại rất khó khăn trong vận chuyển phân bón và mủ thu hoạch.

Bảng 2.17: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng Điểm bình quân Mức

BQC Hương hòa Phong Mỹ Hương Bình

1. Đường giao thông 3,40 3,53 3,30 3,37 .168

2. Hệ thống thủy lợi 1,90 1,63 1,93 2,13 .058

3.Phương tiện chuyên chở 2,49 2,60 2,47 2,40 .356

4. Kho bảo quản 1,52 1,52 1,53 1,50 .972

5. Nhà máy chế biến 3,63 3,63 3,63 3,63 1.00

6. Chợ 1,28 1,39 1,23 1,23 .459

Yếu tố thứ 2 là Nhà máy chế biến, đây là yếu tố quan trọng vì có nhà máy thì các hộ nông dân sẽ chủ động hơn trong khai thác, và tiêu thụ khối lượng mủ khai thác được.

Có 2 yếu tố không được đánh giá quan trọng đó là kho bảo quản và chợ. Cao su sản xuất được bán ngay cho tư thương đến mua tận nhà, hơn nữa nếu để góp 2 đến 3 ngày thì mủ cũng đã đông nên việc cất trữ cũng không phải là vấn đề.

Với đặc thù của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên cộng với các sản phẩm nông nghiệp dễ bị thối hỏng, chu kỳ sống ngắn nên cần rút ngắn quá trình lưu giữ và vận chuyển. Hiện nay tại Thừa Thiên Huế hầu hết những vùng trồng cao su đang được xếp vào những xã đặc biệt khó khăn nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng là điều mà các cấp chính quyền cần quan tâm để góp phần phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời thực hiện một bước trong công tác xã hội hóa và xóa đói giảm nghèo.

2.6.2.3.2.Nhóm nhân tố chính sách của Nhà nước.

Bảng 2.18: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố Chính sách nhà nước

Chính sách Nhà nước Điểm bình quân Mức

ý nghĩa BQC Hương hòa Phong Mỹ Hương bình

1. Cho vay vốn 4,07 4,33 3,80 4,07 .017

2. Hỗ trợ kỹ thuật 3,08 3,13 3,07 3,03 .932

3. Hỗ trợ kiến thức quản lý 2,54 2,77 2,50 2,37 .100

4. Cho thuê đất đai 3,07 3,17 3,07 2,97 .497

5. Hỗ trợ thông tin TT 2,93 3,07 3,30 2,43 .100 Điều quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế nông thôn nói chung và sản xuất cao su hàng hóa nói riêng chính là sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước. Phần lớn trên các vùng trồng cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế đều nhận được sự hỗ trợ các dự án như 135/CT hay dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp... và sự hỗ trợ vay vốn của ngân hàng chính sách.

Qua bảng 2.18 ta thấy chính sách cho vay vốn của Nhà nước đối với hộ trồng cao su có sự khác biệt trong đánh giá của nông hộ những xã điều tra. Điểm bình quân chung là 4,07, trong đó cao nhất là xã Hương Hòa 4,33 và thấp nhất là xã Phong Mỹ 3,8. Qua thực tế tại xã Hương Hòa có nhiều hộ gia đình đã hoàn thành sổ đỏ đất để thế chấp vay vốn phục vụ tái đầu tư cho cao su, trong khi những xã còn lại việc thực hiện chính sách này còn bị hạn chế, phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của dự án. Các hộ trồng cao su khi được hỏi đều cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay là không vay được vốn đầu tư cho sản xuất.

Hiện nay, một điều cần quan tâm là thông tin thị trường, mặc dù không có sự khác biệt về thông tin thị trường ở những xã điều tra nhưng bà con đang rất bị động về những thông tin mà đáng ra cần được biết nhưng các cơ quan ban ngành chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Các thông tin về giá bán, nơi tiêu thụ và chất lượng đều cung cấp từ các thu gom tại địa phương, có ai dám chắc rằng các tư thương này không móc ngoặc với nhau để cố tình ép giá.

Chính sách Nhà nước đang góp phần giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nông dân trồng cao su, có được thành công như hôm nay không thể thiếu những chính sách trên. Bên cạnh đường lối đúng, thống nhất từ trên xuống dưới thì cũng mong các cơ quan chức năng thực thi chính sách tạo điều kiện để các hộ nông dân phát huy hơn nữa.

2.6.2.4.3.Nhóm nhân tố Năng lực của hộ

Bảng 2.19: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố năng lực của hộ

Năng lực của hộ Điểm bình quân Mức

ý nghĩa BQC Hương hòa Phong Mỹ Hương Bình 1. Vốn 3,67 3,60 3,60 3,80 .019

2. Quy mô đất đai 4,27 4,07 4,07 4,07 1.00

3. Kiến thức kỹ thuật 2,47 2,60 2,47 2,33 .330 4. Kinh nghiệm sản xuất 2,72 2,57 3,03 2,57 .002 5. Số lượng lao động 2,14 2,00 2,40 2,03 .053

Ngoài những chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì có một nhân tố rất quan trọng và có phần quyết định đó chính là năng lực của hộ. Nhân tố thể hiện năng lực nội tại của hộ là trình độ văn hóa, trình độ nhận thức, kinh nghiệm sản xuất... Tuy nhiên qua bảng thấy có 2 nhân tố quan trọng hơn đó là vốn tự có và kinh nghiệm sản xuất có sự khác biệt giữa những xã điều tra khác nhau. Có sự khác biệt trong đáng giá của nông hộ về vốn tự có và kinh nghiệm sản xuất. Vốn tự có thể hiện năng lực về tài sản và khả năng chủ động trong đầu tư sản xuất cao su giữa những hộ khác nhau. Bên cạnh đó kinh nghiệm sản xuất tùy thuộc vào khả năng, năng lực nhận thức của mỗi người. Một tiêu chí quan trọng đó là quy mô đất đai, trong sản xuất cao su với những điều kiện đầu tư tương đối thì quy mô đất đai thể hiện đến doanh số thu được của

từng hộ dân. Ở những vùng khác nhau sẽ có sở hữu quy mô khác nhau đó là điều hiển nhiên. Kiến thức kỹ thuật không có sự khác nhau giữa những xã điều tra vì cao su mới được du nhập vào Thừa Thiên Huế, những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất phẩn lớn là phải học hỏi, hơn nữa theo một số hộ nông dân thì nó cũng khá đơn giản.

Kinh nghiệm sản xuất có sự khác biệt về sự đánh giá, với điểm bình quân chung là 2,72, trong đó cao nhất là Phong Mỹ 3,03 và thấp nhất là 2 xã còn lại 2,57. Qua thực tế thấy rằng tại Phong Mỹ có các cán bộ kỹ thuật (tổ kỹ thuật cao su) thường xuyên theo sát các hộ nông dân nên luôn có những hướng dẫn, điều chỉnh, giúp đỡ khi cần thiết. Trong khi các xã còn lại phần lớn kiến thức và kinh nghiệm sản xuất chủ yếu là kinh nghiệm học hỏi được qua những lớp tập huấn.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w