4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
2.5. TỶ XUẤT HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2008
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các loại hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp trên địa bàn có những bước tiến đáng kể. Những vùng trồng cao su là những vùng trước đây thuộc diện nghèo khó nhất tỉnh như Phong Mỹ huyện Phong Điền, Hương Bình huyện Nam Đông. Sau khi trồng và thu hoạch cao su có giá trị kinh tế cao thì người dân có điều kiện chăm lo đến các loại hình kinh tế khác và cũng không ít người bỏ bê các loại hình kinh tế đó.
Để thấy được cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ điều tra chúng ta xem xét ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.14: Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ gia đình năm 2008
Loại sản phẩm Giá trị sản phẩm hàng hóa
1000 đ % Cao su 26.901 70,80 100 Lúa 4.222 11,11 60 Chăn nuôi 2.517 6,63 40 Sắn 2.812 7,40 60 Khác 1.542 4,06 30 Tổng 37.994 100,00 -
Trên thực tế, hoạt động sản xuất của các nông hộ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau với các ngành nghề đa dạng. Do vậy, chúng tôi chỉ chọn những hàng hóa điển hình, mang lại thu nhập cao để tiến hành so sánh và phân tích.
Có thể thấy, với giá trị sản phẩm hàng hóa 26,901 triệu đồng (năm 2008), cao su là sản phẩm hàng hóa mạng lại doanh thu cao nhất cho nông hộ, chiếm 70,80% tổng doanh thu của các hộ điều tra. Do toàn bộ cao su được sản xuất ra đều được tiêu thụ trên thị trường nên cao su cũng là hàng hóa có tỷ suất hàng hóa cao nhất đạt 100%. Đối với những sản phẩm còn lại chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và chăn nuôi của gia đình là phần lớn. Có một điều lạ là các hộ trồng cao su thường bỏ mặc các loại cây trồng khác như sắn (2.812 ngàn đồng), lúa (4.222 ngàn đồng) cũng là điều dễ hiểu. Các sản phẩm phụ này có tỷ suất hàng hóa không cao so với cao su chỉ chiếm khoảng 30 đến 40%.
2.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA ĐỐI VỚI CÁC NÔNG HỘ ĐỐI VỚI CÁC NÔNG HỘ
2.6.1. Các nhân tố vĩ mô