Đối với công chúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đinh tính về trẻ em khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai (Trang 103 - 104)

VII. KHUYẾN CÁO

7.9. Đối với công chúng

Thiết lập lại các quy tắc xã hội trong việc đối xử với trẻ khuyết tật

Các chương trình truyền thông nên tập trung vào việc xây dựng hình ảnh “trẻ khyết tật cũng có thể làm các việc mà trẻ không khuyết tật có thể làm” thay vì chỉ “thương tiếc, cảm thông” hoặc “bố thí, hỗ trợ”. Để làm được việc này, bên cạnh việc kêu gọi hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ khuyết tật, các chương trình nên vinh danh giá trị và khả năng của trẻ khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau như kết quả học tập tốt, sự dũng cảm, thành công trong công việc… thay vì tập trung quá nhiều vào nỗi đau thể xác, căn bệnh hoặc nỗi đau tinh thần mà trẻ cũng như gia đình phải chịu.

Hoàn toàn không thể chấp nhận thái độ và hành vị phân biệt đối xử với trẻ khuyết tật và người khuyết tật. Đối với nội dung này, chúng ta cần thực hiện giáo dục ngay từ nhà trường và cộng đồng sinh sống để tất cả các thành viên có ý thức tránh những biểu hiện về sự kỳ thị và phân biệt đối xử và có cách cư xử tốt hơn với trẻ khuyết tật. Chúng ta cũng cần biểu dương những cử chỉ , hành vi đẹp trong nhà trường và xã hội để mọi người có thể noi theo.

Tăng cường sự hợp tác đa ngành trong việc thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật

Các tỉnh nên thiết lập lại mối quan hệ đa ngành trong việc đảm bảo các quyền của trẻ khuyết tật. Ba ngành chính trực tiếp thực hiện các quyền này bao gồm ngành giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội nên hợp tác trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, phân loại trẻ khuyết tật cũng như giám sát việc thực hiện các quyền và chính sách cho trẻ khuyết tật (xem chi tiết trong phần khuyến nghị cho các hệ thống liên quan). Các ban ngành này đều có các cộng tác viên ở cấp cơ sở, tuy nhiên trong thời gian tới, cần phải có kỉ luật liên ngành thay vì hướng dẫn trực tiếp để giảm gánh nặng cho các cộng tác viên.

Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ đóng vai trò chủ chốt trong công tác truyền thông và tổ chức văn hóa, xã hội, và các hoạt động hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tuy nhiên cần phải có một cơ chế hợp tác và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi ban ngành trong việc truyền thông và thực hiện các quyền cho trẻ khuyết tật.

Các cộng tác viên cấp cơ sở đóng vai trò tiên phong và chủ chốt trong việc tuyên truyền tới người dân và phát hiện việc vi phạm quyền của trẻ khuyết tật. Vì vậy, cần phải có một cơ chế hỗ trợ về mặt kỹ thuật thường xuyên và có thưởng cùng với việc theo dõi để phát huy sự nhiệt tình, trách nhiệm và chất lượng kết quả của đội ngũ nhân lực này.

Ngoài ra, các ngành có vai trò quan trọng (giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội) nên thành lập một hệ thống tư vấn về quyền của trẻ khuyết tật (hoặc kết hợp với các dịch vụ tư vấn hiện có) và mở rộng tới cấp cơ sở qua mạng lưới cộng tác viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đinh tính về trẻ em khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai (Trang 103 - 104)