VII. KHUYẾN CÁO
7.5. Các cán bộ lãnh đạo địa phương
Ở cấp làng và xã:
Xem xét danh sách các đối tượng được hưởng chính sách và điều chỉnh lại công tác thực hiện chính sách tại từng làng và xã cho những trẻ khuyết tật bị bỏ sót
Tại lần xem xét này liên quan đến nhiều ngành và tổ chức như bảo trợ xã hội, giáo dục, y tế và các hiệp hội quan trọng/ các tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hội thanh niên…, chúng ta nên thành lập ban chỉ đạo liên ngành ngay tại cấp làng và xã với việc bổ nhiệm nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành để thực hiện nhiệm vụ. Cùng với việc xem xét, chính quyền làng xã nên tổ chức các chiến dịch để khuyến khích các gia đình có trẻ khuyết tật nêu các câu hỏi hay các vấn đề quan tâm cho ban chỉ đạo làng/xã. Biện pháp này sẽ tránh được các trường hợp không công bằng hoặc thiếu sót. Sau khi có được kết quả của lần xem xét, tất cả các địa phương nên điều chỉnh lại việc thực hiện chính sách tương ứng. Các địa phương nên cân nhắc đến việc thương lượng về thời gian trẻ khuyết tật nhận trợ cấp.
Hỗ trợ các gia đình có trẻ khuyết tật chuẩn bị đi học hoặc khuyến khích các em tiếp tục việc học tập
Đối với trẻ khuyết tật chuẩn bị đi học cấp I, các chính quyền địa phương nên can thiệp để các em không bị từ chối nhận vào học ở trường mẫu giáo hoặc các lớp chuẩn bị. Bên cạnh các giáo viên ở trường mẫu giáo, các trẻ khuyết tật đã được đi học tại cộng đồng cũng nên dạy trẻ khuyết tật. Cách này không những tiết kiệm được tiền và nhân lực mà còn nâng cao được lòng tự trọng cũng như giá trị của trẻ khuyết tật trong cộng đồng. Trong thời gian dài, các giáo viên ở trường mẫu giáo nên được trang bị vốn kiến thức và kĩ năng can thiệp sớm (giáo dục trước lớp 1) và có thể hướng dẫn cha mẹ của trẻ khuyết tật cùng làm.
Đối với các trẻ khuyết tật bỏ học, cần phải khuyến khích gia đình tiếp tục cho trẻ học lên (nếu trẻ có thể học nữa) và/hoặc cho trẻ đi học nghề. Việc xây dựng mô hình trẻ khuyết tật thành công sau khi học nghề là rất quan trọng (nên có các tấm gương cụ thể trong cộng đồng). Cộng đồng và chính quyền địa phương cũng cần phải rà soát lại danh sách các chính sách hỗ trợ đặc biệt là các trẻ đang chuẩn bị đi học và các em gia đình nghèo áp dụng công bằng chính sách miễn/giảm học phí. Chính quyền địa phương nên lên tiếng trước tình trạng thực tế một số gia đình bắt trẻ thôi học để làm việc nhà hoặc việc đồng áng. Cùng với đó chính quyền địa phương cần phải nâng cao nhận
đươc đến trường. Họ cũng nên khuyến khích các gia đình trẻ khuyết tật đòi quyền lợi cho con em mình thay vì chỉ chờ đợi thông tin hoặc hỗ trợ từ phía người khác.
Đa dạng các dịch vụ giải trí cho trẻ khuyết tật
Bên cạnh các trò chơi dân gian, chính quyền địa phương nên có các hoạt động giải trí và giáo dục thể chất phù hợp cho các loại hình khuyết tật khác nhau của trẻ, đặc biệt cho nhóm trẻ chậm phát triển trí tuệ. Các sân chơi chung nên có các dụng cụ hoặc thiết bị luyện tập, thể thao cho trẻ để nâng cao các hoạt động của trẻ trong các trường hợp như vậy.
Tại cấp tỉnh thành:
Tiêu chẩn hóa các trung tâm bảo trợ hiện có
Ngày nay, số lượng các trung tâm bảo trợ xã hội còn quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, việc mở thêm các cơ sở như vậy gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất, nhân lực và tài lực. Trong khi trước mắt chưa thể mở rộng số lượng những cơ sở như vậy, thì chính quyền địa phương nên tập trung chuẩn hóa các cơ sở đang tồn tại, tập trung vào việc phối kết hợp giữa nuôi dưỡng, PHCN, và dạy kỹ năng cho TKT. Có thể tham khảo mô hình của Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật và mồ côi Biên Hòa.
Huy động các nguồn lực nội bộ từ hệ thống hướng nghiệp và dạy nghề
Các tỉnh nên đánh giá hệ thống dạy nghề và các cơ hội việc làm cho trẻ khuyết tật ở địa phương. Liệt kê và đánh giá nhu cầu học nghề của trẻ khuyết tật, khả năng các cơ sở dạy nghề đáp ứng được những nhu cầu này và các yêu cầu đối với bộ phận nhân lực của các doanh nghiệp trong tỉnh nên đươc thực hiện kĩ càng để tìm ra điểm chung giữa 3 bên. Một trong những kết quả của việc đánh giá này là cam kết từ phía doanh nghiệp sẽ cung cấp các cơ hội nghề nghiệp cho trẻ khuyết tật sau khi học nghề.
Bên cạnh đó, cần phải có các chiến dịch truyền thông huy động cộng đồng cho trẻ khuyết tật đi học nghề theo các chính sách hỗ trợ hiện có. Các chiến dịch nên nhấn mạnh vào các lợi ích lâu dài của việc ho trẻ khuyết tật học nghề và tìm việc. Các tấm gương trẻ khuyết tật thành công trong học nghề và tìm việc trong cộng đồng nên được phổ biến rộng rãi để tạo niềm tin trong cộng đồng.
Các mô hình kết hợp hướng nghiệp, dạy nghề với tạo các cơ hội việc làm trong phạm vi hai tỉnh nên được xem như là thành công bước đầu và lấy đó làm bài học để thực hiện tốt hơn và có nhiều sự hợp tác và hỗ trợ bền vững.
Tổ chức các hội chợ việc làm cho trẻ khuyết tật cũng là một cơ hội cho các nhà tuyển dụng và cho trẻ khuyết tật tìm ra nhu cầu cũng như nguồn cung của mỗi bên.