Thái độ và vai trò của gia đình và xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đinh tính về trẻ em khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai (Trang 86)

VI. KẾT LUẬN

6.1. Thái độ và vai trò của gia đình và xã hội

Thông tin về khuyết tật

Số liệu về trẻ khuyết tật hiện nay chưa chính xác do thiếu một hệ thống phát hiện, báo cáo và giám sát hiệu quả giữa ba ngành mũi nhọn: y tế, giáo dục, và bảo trợ xã hội. Việc khảo sát trẻ khuyết tật dựa theo các hệ thống tiêu chí khác nhau của mỗi ngành, trong khi ngành y tế lại đứng ngoài cuộc, dễ dẫn đến phát hiện nhầm hoặc bỏ sót đối tượng và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách cho trẻ khuyết tật.

Kiến thức về khuyết tật

Kiến thức về khái niệm, nguyên nhân và cách phân loại khuyết tật giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu không đồng nhất, không đầy đủ và thường thể hiện những kinh nghiệm thực tế, hoặc trí tưởng tượng của họ về trẻ khuyết tật. Trong khi trẻ em nhìn khuyết tật bằng quan sát thực tế hoặc trí tưởng tượng và thường chỉ liên hệ khuyết tật với một sự thiếu hụt bộ phận hoặc dị dạng nào đó trên cơ thể, thì người lớn lại nhìn khuyết tật dưới nhiều góc độ, trong đó có cả những tổn thất về kinh tế và sang chấn về tinh thần. Bên cạnh đó, trẻ em có xu hướng phân loại khuyết tật theo tính hiếu động của chúng: khuyết tật bình thường (đi lại và học hành được) và khuyết tật không bình thường (không đi lại – không học hành được). Trong khi ấy người lớn phân khuyết tật theo nhiều góc độ: theo mức độ nặng-nhẹ; theo nguyên nhân và bối cảnh sinh tật; và theo khiếm khuyết các bộ phận/chức năng. Cuối cùng, trẻ em không cố giải thích nguyên nhân sinh tật, song người lớn lại có thể liên hệ tới 9 nhóm nguyên nhân sinh tật khác nhau:

1. Suy dinh dưỡng bào thai;

2. Không được tiêm chủng đẩy đủ;

3. Sau một bệnh cấp tính nhưng không được chữa trị kịp thời; 4. Bị bỏ rơi;

5. Do tai nạn;

6. Dochất độc màu da cam; 7. Do hóa chất diệt cỏ, trừ sâu; 8. Do di truyền (đột biến gen); 9. Do bố mẹ ăn ở thất đức.

Kiến thức về phòng, phát hiện, và điều trị sớm khuyết tật còn rất hạn chế trong các nhóm người lớn. Người dân thường thiếu chủ động trong việc phòng khuyết tật hoặc không được trang bị bất cứ một kỹ năng hay phương pháp phòng khuyết tật nào cả. Bố mẹ trẻ khuyết tật thì thiếu kiến thức và kỹ năng phát hiện các dạng khuyết tật liên quan đến trí não như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi và đặc biệt là bại não. Vì vậy những dạng tật này thường được phát hiện muộn hơn nhiều so với các dạng khiếm khuyết về cơ thể và chức năng khác. Trong khi ấy, người dân không quan tâm nhiều đến việc điều trị sớm khuyết tật: hoặc là đợi đến khi nặng mới chữa, hoặc điều trị sớm nhưng qua loa theo kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đinh tính về trẻ em khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai (Trang 86)