Chăm sóc y tế và phục hồi chức năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đinh tính về trẻ em khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai (Trang 86 - 88)

VI. KẾT LUẬN

6.2. Chăm sóc y tế và phục hồi chức năng

Thực trạng chăm sóc sức khỏe và PHCN

Nhìn chung trẻ khuyết tật trong địa bàn nghiên cứu không được chăm sóc đầy đủ về mặt y tế và phục hồi chức năng, song lại được chăm sóc chu đáo hơn về mặt dinh dưỡng và vệ sinh bởi gia đình.

Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng được thực hiện bởi cha mẹ của trẻ khuyết tật được ghi nhận như sau:

ƒ Không chủ động đưa con đi khám chữa bệnh định kỳ; ƒ Cho con khám ở thày thuốc tư nhân;

ƒ Tự điều trị cho con; tự tìm cách phục hồi chức năng cho trẻ;

ƒ Thiếu kiên nhẫn trong việc duy trì chế độ tập luyện là những hình thái chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng nổi bật ở hai tỉnh nghiên cứu.

ƒ Tuy nhiên, TKT thường được bố mẹ và người thân ưu tiên về dinh dưỡng và vệ sinh, xuất phát từ tình thương và quan niệm “trẻ khuyết tật chịu thiệt thòi hơn trẻ khác”.

Các rào cản của gia đình trẻ khuyết tật trong việc chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng

Rào cản chính hiện đang tồn tại trong việc chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng là ƒ Bố mẹ TKT thiếu kiến thức và kỹ năng phòng bệnh và PHCN cho trẻ;

ƒ Kiến thực và kỹ năng thực hành phục hồi chức năng cho trẻ còn bị giới hạn, đặc biệt tại An Giang, họ hoàn toàn không thực hiện hoặc phục hồi chức năng dựa vào king nghiệm bản thân hoặc từ bỏ công việc nay ngay từ đầu do thiếu niềm tin vào sự thành công của HCN

ƒ Cha mẹ thiếu niềm tin về khả năng tiến triển của trẻ nên không duy trì thực hiện theo một chế độ thường xuyên cho trẻ

ƒ Khoảng cách đến cơ sở y tế xa cũng là một rào cản lớn để nhận việc khám và điều trị bệnh cho trẻ.

ƒ Và đặc biệt là nghèo đói là những trở ngại trực tiếp đến việc bố mẹ dành thời gian chăm sóc sức khỏe và PHCN cho trẻ khuyết tật.

Các rào cản khác

Mặc dù ngành y tế đã nỗ lực trong việc tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe tới trẻ em nói chung, trong đó có TKT (thông qua khám bệnh chiến dịch và các chương trình y tế quốc gia) song vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng chăm sóc của TKT và gia đình.

ƒ Hệ thống y tế vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức sau:

ƒ Hệ thống y tế nói chung còn thiếu dịch vụ dự phòng và chẩn đoán sớm khuyết tật; ƒ Thiếu hệ thống tư vấn sức khỏe hiệu quả ở các tuyến;

ƒ Đội ngũ cộng tác viên y tế thôn/ấp đông đảo song lại kiêm nhiệm quá nhiều việc như từ các chương trình chăm sóc sức khỏe của quốc gia đến các chương trình của các ngành dọc liên quan khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và xã hội…

Trong khi ấy, dịch vụ PHCN (cả bệnh viện và cộng đồng) còn hạn chế về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực; Có thể nhận thấy trong quá trình nghiên cứu, PHCN gần như không hiện diện tại An Giang và hoạt động này vẫn rất yếu tại Đồng Nai mặc dù PHCN là một trong những bước quan trọng mà cáccơ quan/tổ chức chăm sóc sức khỏe phải quan tâm trong việc hỗ trợ cho trẻ bị khuyết tật (can thiệp sớm/phát hiện bệnh sớm, chăm sóc sức khỏe, điều trị và phục hồi chức năng). Hoạt động yếu kém này là do sự phối hợp chưa tốt và hiệu quã giữa nhiều cơ quan ban ngành khác như giáo dục và trung tâm bảo trợ xã hội. Và hoạt động chưa hiệu quả ngay cả trong việc chuyển giao được kỹ năng PHCN (từ bệnh viện) cho gia đình và giám sát hỗ trợ tại gia đình; thiếu chế độ động viên cho cán bộ chuyên trách cơ sở cũng là một khó khắn trong việc triển khai PHCN dựa vào cộng đồng. Việc thực hiện các chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho TKT vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể khác trong việc khảo sát và huy động tối đa sự tham gia của TKT. Nhiều TKT lẽ ra được hưởng chế độ bảo trợ và được bảo hiểm y tế miễn phí nhưng vẫn bị bỏ sót do hệ thống giám sát, phân định và kiểm tra trẻ khuyết tật tại cấp xã chưa thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đinh tính về trẻ em khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai (Trang 86 - 88)