4.1. Các công cụ thu thập dữ liệu
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tại chỗ dựa trên dữ liệu đã có, tiến hành các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo tỉnh để đi đến thống nhất, phỏng vấn chuyên sâu, thảo luận nhóm và đến thăm nhà đáp viên với những nghiên cứu tình huống để khai thác dữ liệu.
Rà soát các dữ liệu đã có
Việc rà soát các dữ liệu đã có được thực hiện trước khi tiến hành công việc thực nghiệm khoảng 2 tháng và liên quan đến một loạt các tài liệu thông tin - giáo dục - truyền thông (IEC) hiện có, các xuất bản phẩm quốc gia sẵn có và các báo cáo về trẻ khuyết tật ở Việt Nam. Quá trình này tạo dựng được cấu trúc trình bày các vấn đề chính liên quan đến trẻ khuyết tật, các yếu tố quyết định chính đối với những vấn đề đó ở các cấp độ khác nhau (trẻ khuyết tật, gia đình, cộng đồng và tổ chức) và một số hiểu biết về các chiến lược can thiệp để hỗ trợ trẻ khuyết tật. Cấu trúc này thực sự đã cung cấp công cụ thu thập dữ liệu và giúp bổ sung, làm giàu dữ liệu thông tin trong quá trình thực nghiệm. Cơ cấu này có thể được tìm thấy trong hình minh họa 1 của báo cáo này.
Họp với các nhà lãnh đạo tỉnh
Sáng đầu tiên trong chuyến đi thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, họ là những người chịu trách nhiệm về vấn đề trẻ khuyết tật để nắm được tình hình chung về trẻ khuyết tật ở từng tỉnh. Những phát hiện từ các cuộc gặp đó cho thấy yêu cầu cần điều chỉnh các công cụ và đề xuất nhóm nghiên cứu gặp gỡ những người cung cấp thông tin khác.
Thảo luận nhóm
Tổng số 24 cuộc thảo luận nhóm (FGD) được thực hiện ở hai tỉnh với cha mẹ của trẻ khuyết tật; cha mẹ của trẻ học ở trường hòa nhập; trẻ học ở trường hòa nhập; trẻ khuyết tật và giáo viên ở trường hòa nhập. Các dữ liệu chính thu thập được trong FGD là kiến thức về trẻ khuyết tật; khả năng tiếp cận và thách thức đối với các dịch vụ y tế/ phục hồi chức năng, giáo dục, thông tin và việc làm; các giá trị và kỹ năng sống của trẻ khuyết tật; thái độ và sự hỗ trợ của xã hội; thực thi chính sách; và sự hợp tác đa ngành trong đó các giá trị, kỹ năng sống, thái độ và sự hỗ trợ của xã hội là phần chính của hầu hết các FGD với trẻ.
Phỏng vấn chuyên sâu
Tổng số 21 cuộc phỏng vấn chuyên sâu (IDI) được thực hiện với các thành viên các bộ của tỉnh, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức quần chúng, ví dụ như hội phụ nữ, và hội thanh niên, giáo viên ở các trường hòa nhập và chuyên biệt, và cán bộ y tế. Các chủ đề chính thu thập được từ IDI giống như những chủ đề tại FGD, nhưng được đào sâu hơn và khám phá sâu các hình thái thông tin được tiết lộ trong FGD hoặc từ các nỗ lực thu thập dữ liệu trước đó.
Đến thăm nhà đáp viên và nghiên cứu tình huống
Nhóm nghiên cứu đã quan sát tổng cộng là 6 gia đình có trẻ khuyết tật vì những mục đích khác nhau: để nhận ra nỗ lực phục hồi chức năng của trẻ và những thách thức (2 gia đình ở Đồng Nai), và để xây dựng 2 nghiên cứu tình huống liên quan đến vấn đề của trẻ khuyết tật (1 gia đình ở Đồng Nai, và 1 gia đình khác ở An Giang). Nhóm cũng đến thăm 2 hộ gia đình khác có trẻ bị khuyết tật nặng để hiểu về hoàn cảnh gia đình họ và những thách thức đối với họ.
4.2. Quy mô mẫu
Bảng 1: Quy mô mẫu
Công cụ thu thập dữ liệu Quy mô mẫu
Đồng Nai An Giang Tổng số
CUỘC GẶP ĐỂ ĐI ĐẾN THỐNG NHẤT 3
Cán bộ của UINCEF 1
Các nhà lãnh đạo tỉnh (ngành giáo dục, bảo trợ xã hội, hội
phụ nữ) 1 1 2
THẢO LUẬN NHÓM 12 12 24
Các bậc cha mẹ có con khuyết tật 3 3
Các bậc cha mẹ có con bình thường 2 2
Giáo viên giảng dạy ở trường hòa nhập 2 2 Trẻ không khuyết tật ở các trường hòa nhập 2 2 Trẻ khuyết tật ở các trường hòa nhập 2 2
Trẻ khuyết tật không đi học 1 1
PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU (IDIs) 10 11 21
Lãnh đạo của trung tâm bảo vệ trẻ em (cấp tỉnh/ xã) 1 2 Giáo viên giảng dạy ở các trường chuyên biệt 1 1
Hội phụ nữ tỉnh/ xã 2
Phó chủ tịch xã 1 1
Cán bộ y tế (Cấp huyện/ xã/ cán bộ phục hồi chức năng thôn
bản) 3 4
Nhân viên chăm sóc trẻ khuyết tật ở cấp huyện và xã 2 2
Thành viên của hội người tàn tật 1
ĐẾN THĂM TẬN NHÀ 3 3 6
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 2 1 3
4.3. Khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu này liên quan đến hai huyện, mỗi huyện ở một tỉnh: huyện Định Quán ở tỉnh Đồng Nai và huyện Châu Phú ở tỉnh An Giang. Những huyện này được lựa chọn là khu vực nghiên cứu ban đầu tập trung vào trẻ khuyết tật và các chiến lược can thiệp liên quan (theo chính quyền địa phương). Hai huyện này cũng nằm trong số các huyện nghèo nhất của hai tỉnh, vì thế có thể mang lại quan điểm tốt hơn về trẻ khuyết tật liên quan đến hoàn cảnh kinh tế xã hội và thách thức. Can thiệp dựa trên hai huyện này vì thế sẽ giải quyết tình hình trẻ khuyết tật ở hai tỉnh này một cách tốt hơn.
4.4. Thu thập dữ liệu
Xem xét dựa trên dữ liệu đã có
Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm các xuất bản phẩm và tài liệu sẵn có (dữ liệu điện tử và các báo cáo in ấn) để xem xét lại vấn đề này lần thứ hai thông qua UNICEF và các đối tác. Trưởng nhóm đã thực hiện toàn bộ quá trình xem xét dựa trên dữ liệu đã có và đề xuất khuôn khổ nghiên cứu cho quá trình thu thập dữ liệu ban đầu. Hãy xem khuôn khổ nghiên cứu trong hình minh họa 1.
Thu thập dữ liệu định tính
Năm cán bộ nghiên cứu, có kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học xã hội và kinh tế, đã tham gia vào quá trình thực nghiệm. Các cán bộ nghiên cứu làm việc theo cặp để dẫn dắt thảo luận nhóm (FGD). Một người thì dẫn dắt thảo luận nhóm còn người kia ghi chép. Tuy vậy việc tiến hành phỏng vấn cá nhân (IDI) là độc lập. Họ sử dụng máy ghi âm cho cả FGD và IDI nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin thu thập được. Mỗi FGD kéo dài khoảng một tiếng rưỡi trong khi IDI kéo dài khoảng 45 phút. Hãy lưu ý rằng FGD với trẻ, đặc biệt là trẻ khuyết tật, các cán bộ nghiên cứu đã yêu cầu chúng vẽ “tranh” trước khi hỏi kỹ thêm để có được thông tin sâu ẩn đằng sau các bức tranh. Chủ đề chính để vẽ là những điều thích và không thích về cuộc sống và trường học; kinh nghiệm và sự tưởng tượng của một trẻ khuyết tật; và những giấc mơ cho cuộc sống.
Một nhóm thảo luận nhóm trẻ khuyết tật từ 10-15 tuổi đang đi học, tại tỉnh Đồng Nai.
4.5. Kiểm soát chất lượng
Các kỹ thuật khác nhau được sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng thông tin, dữ liệu. Trước hết, quá trình nghiên cứu nghiêm ngặt cho phép xác minh tính tin cậy và hợp lý của các phương pháp kiểm soát chất lượng. Thứ hai là tất cả cán bộ thu thập dữ liệu được nhóm trưởng đào tạo nhằm tiêu chuẩn hóa các công cụ thu thập dữ liệu và quá trình tiến hành thực nghiệm. Thứ ba là công việc thực nghiệm được thực hiện và giám sát thông qua tương tác giữa nhóm nghiên cứu và hai giám sát viên của UNICEF để giải quyết khó khăn nảy sinh trong quá trình thực nghiệm. Cuối mỗi ngày, nhóm nghiên cứu gặp nhau để rút ra bài học từ thực tế và điều chỉnh kế hoạch, chương trình thực nghiệm. Vào ngày cuối cùng ở từng tỉnh, nhóm cũng chia sẻ các phát hiện chính với các chuyên gia và cán bộ của tỉnh và vì thế có cơ hội làm rõ các phát hiện và thu thập thêm được nhiều yếu tố đầu vào từ những người tham gia nghiên cứu.
4.6. Phân tích dữ liệu
Trưởng nhóm cùng với đồng nghiệp của mình bắt đầu phân tích dữ liệu dựa trên khuôn khổ và đề tài đã được đề xuất, sau đó sẽ phân tích tất cả các ghi chú ghi lại trong quá trình thực nghiệm (từ IDI, FGD, đến thăm nhà đáp viên và các cuộc họp không nghi thức với những người cung cấp tin chính) bằng cách sử dụng phần mềm Nvivo Version 2.0, đây là phần mềm hỗ trợ font tiếng Việt. Người trưởng nhóm đưa ra nhiều đề tài và những phát hiện chính của quá trình này và đưa ra những câu nhận xét mang tính mô tả và câu trích dẫn tương ứng. Những câu trích dẫn và bài phân tích bằng tiếng Việt được dịch ra tiếng Anh chỉ sau khi bài phân tích được hoàn thành nhằm giữ nguyên ý nghĩa của dữ liệu.