VI. Kiểm tra kiến thức cuối buổi học 15 phút
4. Sử dụng tài liệu truyền thông
TRÕ CHƠI 2: ĐI VÀO SA MẠC Mục tiêu:
Giúp mọi người hiểu và gắn kết hơn khi tham gia khoá học này.
Cách chơi:
Bạn chọn một số hình ảnh ( hình ảnh thú vật là tốt nhất) và cắt đôi để làm sao mỗi học viên có trong tay một nửa của mỗi tấm hình ( cùng kích cỡ ). Không nên có hình trùng nhau. Nếu bạn không tìm được hình ảnh, bạn cũng có thể viết số trên một tờ giấy nhỏ, mỗi tờ một con số từ 1 đến con số cao nhất bằng phân nửa số của học viên lớp học. Mỗi số bạn viết trên 2 tờ giấy nhỏ, khác màu, sau đó trộn đều phát cho học viên mỗi người một số. Bạn yêu cầu học viên cứ đi tìm “Một nửa của mình” (nửa hình ảnh của mình hoặc con số giống mình) và khi tìm gặp thì kết thân và tìm hiểu lẫn nhau trong vòng 10 phút. Qua 10 phút, khi mọi người trở lại chỗ ngồi ổn định, bạn mời từng cặp vừa quen nhau giới thiệu nhau cho lớp biết bằng cách người này sắm vai người kia để tự giới thiệu: ví dụ A sắm vai B và A tự giới thiệu: “Tôi tên là B, 30 tuổi, có vợ và 3 con, hiện đang công tác tại cơ quan X...”. Kế đó, B sắm vai A và tự giới thiệu về A. Nếu lớp học ít người, bạn có thể cho tất cả mọi người đều sắm vai giới thiệu. Nếu đông người, bạn chỉ cần cho 5 - 6 cặp giới thiệu mà thôi.
Tác động:
Dù mối quan hệ đã được thiết lập giữa từng cặp đôi qua trò chơi này, nhưng đã hình thành mối đồng cảm qua sắm vai nhau. Hơn nữa khi giới thiệu nhau, lớp sẽ cảm thấy vui nhộn do có sự lẫn lộn giới tính, tuổi tác do sắm vai lẫn nhau. Đây là bước đầu của sự chấp nhận nhau.
TRÕ CHƠI 2 : ĐI VÀO SA MẠC Mục tiêu: Mục tiêu:
Đây là một trò chơi hiệu quả để hướng dẫn các học viên đi vào các mong đợi khi tham gia khóa học, đồng thời tạo bầu không khí thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, giúp cởi mở, bộc bạch suy nghĩ.
111
Cách chơi:
Bạn phát cho mỗi học viên một tờ giấy trắng ( cỡ giấy đánh máy) và cho họ vẽ lên tờ giấy này cái gì thân thiết nhất mà họ chọn mang theo trước khi bắt đầu cuộc hành trình vào sa mạc (vẽ trong 10 phút ). Bạn dán các tờ giấy lên bảng và mỗi học viên chia sẻ lý do của sự lựa chọn của họ và sự lựa chọn đó có liên quan gì đến khóa học. Trò chơi sẽ thích thú hơn nếu bạn biết hoạt náo, cho vài nhận xét hài hước vào từng hình vẽ của học viên.
Tác động:
Các học viên có cơ hội tìm hiểu lẫn nhau về sở thích, mong đợi, ước mơ, khuynh hướng... của từng cá nhân, sự liên thông, đồng cảm bắt đầu hình thành. Trò chơi này không hiệu quả với lớp học trên 30 người.