Vì sao cần cho trẻ ăn bổ sung: 1 Nhu cầu năng lƣợng.

Một phần của tài liệu Nut_Train-Final (Trang 33 - 36)

III. Giảng bài 130 phút Thảo luận nhóm lớn trƣớc bài giảng (10 phút)

4. Vì sao cần cho trẻ ăn bổ sung: 1 Nhu cầu năng lƣợng.

4.1. Nhu cầu năng lƣợng.

Cơ thể chúng ta sử dụng thức ăn để tạo năng lượng nhằm duy trì sự sống, sự lớn lên, chống lại bệnh tật và cho các hoạt động sống. Vì vậy, nếu trẻ không nhận đầy đủ thức ăn bổ dưỡng, trẻ sẽ không đủ năng lượng để phát triển và hoạt động.

Sự thiếu hụt năng lƣợng

 Trên biểu đồ, mỗi cột thể hiện tổng nhu cầu năng lượng của từng nhóm tuổi. Cột càng cao thể hiện nhu cầu năng lượng của trẻ cao hơn đó là khi trẻ lớn lên, to hơn và hoạt động nhiều hơn. Phần màu đen của cột là phần năng lượng cung cấp từ sữa mẹ.

 Ta thấy từ tháng thứ 6 trở đi có sự thiếu hụt giữa nhu cầu năng lượng của trẻ và năng lượng cung cấp từ sữa mẹ (Phần mầu trắng ). Trẻ càng lớn thì sự thiếu hụt càng tăng.

34

4.2. Nhu cầu về sắt

 Nếu trẻ bị thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu, dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và nếu bị sẽ hồi phục chậm. Trẻ cũng đồng thời tăng trưởng và phát triển chậm.

 Kẽm cũng là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Các thực phẩm giàu sắt cũng thường giàu kẽm vì vậy nếu trẻ được ăn bổ sung các thực phẩm giàu sắt thì cũng đồng thời được bổ sung kẽm.

Sự thiếu hụt sắt:

Trong biểu đồ này, phía trên của các cột biểu thị nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ. Một đứa trẻ sinh đủ tháng có dự trữ sắt tốt sẽ có đủ sắt cho tới khi được 6 tháng

tuổi (chỉ các vùng được kẻ sọc)

 Vùng được tô đậm ở phía dưới của các cột biểu thị lượng sắt được sữa mẹ cung cấp nếu trẻ vẫn tiếp tục được cho bú mẹ (chỉ các vùng được tô đậm).

 Sự phát triển của trẻ nhỏ trong năm đầu thường nhanh hơn năm thứ hai. Vì vậy trẻ càng nhỏ thì nhu cầu sắt càng cao.

 Tuy nhiên, cơ thể sẽ sử dụng lượng sắt dự trữ trong 6 tháng đầu tiên. Vì vậy, sau 6 tháng ta sẽ thấy khoảng cách giữa nhu cầu của trẻ và lượng sắt từ sữa mẹ. Đây là khoảng thiếu hụt cần được bù đắp bằng sắt từ các thức ăn bổ sung (chỉ các vùng để trắng - đây là khoảng thiếu hụt).

35

4.3. Nhu cầu vitamin A

 Vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển  Phòng chống khô mắt

 Tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng

Sự thiếu hụt Vitamin A

Trong biểu đồ trên phần trên của các cột biểu thị nhu cầu Vitamin A của một đứa trẻ bình thường trong 1 ngày. Sữa mẹ cung cấp phần lớn vitamin A cho nhu cầu này trong thời gian bú mẹ 6 tháng đầu. Do trẻ ngày càng lớn lên, nhu cầu vitamin A tăng lên do đó có một khoảng thiếu hụt Vitamin A. (vùng để trắng trên biểu đồ biểu thị khoảng thiếu hụt Vitamin A cần được bù đắp).

 Do vậy đối với phần lớn trẻ thì tròn 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung.

36  Thông điệp:Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung (Tranh )

Thông điệp:

Bắt đầu cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ lúc 6 tháng tuổi giúp trẻ lớn nhanh

Phần lớn trẻ trước 6 tháng tuổi chưa có nhu cầu ăn bổ sung. Chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung trước 6 tháng tuổi nếu trẻ không tăng cân tốt. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì phải tư vấn cho bà mẹ về bú mẹ hoàn toàn và làm thế nào để trẻ nhận đủ sữa mẹ.

Cho trẻ ăn thêm quá sớm:

Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể dẫn đến:

 Trẻ ít bú sữa mẹ, khó thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ;  Bữa ăn ít chất dinh dưỡng nếu cho trẻ ăn nước súp hoặc cháo;  Tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố bảo vệ có trong sữa mẹ;

 Tăng nguy cơ bị ỉa chảy vì thức ăn bổ sung không hợp vệ sinh hoặc không dễ tiêu hoá như sữa mẹ;

 Trẻ có nguy cơ bị dị ứng vì trẻ chưa tiêu hoá và hấp thu tốt các thức ăn mới;  Bà mẹ có nguy cơ mang thai nếu cho trẻ bú ít.

Cho trẻ ăn thêm quá muộn:

Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung quá muộn là một yếu tố nguy cơ cho trẻ vì:  Trẻ không được ăn thêm thức ăn để thoả mãn nhu cầu lớn lên của trẻ;  Trẻ lớn và phát triển chậm hơn;

 Trẻ có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để phòng tránh suy dinh dưỡng hoặc thiếu vi chất như thiếu máu do thiếu sắt.

Một phần của tài liệu Nut_Train-Final (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)