SỐ LƢỢNG, TÍNH ĐA DẠNG THỰC PHẨM VÀ TẦN SUẤT CHO ĂN THỨC ĂN BỔ SUNG

Một phần của tài liệu Nut_Train-Final (Trang 42 - 45)

ĂN THỨC ĂN BỔ SUNG

43

Tầm quan trọng của việc sử dụng đa dạng thức ăn

 Đường trên cùng biểu thị nhu cầu năng lượng, prôtít, sắt và vitamin A của một đứa trẻ " trung bình" từ 12-23 tháng tuổi. Phần màu đen trong mỗi cột cho thấy số lượng các chất này được cung cấp từ sữa mẹ cho lứa tuổi này khi trẻ được cho bú thường xuyên.

 Chúng ta thấy rằng:

 Sữa mẹ cung cấp một số lượng cần thiết năng lượng và các chất dinh dưỡng thậm chí khi trẻ đã 2 năm tuổi.

 Không có cột nào được lấp đầy và sự thiếu hụt này phải được bù trừ bằng thức ăn bổ sung

 Sự thiếu hụt lớn nhất là sắt và năng lượng

Vậy làm thế nào để trẻ có thể nhận đƣợc nhiều sắt hơn?

 Cho trẻ ăn các loại thức ăn động vật có nhiều sắt như gan hay nội tạng. Thức ăn động vật là thức ăn đặc biệt tốt cho trẻ.

 Sử dụng các thực phẩm tăng cường sắt sẵn có ở địa phương .  Bổ sung vi chất cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị thiếu sắt.

Vậy làm thế nào để có thể bù trừ năng lƣợng thiếu hụt?

Dƣới đây, chúng ta sẽ xem xét các phƣơng pháp bù trừ sự thiếu hụt này. Tần suất cho ăn bổ sung

 Trẻ đã ăn một bát đầy thức ăn vào mỗi bữa ăn. Dạ dày trẻ không có chỗ để chứa thêm thức ăn cho mỗi bữa.

 Vì vậy để bổ sung năng lượng cần cho cháu ăn nhiều lần hơn. Có thể cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn dễ nấu giữa các bữa chính. Các thức ăn này thêm vào các bữa chính chứ không thay thế chúng.

44  Các thức ăn thêm này thường được gọi là quà. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn với các thức ăn khác như đồ ngọt, thức ăn rán giòn hay các thức ăn chế biến sẵn.

Loại thức ăn thêm nào dễ cho trẻ ăn?

 Các thức ăn thêm (quà) cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng. Sữa chua và các sản phẩm làm từ sữa; bánh mì hay bánh bích qui phết bơ, bơ thực vật, bơ lạc hay mật ong; hoa quả; bánh đậu; khoai tây nấu, là những thức ăn thêm tốt.

 Những thức ăn thêm kém giá trị là những thức ăn giàu đường nhưng thiếu chất. Ví dụ như nước uống có ga (sô đa), nước hoa quả ngọt, đồ ngọt/kẹo, kẹo đá và bánh qui ngọt.

Tần suất cho ăn ( thông điệp )

Một đứa trẻ đang tăng trƣởng cần 3 bữa chính và 2 bữa phụ

Khi nói chuyện với gia đình về việc cho trẻ ăn nhiều bữa, bạn nên đưa ra một số cách giải quyết để gia đình cân nhắc, xem xét. Thật khó cho trẻ ăn nhiều bữa nếu người chăm sóc trẻ có quá nhiều việc hay thức ăn thêm quá đắt hoặc khó mua. Các thành viên khác của gia đình có thể giúp người chăm sóc trẻ. Giúp các gia đình tìm ra cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh của họ.

Số lƣợng thức ăn bổ sung khuyến nghị

 Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn bổ sung, trẻ cần thời gian để làm quen với mùi vị và tính chất của thức ăn mới. Trẻ cần học kĩ năng ăn. Khuyến khích các gia đình cho trẻ ăn 2-3 thìa thức ăn và ăn một ngày 2 lần.

 Tăng dần số lượng và đa dạng thức ăn khi trẻ lớn. Khi trẻ được 12 tháng tuổi, mỗi bữa ăn trẻ có thể ăn một bát con hoặc 1 cốc đầy hỗn hợp nhiều loại thức ăn và 2 bữa phụ giữa các bữa chính. Cần thay đổi khẩu vị cho trẻ..

45  Khi trẻ phát triển và học kĩ năng ăn. Trẻ chuyển từ việc ăn thức ăn rất mềm, thức ăn nghiền sang thức ăn miếng, đòi hỏi trẻ phải nhai, sau đó sang ăn thức ăn chung với gia đình. Nhiều thực phẩm gia đình cần phải thái nhỏ nếu trẻ khó ăn.

Số lƣợng thức ăn

Tuổi Tính chất thức ăn Tần suất Số lƣợng mỗi bữa

6 tháng Bột, thức ăn nghiền kỹ, 2 lần/ngày và bú mẹ nhiều lần

2-3 thìa súp 7-8

tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thức ăn nghiền 3 lần/ngày và bú mẹ nhiều lần

Tăng dần số lượng đến 2/3 bát 250 ml mỗi bữa

9-11 tháng

Thức ăn thái nhỏ hoặc nghiền, thức ăn trẻ có thể nắm được 3 bữa và 1 bữa phụ giữa các bữa chính và bú mẹ 3/4 bát 250ml 12-24 tháng

Thức ăn gia đình, thái nhỏ hoặc nghiền nếu cần thiết

3 bữa và 2 bữa phụ giữa các bữa và bú mẹ

Một bát đầy 250ml

 Bạn có thể thấy trên bảng khi trẻ càng lớn thì số lượng thức ăn càng tăng. Cho trẻ ăn đủ số lượng trẻ sẽ ăn và khích lệ trẻ ăn.

Một phần của tài liệu Nut_Train-Final (Trang 42 - 45)