Khái niệm về truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi 1 Truyền thông

Một phần của tài liệu Nut_Train-Final (Trang 102 - 103)

VI. Kiểm tra kiến thức cuối buổi học 15 phút

2. Khái niệm về truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi 1 Truyền thông

2.1. Truyền thông

Truyền thông là một quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin từ người truyền đến người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức thay đổi thái độ và hành vi (đặc trưng quan trọng của truyền thông là tính 2 chiều)

Thông tin, thông điệp

Nguồn tin Người nhận Đáp ứng

được tính tiếp cận và độ thường xuyên.

Mục tiêu:

Sau khi đọc xong bài này, học viên cần nắm được các yêu cầu sau:

 Nêu được mục đích của truyền thông giáo dục dinh dưỡng và các bước của quá trình thay đổi hành vi.

 Nắm được các hoạt động TTGDDD và các phương pháp áp dụng để triển khai các hoạt động của dự án.

 Có khả năng thực hiện tốt một buổi GDDD thông qua các hoạt động thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ.

 Biết cách sử dụng phương tiện truyền thông như tờ rơi, áp phích, tranh lật

Các nội dung cơ bản

NỘI DUNG

103

2.2. Các bƣớc thay đổi hành vi

Mục tiêu cuối cùng của TTGDDD là thay đổi một hành vi theo hướng có lợi về dinh dưỡng và sức khoẻ. Sự thay đổi này là một quá trình nhiều bước và tiến triển dưới tác động của các yếu tố tâm lý, xã hội và các hoạt động TTGD

Bƣớc 1 Bƣớc 2 Bƣớc 3 Bƣớc 4 Bƣớc 5 Nhận thức Quan tâm, thích thú Xem xét,Có ý định thay đổi Làm thử Chấp nhận và duy trì

Nhƣ vậy quá trình thay đổi hành vi diễn qua 5 bƣớc sau: Bƣớc 1: Từ chưa nhận thức được vấn đề đến hiểu vấn đề đó

Ví dụ: Người phụ nữ không hiểu biết về bệnh thiếu máu dinh dưỡng và các nguy hiểm dẫn đến cho cả mẹ và thai nhi khi bị thiếu máu

Bƣớc 2: Từ hiểu vấn đề đến quan tâm, tìm hiểu kỹ vấn đề đó

Ví dụ: Tìm hiểu qua cán bộ y tế, cộng tác viên phụ nữ, tìm tài liệu đọc để biết rõ hơn về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống bệnh thiếu máu dinh dưỡng

Bƣớc 3: Từ quan tâm tìm hiểu vấn đề đến mong muốn giải quyết vấn đề đó

Ví dụ: Bàn bạc với chồng để trồng thêm một số cây rau và nuôi thêm gà đẻ trứng để đưa vào bữa ăn. Hỏi điạ chỉ mua viên sắt/folat để uống

Bƣớc 4: Từ mong muốn giải quyết vấn đề đến thử thực hiện hành vi mới

Ví dụ: Khi biết rõ về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống thiếu máu sẽ ăn tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất sắt, không kiêng khem và thực hiện uống viên sắt/folat đều đặn ngay từ sau khi cưới theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Bƣớc 5: Từ thử thực hiện hành vi mới đến thực hiện thành công và duy trì hành vi đó và tuyên truyền vận động người khác cùng làm theo

Ví dụ: Tiếp tục ăn tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất sắt, không kiêng khem và thực hiện uống viên sắt/folat đều đặn thấy sức khoẻ tốt hơn, từ đó vận động phụ nữ trong thôn, xã làm theo

Một phần của tài liệu Nut_Train-Final (Trang 102 - 103)