Cơ chế bài tiết sữa và phun sữa

Một phần của tài liệu Nut_Train-Final (Trang 26 - 27)

III. Giảng bài 130 phút

5. Cơ chế bài tiết sữa và phun sữa

5.1. Phản xạ tiết sữa (Phản xạ Prolacin):

Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolacin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa. Phần lớn Prolacin ở trong máu khoảng 30 phút sau bữa bú, chính vì thế nó giúp cho vú tạo sữa cho bữa bú tiếp theo. Điều này cho thấy rằng nếu trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa. Prolacin được sản xuất nhiều vào ban đêm, vì vậy cho con bú vào ban đêm là rất có ích để duy trì sự tạo sữa.

5.2. Phản xạ phun sữa (Phản xạ Oxytoxin)

Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Oxytoxin. Oxytoxin đi vào máu, đến vú làm cho các tế bào xung quanh nang sữa co lại đẩy sữa chảy ra ngoài. Nếu phản xạ

Oxytoxin không làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa. Mặc dù vú vẫn đang sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra, phản xạ Oxytoxin dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của bà mẹ. Khi bà mẹ có cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nụôi con bằng sữa mẹ thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ Oxytoxin.

Trong sữa mẹ có một yếu tố phụ được gọi là chất ức chế tạo sữa. Khi một lượng sữa lớn đọng trong vú, chất úc chế sẽ tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa. Vì vậy

27 muốn vú tạo nhiều sữa thì phải tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra.

Một đặc điểm quan trọng khác của oxytoxin đó là giúp cho tử cung của ngƣời mẹ co lại sau quá trình sinh nở. Điều này làm giảm sự chảy máu sau sinh nhƣng đôi khi nó gây đau cho tử cung khi cho trẻ bú trong môt vài ngày đầu.

Một phần của tài liệu Nut_Train-Final (Trang 26 - 27)