Những biện pháp khuyến khích phát triển ngành

Một phần của tài liệu Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (Trang 45 - 53)

3. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TRÊN GÓC ĐỘ KHU VỰC

3.2.2.Những biện pháp khuyến khích phát triển ngành

Khi nhắc đến phát triển nông nghiệp, người ta luôn nhắc đến những tiến bộ về

kết cấu hạ tầng và công nghệ và đặc biệt là cuộc cách mạng xanh, nhưng bên cạnh đó có nhiều cuộc cách mạng lặng lẽ hơn đã diễn ra ở châu Á với những ảnh hưởng ít sâu sắc hơn. Đó là sự cải thiện dần dần trong những biện pháp khuyến khích phát triển ngành thông qua cải cách về chính sách giá nông nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô và tỷ giá.

Hệ thống thuế nông nghiệp vô hình và hữu hình ở các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá đã được nghiên cứu và thảo luận trong

nhiều thập niên (ví dụ Lipton 1977; Bautista và Valdes 1993; Anderson and Martin 2009). Các công trình nghiên cứu lần lượt chỉ ra rằng không chỉ xuất khẩu nông sản phải chịu thuế trực thu thông qua các loại thuế xuất khẩu và các công cụ khác, mà rõ ràng toàn bộ ngành nông nghiệp cũng bị đánh thuế gián thu, thông qua những tác động của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng công nghiệp (làm tăng chi phí nông nghiệp bằng cách làm tăng sự cạnh tranh về lao động và vốn) và thông qua tỷ giá được định ở mức cao, làm giảm giá các đầu vào công nghiệp, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu và các mặt hàng tương tự cạnh tranh với hàng nhập khẩu (Krueger et al. 1988). Những biện pháp trừng phạt gián tiếp đối với nông nghiệp có ở tất các trường hợp so sánh, đủ lớn để loại bỏ tất cả những tác động của bất cứ biện pháp bảo vệ

nào đối với các loại nông sản thay thế nhập khẩu, như gạo và ngô ở Inđônêxia hay Philipin. Hậu quả của những chính sách này là làm giảm tỷ lệ thu hồi vốn của các khoản đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, làm tăng nhu cầu được nhận thức đối với đầu tư công, không chỉ trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa công cộng nhưđường sá, điện và thủy nông mà còn cả trong những lĩnh vực mà đầu tư tư

nhân nên chiếm ưu thế như nghiên cứu thích ứng, chế biến lương thực và sợi, hoạt động sau thu hoạch như lưu kho và thương mại. Trong thời gian dài hạn hơn, những chính sách ngành có tác động tiêu cực sẽ làm tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nông thôn chậm lại (Xem Hộp 1, trường hợp của Philipin).

Trên toàn thế giới, chính sách không ủng hộ ngành nông nghiệp này nói chung

đã giảm cùng với thu nhập (Anderson và Hayami, 1986), phản ánh quyền mặc cả về chính trị của người nông dân và cộng đồng nông thôn đã tăng lên khi tổng thu nhập tăng và tỷ trọng lương thực thực phẩm trong tổng tiêu dùng giảm. Ở

châu Á, quá trình hình thành một sân chơi bình đẳng cho khu vực nông nghiệp thực sự bắt đầu từ những năm 80. Thu nhập tăng lên, toàn cầu hoá, sự nhượng bộ trong chính sách thương mại để gia nhập WTO, cùng nhiều yếu tố khác kết hợp lại đã tạo nên sức ép giảm bớt sự méo mó trong hệ thống thương mại nói chung và sự bất công đối với ngành nông nghiệp nói riêng. Bảng 4, từ nghiên cứu của Anderson và Martin (2009), cho thấy xu hướng này. Nó thể hiện những thước đo thực về thuế nông nghiệp (-) hay trợ cấp (+), xem xét cả những chính sách áp dụng trực tiếp cho ngành này cũng như gián tiếp thông qua hỗ trợ hay

đánh thuế các ngành khác. Thước đo này được gọi là tỷ lệ hỗ trợ thực tế cho nông nghiệp (RRA), và được định nghĩa là chênh lệch giữa tỷ lệ hỗ trợ danh

nghĩa cho nông nghiệp (NRAA) với tỷ lệ hỗ trợ danh nghĩa cho các ngành phi nông nghiệp (NRAN)11.

Bng 4: RRAs trong nông nghip ca mt s nn kinh tế châu Á

Nước/Khu vực 1970- 74 1975- 79 1980- 84 1985- 89 1990- 94 1995- 99 2000- 04 Các nền kinh tế mới nổi châu Á -55.7 -53.7 -51.9 -38.0 -14.2 7.4 8.5 Hàn Quốc 30.5 53.9 104.8 145.9 188.2 158.2 167.3 Đài Loan 4.2 1.7 12.9 28.0 42.5 52.2 69.0 Trung Quốc -60.5 -60.5 -60.5 -49.9 -31.1 -3.0 0.9 Nam Á -39.8 -41.6 -33.3 5.1 -15.5 -14.9 3.4 Ấn Độ -38.3 -43.8 -33.5 11.7 -12.1 -12.9 12.5 Đông Nam Á -25.3 -18.0 -13.4 -16.1 -14.5 -7.7 3.7 Inđônêxia -24.7 -13.6 -13.5 -22.5 -21.3 -18.3 5.4 Philippin -19.8 -20.3 -14.9 4.3 6.1 24.9 15.9 Thái Lan -33.7 -27.5 -14.4 -16.3 -14.9 -6.5 -7.4 Việt Nam – – – -19.2 -17.4 -1.3 0.0

Nguồn: Anderson và Martin (2009), Bảng 1.17.

Do các ngành liên kết với nhau qua các thị trường lao động và vốn, và qua tỷ giá, nên RRA có thể tăng lên bằng cách giảm thuế đánh trực tiếp đối với khu vực nông nghiệp (tức là tăng NRAA), hoặc giảm bảo hộ đối với khu vực chế tạo và công nghiệp khác (tức là giảm NRAN). Ví dụ đối với toàn bộ khu vực Đông Nam Á, NRAA nói chung là rất nhỏ trong giai đoạn từ 1975 đến 1999 (trong khoảng –5% đến +5%). Những cải thiện trong các biện pháp khuyến khích phát triển ngành – RRA tăng từ -18 lên -7.7 trong cùng kỳ— có được nhờ giảm thuế đánh vào khu vực chế tạo, khiến NRAN giảm từ 22% xuống chỉ còn 8%.

11 Về mặt chính thức, RRA = 100*[(NRAA/NRAN) – 1]. Về một định nghĩa và thảo luận hoàn chỉnh hơn, đề

Hp 1: Nhng chính sách ti đã làm gim tăng trưởng nông nghip

Philipin như thế nào

Philipin minh họa cách sự can thiệp trực tiếp và các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể cản trợ sự tăng trưởng của khu vực nông nghiệp bằng việc giảm bớt các biện pháp khuyến khích phát triển ngành như thế nào. Cho đến thập niên qua, chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia này đã dành ưu đãi cho các nhà chế

tạonhiều hơn so với những người nông dân và nghiêng về thay thế nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu. Ưu đãi thương mại chung (OTB), một biện pháp chính sách ủng hộ các ngành cạnh tranh với hàng nhập khẩu hơn là các nhà xuất khẩu

đã luôn không ủng hộ mạnh mẽđối với các nhà xuất khẩu trong suốt 3 thập niên sau chiến tranh (Bautista 1993). Cụ thể là các loại nông sản xuất khẩu được coi là một nguồn linh hoạt tạo ra thu nhập ngoại tệ và việc làm trong nước và những nông sản như cùi dừa, đường và gỗ, tất cả đều bị đánh thuế xuất khẩu, và một hệ thống tỷ giá hối đoái kép mà theo đó kim ngạch xuất khẩu nông sản có thể được chuyển đổi sang đồng nội tệ chỉ với tỷ giá bất lợi hơn. Toàn bộ khu vực nông nghiệp, về mặt gián tiếp, đều bị bất lợi do chếđộ bảo hộ thuế quan được áp dụng cho các ngành cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Chế độ bảo hộ này hỗ trợ

một tỷ giá được định ở mức cao, khiến hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và làm giảm tính hấp dẫn của hàng hóa xuất khẩu của nước này trên thị trường toàn cầu (Baldwin 1975).

Hậu quả là đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp giảm đi và nông sản xuất khẩu cũng giảm mạnh.

Để bù đắp lại, những chếđộ kế nhiệm đã công bố các chương trình đầu tư công vào kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn và vào công nghệ cũng như hỗ trợ

về giá cho các loại ngũ cốc chính, nhưng những điều này vẫn chưa đủ để khắc phục những biện pháp khuyến khích phát triển ngành tiêu cực do chương trình xúc tiến công nghiệp và hệ thống thuế xuất khẩu tạo ra. Những thiên lệch này

đã đi vào từng sản phẩm, và thậm chí cả những loại lương thực chủ yếu như gạo cũng bị chi phối bởi chế độ bảo hộ tiêu cực chung này. Những tác động này đã trở nên trầm trọng hơn do khủng hoảng kinh tế vĩ mô, tạo ra sự bất ổn về giá, chính sách và trong việc tiếp tục thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp. Do vậy, “những chính sách thương mại và tỷ giá méo mó ở mức cao mà Philipin theo đuổi đã có tác động tiêu cực lớn tới những biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp” (Bautista 1993:132). Sự bất ổn về kinh tế vĩ mô và những biện pháp khuyến khích phát triển ngành tiêu cực đã khiến tốc độ tăng

trưởng nông nghiệp chậm lại, từ khoảng 4% trong những năm 60 xuống còn 1% trong những năm 80 và 1,6% trong những năm 90 (xem bảng), thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP hoặc tốc độ tăng dân số. Tăng trưởng nhờ sản lượng gạo tăng mạnh trong cuộc cách mạng xanh (những năm 70) không thể bền vững

được trong điều kiện các chính sách tồi. Xuất khẩu nông sản đã bị đổ vỡ. Trong khi đó, bảo hộ tăng mạnh đối với những người sản xuất ngô trong những năm 70-80 đã khuyến khích việc trồng ngô trên các sườn đồi dốc và các vùng cao dẫn đến tình trạng phá rừng, xói mòn đất và đất bạc màu. Kết quả hoạt động tồi tệ này của khu vực nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo và túng quẫn dai dẳng ở nông thôn Philipin.

Tc độ tăng tng giá tr gia tăng (giá cốđịnh năm 1985), %

Nguồn: Trích dẫn từ David 2003, Bảng 6.2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên toàn khu vực, tác động tiêu cực của những méo mó về chính sách thương mại trong những năm 90 đủ mạnh đến mức mà vào đầu những năm 2000, nhiều nền kinh tế đã thực hiện những cơ chế chính sách thương mại và chính sách ngành dành mức độ bảo hộ thực cho nông nghiệp cao hơn so với những ngành khác.

Trường hợp của Inđônêxia cho thấy cách mà một tập hợp các cuộc cải cách về

chính sách kinh tế có tác động như thế nào với những biện pháp khuyến khích phát triển ngành trong nông nghiệp.12 Trong những năm 70 và 80, nhiều chính sách đã được áp dụng đối với khu vực nông nghiệp. Các nhà sản xuất lúa gạo trong nước được bảo hộ trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu (với mục tiêu

đạt được việc tự cung tự cấp), và việc sử dụng các công trình thủy lợi, tín dụng, phân bón và áp dụng các giống lúa mới trong nông nghiệp đều được trợ giá.

Đường và những nông sản cạnh tranh với hàng nhập khẩu khác, được bảo hộ

mạnh mẽ trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, như đỗ tương và ngô trong

một số giai đoạn. Nông sản xuất khẩu như dầu cọ, cà phê, một số loại gia vị và cao su bị đánh thuế xuất khẩu hoặc chịu sự chi phối của hệ thống cấp phép trong khi các sản phẩm khác, gồm cả gỗ khúc, là đối tượng phải chịu những hạn chế

xuất khẩu về lượng, bao gồm cả cấm xuất khẩu. Nhiều hoạt động nông nghiệp, gồm cả chế biến sau thu hoạch, tiếp thị và thương mại đã phải chịu sự chi phối của các biện pháp can thiệp, từ cấp phép (mà đã tạo ra độc quyền tư nhân có hiệu lực) tới độc quyền của nhà nước.

Bảng 5 thể hiện các mức NRA áp dụng đối với các ngành khác nhau trong khu vực nông nghiệp của Inđônêxia cũng như của RRA đối với toàn bộ khu vực nông nghiệp. Tính trung bình, các mặt hàng xuất khẩu đều bị bất lợi do tác động của các chính sách phát triển ngành trong suốt ba thập niên qua, mặc dù tỷ lệ hỗ

trợ áp dụng cho từng sản phẩm và từng giai đoạn là khác nhau. Những cải cách sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á đã làm giảm đáng kể mức độ méo mó này với việc xóa bỏ phần lớn các loại thuế xuất khẩu và sự can thiệp quá trực tiếp của nhà nước vào giá cả và thị trường trong nước. Các nông sản cạnh tranh với hàng nhập khẩu, tính bình quân, đều nhận được sự bảo hộ tích cực, mặc dù một lần nữa sự bảo hộ này cũng vẫn còn che đậy sự khác biệt lớn giữa các mặt hàng. Bảo hộđối với gạo đã giảm mạnh một khi quốc gia này đã bảo đảm tự cung tự

túc vào năm 1985, nhưng những biện pháp kiểm soát nhập khẩu mới lại được áp

đặt trở lại khi cuộc khủng hoảng châu Á nổ ra. Đối với toàn bộ khu vực nông nghiệp có khả năng thương mại, NRA vẫn duy trì trong biên độ từ khoảng -10

đến +10 trong giai đoạn 1970-2000, và tăng lên 13,9 sau cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng, RRA cho nông nghiệp vẫn duy trì ở mức âm do bảo hộ được dành cho các ngành phi nông nghiệp. Những ngành này có NRA ở mức khoảng 26% trong suốt những năm 70 và 80, chỉ giảm xuống sau khi kết thúc các năm khai thác dầu phát triển mạnh mẽ và giảm một lần nữa sau cuộc khủng hoảng châu Á. Theo đó, RRA cho nông nghiệp đã cải thiện đáng kể từ những năm 90 đến nay, lần đầu tiên tăng lên mức dương (5,4%) vào năm 2000-04.

Bng 5: Inđônêxia: T l h tr danh nghĩa và thc tế cho nông nghip Chỉ số 1970- 74 1975- 79 1980- 84 1985- 89 1990- 94 1995- 99 2000- 04 NRA: Hàng có thể xuất khẩu -3.3 -0.3 -7.0 -16.5 -24.6 -17.2 -3.0 Cà phê -7.1 -3.7 -8.6 -2.2 -0.5 2.3 3.0 Dừa -5.9 2.2 -6.1 -22.0 -45.6 -29.4 -8.1 Cao su 15.2 -3.4 -16.2 -20.5 -31.9 37.0 16.7 Dầu cọ -14.5 -9.2 22.2 -1.1 11.9 -18.3 -3.8 NRA: Hàng cạnh tranh nhập khẩu -3.6 16.5 19.5 5.1 -0.7 -5.8 24.7 Gạo - 13.9 4.5 -0.9 -8.7 -13.0 18.7 Ngô -15.4 10.2 18.6 21.9 22.5 24.6 10.8 Đường 2.1 23.5 53.8 8.5 3.9 11.3 49.4

NRA, toàn bộ khu vực nông nghiệp

-3.8 10.4 10.5 -1.9 -7.5 -9.7 13.9 NRA, phi nông

nghiệp

27.7 27.7 27.7 26.5 17.6 10.6 8.1

RRA, nông nghiệp -24.7 -13.6 -13.5 -22.5 -21.3 -18.3 5.4

Ghi chú: NRAs bao gồm cả tác động của trợ giá phân bón. Hàng có thể xuất khẩu cũng bao gồm chè; hàng nhập khẩu cũng bao gồm cả đỗ tương và gia cầm (xem số liệu đầy đủ tại nguồn).

Nguồn: Fane và Warr (2009).

Những số liệu này đã khẳng định xu thế chung hướng tới một tập hợp các biện pháp khuyến khích phát triển ngành ít bị bóp méo hơn ở mức tổng thể tại Inđônêxia. Những cải cách về chính sách nông nghiệp và phi nông nghiệp đã làm giảm bớt mức độ phân biệt đối xửđối với khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bức tranh này vẫn còn có bằng chứng về những phân biệt đối xử về chính sách ở cấp ngành, đặc biệt đáng quan tâm là gạo, đường và dừa.

Những số liệu này đã chuyển tải những thông tin quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp và bảo đảm phúc lợi về kinh tế. Các biện pháp khuyến khích

phát triển ngành ở mức cao được thực hiện lâu dài có nghĩa là nhiều nguồn lực hơn (đất đai, lao động và vốn) được dành cho hoạt động sản xuất của các ngành

đó ở mức tối ưu, trừ khi sản lượng tăng lên của các cây trồng đó đem lại một số

lợi ích phi kinh tế cho xã hội. Nếu không có những lợi ích đó, thì việc bảo hộ

cho các cây trồng này sẽ tạo ra lợi ích cho các nhóm các nhà sản xuất hoặc cho các thương nhân mua những sản phẩm đó. Ngược lại, việc áp dụng lâu dài NRA thấp cho thấy là một sản phẩm sẽ được sản xuất ít hơn và cả những người sản xuất trong ngành đó lẫn toàn bộ nền kinh tế sẽ khá hơn nhờ các nguồn lực phân bổ cho sản phẩm đó tăng lên.

Thái Lan cho chúng ta một sự so sánh quan trọng khác về các biện pháp khuyến khích phát triển ngành đối với nông nghiệp. Giống như Việt Nam, Thái Lan là

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (Trang 45 - 53)