6. LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, 2011-2020
6.2. Những vấn đề cụ thể đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn
Thảo luận về những vấn đề đặt ra đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam cho thấy có rất nhiều khó khăn, nhưng cũng vẫn còn nhiều cơ hội
để khai thác (ví dụĐặng Kim Sơn 2009; Athukorala et al. 2007; Vũ Hoàng Linh 2009; Kompas et al. 2009). Tham khảo Hình 1 và phân tích năng suất lao động ở
phần 2.4, chúng tôi có thể phân nhóm những vấn đề chính thành ba nhóm: Những vấn đề tác động tới hiệu quả và tăng năng suất nông nghiệp và được phản ánh qua tỷ lệ giữa đất đai và năng suất YA/NA; những vấn đề tác động tới khả năng tiếp cận thị trường và các biện pháp khuyến khích phát triển ngành đối
với ngành nông nghiệp và tác động tới giá tại cổng trang trại PA; và các vấn đề
tác động tới việc phân bổ nguồn lực sản xuất, bao gồm sự dịch chuyển các nguồn lực vào và ra khỏi ngành nông nghiệp, được phản ánh qua tỷ lệ đất đai trên lao động NA/LA.
Các vấn đề về hiệu quả và năng suất
Nhóm vấn đề này liên quan tới năng suất và động lực nội tại của nông nghiệp Việt Nam. Sản lượng của ngành nông nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn đầu của thời kỳđổi mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khả năng đểđạt được nhiều thành tựu hơn nữa. Một số thành tựu có thể thu được thông qua đổi mới công nghệ kỹ
thuật; một số khác thông qua cung cấp kết cấu hạ tầng cần thiết như tưới tiêu; một số lại nhờ các luồng thông tin tốt hơn với sự hỗ trợ của dịch vụ điện thoại; và một số khác lại do kỹ năng người nông dân tích lũy được. Nhưng các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng tiếp tục tự do hóa việc sử dụng đất đai và cho phép thị trường đất đai được phát triển một cách cạnh tranh và mang tính phân cấp hơn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thậm chí lớn hơn hiệu quả do tất cả các yếu tố
khác tạo ra.
Thị trường đất đai thông thoáng hơn không chỉ khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, mà còn cho phép người nông dân tìm cách sử dụng đất đai của mình một cách hiệu quả nhất. Chênh lệch về năng suất sản xuất lúa gạo dần nới rộng giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng còn lại của cả nước (Hình 12) cho thấy tại rất nhiều khu vực, việc đa dạng hóa mục đích sử dụng ruộng đất ngoài sản xuất lúa gạo có thể là một giải pháp hợp lý khi những hạn chế đối với sử
dụng đất giảm bớt và thị trường đất đai thoáng hơn.
Tiếp cận thị trường và các biện pháp khuyến khích phát triển ngành
Các vấn đề về tiếp cận thị trường không chỉ là những vấn đề tác động tới đầu vào với mức giá cạnh tranh, mà còn tác động tới việc sử dụng lợi nhuận của người nông dân. Gần đây, mặc dù các doanh nghiệp nhà nước chi phối cả nguồn cung đầu vào, quá trình chế biến sau khi thu hoạch và bán hầu hết các loại nông sản ra thị trường; những doanh nghiệp này lại bị đánh giá là rất không hiệu quả
(Đặng Kim Sơn 2009; Athukorala et al. 2009). Kết quả là nông dân phải tiêu tốn quá nhiều cho chi phí đầu vào, và phần lớn giá đầu ra bị triệt tiêu một cách không cần thiết bởi các yếu tố trung gian không hiệu quả. Kết quả là thu nhập của nông dân giảm, và những tác động truyền dẫn tới phúc lợi của người dân ở
Giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ khu vực tư
nhân và các hợp tác xã, trong đó các chính sách khuyến khích các giải pháp hiệu quả cần được coi trọng khi đưa ra các quyết định kinh tế. Việc chính phủ phê duyệt các thể chế hỗn hợp và tư nhân ủng hộ tích cực quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước là một điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp này. Ngoài ra, trong chuỗi tiếp thị, các chi phí vận tải, các loại phí tại cảng, hải quan, phí bốc xếp và các chi phí giao dịch khác phải được giảm xuống mức thấp nhất có thể. Kết cấu hạ tầng được cải thiện là mấu chốt của vấn đề này. Từ nông trại tới đường sá, các cảng, kết cấu hạ tầng thông tin liên lạc đều cần được nâng cấp. Khả năng vận tải quốc tế của Việt Nam không phải kém nhất trong khu vực (xem Hình 12), nhưng so với các nước láng giềng (và các đối thủ cạnh tranh tại một số thị trường xuất khẩu nông sản) như Thái Lan hay Inđônêxia, Việt Nam vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện khả năng vận tải quốc tế.
Cuối cùng, tối đa hóa lợi nhuận cho người nông dân đòi hỏi giá nông sản xuất khẩu phải càng gần với mức giá quốc tế càng tốt. Do Việt Nam xuất khẩu phần lớn nông sản (gạo, cà phê, cao su, hải sản), việc mở cửa nền kinh tế cho thương mại quốc tế khiến giá của nhà sản xuất trong nước của những mặt hàng này tăng lên. Điều này được thể hiện qua ví dụ về giá gạo ở Hình 14, và kim ngạch xuất khẩu hải sản ở Hình 15, cho thấy tỷ lệ giữa giá trong nước so với giá tại các thị
trường xuất khẩu tăng lên khi mở cửa thương mại, từ mức khoảng 0,5 xuống gần như bằng nhau. Sự truyền dẫn về giá, hay việc chuyển giao những lợi ích này nhờ tham gia vào thương mại quốc tế, là một yếu tố quan trọng khác nhằm đảm bảo lợi nhuận của ngành nông nghiệp tăng. Cải thiện tính hiệu quả và cạnh tranh của các yếu tố trung gian trong thương mại nông sản cũng là một đòi hỏi đặt ra. Tỷ giá hối đoái cạnh tranh và các chính sách thương mại trung lập cũng cần thiết
đối với thương mại nông sản mang lại lợi nhuận và tính năng động. Việt Nam đã tiến những bước dài trong nỗ lực gia nhập WTO năm 2007, nhưng những méo mó mang tính chất ngành vẫn tồn tại và cản trở việc khai thác lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế (Athukorala et al. 2009).
Hình 14: Tỷ lệ giá xuất khẩu của Việt Nam so với Thái Lan (USD, giá FOB).
Hình 15: Giá trị đơn vị của tôm: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với tổng của các nhà nhập khẩu
Phân bổ nguồn lực cho ngành
Nhóm vấn đề thứ ba liên quan tới nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong một bối cảnh rộng lớn hơn, và được thể hiện qua tỷ lệ giữa đất đai và lao động NA/LA. Tỷ lệ đất đai trên lao động của Việt Nam được xếp vào hàng thấp nhất trên thế
giới (Hình 10), và đây là yếu tố chính làm giảm và kìm hãm sự tăng thu nhập của nông dân. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác khiến tỷ lệ này của Việt Nam vẫn ở mức thấp. Đất nông nghiệp bị chia nhỏ (đặc biệt ở miền bắc Việt Nam), quy mô đất hạn chế, thị trường đất đai chưa hoàn thiện cản trở việc củng cố và phát triển thị trường đều là những yếu tố kìm hãm việc khai thác và sử
dụng đất. Trong nhiều trường hợp, lao động cũng bị ngăn cản dịch chuyển từ
ngành nông nghiệp sang những công việc có năng suất cao hơn ở các ngành khác. Nguyên nhân là do các hạn chế về tín dụng và chi phí dịch chuyển lao
động (Phan và Coxhead 2009), sợ rủi ro, và các điều kiện bất lợi của thị trường lao động tại các địa điểm mà lao động có thể chuyển tới.