Kết quả và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (Trang 85 - 88)

4. TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM

4.5.Kết quả và những vấn đề đặt ra

Dường như việc tăng năng suất trong tương lai của khu vực nông nghiệp Việt Nam sẽ bắt nguồn từ 3 yếu tố: Tăng năng suất cơ bản, bao gồm cả những sản phẩm nghiên cứu nông nghiệp và đầu tư vào nguồn vốn con người; tổ chức lại nền kinh tế nông nghiệp để nâng cao hiệu quả và khai thác tính kinh tế trên quy

mô (ví dụ, thông qua các hoạt động tập thể của các hiệp hội nông dân trên thị

trường đầu vào và đầu ra); các biện pháp giảm chi phí vận tải và giao dịch để đem lại tỷ trọng lợi nhuận lớn hơn trong giá trị doanh thu cuối cùng cho người sản xuất (bao gồm đầu tư vào đường sá, cảng và thông tin thị trường cũng như điều chỉnh chính sách thương mại đối với những mặt hàng xuất khẩu chính như

gạo, hải sản và cà phê. Trong nền kinh tế “chuyển đổi” này, mỗi lĩnh vực đổi mới này hiện đều đang là mục tiêu chính trong sự can thiệp của chính phủ. Do vậy, suy cho cùng tính năng động bên trong của khu vực nông nghiệp sẽ phụ

thuộc vào chất lượng của các quyết định về chính sách.

Kết luận của chúng tôi rút ra từ đánh giá trên và từ việc so sánh các xu thế tại Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực là nhiều trở ngại để có được một khu vực nông nghiệp có khả năng sinh lời và năng động (và do vậy, để đạt

được cả nền kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ) có thể được giải quyết bằng việc d b nhng hn chế đối với hoạt động kinh tế, thậm chí trước khi thực hiện các khoản đầu tư lớn mới. Điều này là đúng trong vòng đầu tiên của công cuộc cải cách đổi mới, tạo đà cho nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu những năm 90. Do khu vực này đã phát triển và đa dạng hóa, nên phải đối mặt với những cản trở mới: Một số cản trở là do thiếu kết cấu hạ tầng và công nghệ, nhưng nhiều cản trở khác là do chính sách phát triển và có thểđược giải quyết thông qua cải cách chính sách.

Phát triển nông thôn

Tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam đã có đóng góp rõ ràng vào phát triển nông thôn và đời sống của dân cư nông thôn. Việc tự do hóa nông nghiệp từ hệ

thống tập thể có thể là cải cách chính sách quan trọng nhất trực tiếp dẫn đến tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới. Điều này đã được làm sảng tỏ (ví dụ như Minot và Goletti 2000; Glewwe et al. 2004). Thu nhập nông nghiệp cao hơn cũng có những tác động gián tiếp làm tăng phúc lợi nông thôn. Ví dụ, người ta đã nhận thấy rằng giá cảđối với sản phẩm gạo của người sản xuất cao hơn dẫn đến làm giảm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của trẻ em,

đặc biệt là các em gái, và khi đó họ sẽ được đi học nhiều hơn (Edmonds and Pavcnik, 2005). Tuy nhiên, rất khó để liên hệ các biện pháp chính sách cụ thể

với những kết quả về phát triển nông thôn, do nhiều biến đã thay đổi đồng thời với nhau. Trong phần 4 của nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một mô hình mô phỏng để tập trung vào những vấn đề này.

Chuyên môn hóa và năng lực cạnh tranh

Sự tăng trưởng của thương mại nông nghiệp trên toàn cầu và sự phát triển cũng nhưđa dạng hóa của các thị trường thực phẩm trong nước của chính Việt Nam

đã bắt đầu có những tác động lên hoạt động sản xuất và tổ chức của khu vực nông nghiệp Việt Nam. Đây là khởi đầu của xu hướng đã tạo ra những tiến bộ đáng kể ở đâu đó trong thế giới đang phát triển. Từ phía cầu đã có sự tăng lên của chuỗi giá trị toàn cầu (nghĩa là tìm kiếm nguồn cung ứng quốc tế bởi các nhà bán lẻđa quốc gia). Ở trong nước, quá trình đô thị hóa được đi kèm với nhu cầu ngày càng tăng về các thực phẩm được tiếp thị và chế biến/đóng gói và nhu cầu đối với nguồn bán buôn các đặc sản cho siêu thị và nhà hàng. Từ phía cung, những người nông dân đang có được cơ hội chuyển đổi đất trồng, đặc biệt là ở

những vùng ven đô, để trồng hoa và sản xuất những cây trồng đặc biệt khác nhằm cung ứng cho các thị trường mới. Sự chuyển đổi từ nông nghiệp với tư

cách là hàng hóa sang nguồn cung ứng các sản phẩm được chuyên môn hóa có giá trị cao đã làm tăng thu nhập của những người cung ứng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, điều đó cũng đòi hỏi đầu vào vốn và kỹ năng lớn hơn, và ở một số nước những yêu cầu này đã hạn chế việc phát triển các hình thức tổ chức nông nghiệp mới. Cuối cùng, toàn bộ hệ thống đang được gắn kết lại bằng các hợp đồng, qua đó người mua có thể đảm bảo nguồn cung ứng vững chắc với chất lượng đáng tin cậy, và người trồng trọt được đảm bảo bán các sản phẩm chuyên môn hóa với mức giá hợp lý. Ở các nước khác, việc thiếu các cơ

chế thể chế cho việc ký kết và thực thi hợp đồng cũng đã làm chậm tốc độ thay

đổi trên.

Ở Việt Nam, đến nay mới chỉ có ít nghiên cứu lượng hóa các xu hướng này. Cadilhon et al. (2006) đã rút ra rằng thị phần của hệ thống thị trường “hiện đại”

đối với nguồn cung nông sản phẩm tươi của thành phố Hồ Chí Minh rất thấp, mặc dù hiệu quả cao hơn, và suy ra rằng điều này có thể do thiếu đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, những yếu tố tạo nên một hệ thống mới và dựa trên hợp đồng. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì quá trình hiện đại hóa và chính thức hóa các hệ

thống thị trường sẽ đi kèm với sự tăng trưởng và quá trình đô thị hóa của Việt Nam. Bằng chứng về việc xu hướng này đem lại lợi ích chủ yếu cho các nông trại có quy mô trung bình hay các nông trại nhỏ vẫn chưa có kết quả cuối cùng (Reardon et al. 2009), tuy nhiên các nghiên cứu ở Trung Quốc và ở những nơi khác trong thế giới đang phát triển đã cho thấy rõ rằngđiều này phụ thuộc nhiều vào những điều kiện chi phối trên thị trường tín dụng, và những hạn chế khác tùy thuộc vào tác động chính sách. Điều này cũng đúng ở Việt Nam.

5. TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP, VIỆC LÀM, NGHÈO ĐÓI VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP: THỬ NGHIỆM MÔ PHỎNG

Một phần của tài liệu Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (Trang 85 - 88)