Kinh nghiệm trong thập kỷ đổi mới

Một phần của tài liệu Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (Trang 64 - 72)

4. TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM

4.1.Kinh nghiệm trong thập kỷ đổi mới

Quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn thôn hiện đại của Việt Nam có sự

khác biệt đáng kể so với kinh nghiệm của một nền kinh tế thị trường chuẩn. Lý do chủ yếu là điểm khởi đầu có hiệu lực của quá trình này vào đầu những năm 80 là từ một nền kinh tế mệnh lệnh – và hơn nữa với mức thu nhập bình quân

đầu người rất thấp. Theo thời gian, những thay đổi mạnh mẽ về quan điểm và chính sách của chính phủđối với tăng trưởng nông nghiệp, đồng thời cũng là đối với chiến lược phát triển chung của quốc gia, đã tạo ra bối cảnh đặc biệt cho công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Trước Đổi mới, nền kinh tế nông thôn được tổ chức theo những nguyên tắc tập thể và các hoạt động nông nghiệp được quản lý bằng phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát. Giai đoạn 20 năm đổi mới kể từ giữa những năm 80 được đánh dấu bởi một chuỗi các cải cách, bắt đầu từ quá trình phi tập thể hóa và áp dụng lại cơ

chế thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp (và ở mức độ thấp hơn) đối với các đầu vào nông nghiệp, gồm cảđất đai. Những thay đổi này diễn ra đồng thời với chương trình cải cách các chính sách thương mại, đầu tư và quản lý kinh tế

vĩ mô trong toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến “toàn cầu hóa” toàn bộ nền kinh tế, chuyên môn hóa trên thị trường toàn cầu, và kết quả là quá trình chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu sản xuất, đầu tư và việc làm. Tuy vậy “chủ nghĩa xã hội mang tính thị trường” xét về nhiều khía cạnh vẫn hoàn toàn xa rời hình ảnh truyền thống của một nền kinh tế thị trường. Đây là bối cảnh rộng lớn mà tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nông thôn diễn ra.

Quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế Việt Nam đã tạo một cú hích lớn cho nền nông nghiệp của mình. Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh trong các sản phẩm nông nghiệp, thậm chí theo các tiêu chí của khu vực châu Á (Bảng 9). Những cuộc cải cách tiến hành trong những năm 90 đã khiến cho giá trong nước và giá tại biên giới hội tụ một cách mạnh mẽ về một mặt bằng (Athukorala et al. 2007), và điều này giúp cho người nông dân xuất khẩu có khả năng thu được lợi nhuận. Sản lượng nông nghiệp và năng suất đã tăng mạnh và đất nước này đã trở

thành một nước xuất khẩu hàng đầu toàn cầu đối với nhiều mặt hàng nông sản,

đặc biệt là gạo và cà phê. Hải sản và cao su, chủ yếu do các tổng công ty nhà nước trung ương và cấp tỉnh sản xuất, đã bổ sung để hoàn chỉnh danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.

Bng 7: Li thế cnh tranh được phát hin trong nông nghip, các nn kinh tế châu Á

Nước/khu vực RCA (Thế giới =100)

Nước/khu vực RCA (Thế giới =100)

Đông Á 75 Đông Nam Á

Hàn Quốc 5 Inđônêxia 173

Đài Loan 5 Malaixia 107

Trung Quốc 58 Philipin 67

Nam Á 145 Thái Lan 204

Ấn Độ 143 Việt Nam 301

Nguồn: Anderson and Martin (2009).

Những năm đầu của quá trình tự do hóa nông nghiệp đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nông nghiệp Việt nam. Sản lượng trong khu vực nông nghiệp đã tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn đầu của thời kỳđổi mới, đối với nhiều loại cây trồng (xem Hình 3-6), Trong hơn một thập kỷ, từ đầu những năm 80 đến giữa những năm 90, đất nước đã chuyển đổi từ tình trạng nghèo đói sang một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phục vụ xuất khẩu khác, ví dụ như cà phê và thủy sản, cũng

Hình 3: Năng sut go ca Vit Nam và mt s nn kinh tế châu Á, 1990- 2007.

Hình 4: Năng sut ngô ca Vit Nam và mt s nn kinh tế châu Á, 1990- 2007.

Hình 5: Năng sut mía đường ca Vit Nam và mt s nn kinh tế châu Á, 1990-2007

Hình 6: Năng sut cao su t nhiên ca Vit Nam và mt s nn kinh tế châu Á, 1990-2007.

Mặc dù đạt được những thành tích ấn tượng này, quy mô tương đối của nông nghiệp đã bị thu hẹp trong giai đoạn này (Hình 3). Xu hướng này không đáng ngạc nhiên và cũng không gây ra những lo ngại về chính sách. Trong bối cảnh GDP tăng trưởng mạnh mẽ, các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn và kỹ năng hơn (gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp và việc chế biến và kinh doanh nông sản phẩm) phát triển, và để làm được như vậy cần thu hút lao động và huy động các hình thức vốn khác – thậm chí gồm cảđất- ra khỏi nông nghiệp và phục vụ cho những mục đích hiệu quả hơn. Bởi vậy, sự giảm sút tương đối của sản xuất nông nghiệp không phải là dấu hiệu của sự thất bại trong ngành nông nghiệp, mà là kết quả của sự thay đổi cơ cấu kinh tế không tránh khỏi khi nền kinh tế tăng trưởng.

Hình 7: Vit Nam: t trng GDP ca các nhóm ngành chính 1990-2007

Tuy nhiên, ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tuyệt đối cũng đã có những dấu hiệu suy giảm, từ trên 4% mỗi năm trong giai đoạn cuối những năm 90 xuống còn dưới 4% trong giai đoạn 2006-2007. Những tốc độ tăng này chỉ

bằng dưới một nửa tốc độ tăng GDP (xem Hình 8). Một số nguồn dữ liệu còn chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2006 chỉđạt 2,8% và năm 2007

đạt 2,3% (Son, 2009). Một tỷ lệ dân số rất lớn vẫn phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào thu nhập từ nông nghiệp: từ năm 1998-2007, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm gần 1/3 xuống còn 20%, nhưng ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục chiếm hơn 50% lực lượng lao động (Hình 9) và theo FAO, 2/3 dân số vẫn ở

vùng nông thôn- một tỷ lệ cao hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực (bảng 8). Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở Việt Nam rất thấp so với tiêu chuẩn của khu vực (Hình 10). Đầu tư công vào nông nghiệp giảm mạnh, từ 17% trong đầu tư của chính phủ năm 1990 xuống khoảng 5% hiện nay. Tăng trưởng trong nông nghiệp sụt giảm đã góp phần làm tăng thêm khoảng cách thu nhập giữa dân số nông thôn và thành thị và giữa các hộ giàu và các hộ nghèo.

Hình 8: Vit Nam: Tc độ tăng trưởng GDP và các nhóm ngành chính, 1990-2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 9: Vit Nam: T l vic làm trong các nhóm ngành chính, 1990-2007

Bng 8: T l dân s nông thôn trong tng dân s (%)

Quốc gia 1995 2005 Trung Quốc 69,6 63,9 Inđônêxia 47,1 40,2 Malaixia 21,3 14,3 Philipin 42,3 35,7 Thái Lan 53,7 45,9 Việt Nam 69,2 64,7

Hình 10: Đất trng bình quân đầu người Vit Nam và mt s nn kinh tế

châu Á, 1990-2007.

Thêm vào đó, mặc dù cơ cấu thay đổi nhanh chóng, Việt Nam vẫn là nước có lợi thế so sánh quốc tế tương đối lớn đối với các sản phẩm gạo, cà phê và thủy sản (Coxhead 2007); đây là những ngành tiêu biểu trong số các ngành xuất khẩu phi dầu mỏ của đất nước này và sựđa dạng hóa của khu vực nông nghiệp, từ gạo và các loại lương thực khác đến rất nhiều các loại nông sản và cây công nghiệp mang tính thương mại (cũng như chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản) là một trong những dấu ấn của sự chuyển đổi thành công trong khu vực nông nghiệp. Các ngành nông nghiệp này phục vụđồng thời hai mục đích là tạo ra thu nhập trong nước và kim ngạch xuất khẩu từ nước ngoài, bởi vậy việc các ngành này tiếp tục phát triển (hoặc ngược lại, giảm sút về sản lượng hay tốc độ tăng năng suất đều có tác động tới kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế vi mô. Tất cả

những vấn đề cần cân nhắc này sẽ đòi hỏi phải rà soát lại một cách thận trọng các chính sách đối với đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư R&D, và các biện pháp tăng năng suất khác.

Nhiều lý giải đã được đưa ra để giải thích cho giai đoạn tăng trưởng nông nghiệp đầy ấn tượng này. Giá đầu ra cao hơn và giá đầu vào như phân bón thấp hơn đã tạo ra những khuyến khích đáng kể cho việc mở rộng sản xuất và cùng với quá trình này là việc sử dụng đất đai và lao động tăng lên (Che et al., 2006). Việc xóa bỏ hợp tác hóa và áp dụng lại cơ chế thị trường là những bước khởi

đầu trong tiến trình cải cách thể chếđang tiếp diễn, và vẫn còn nhiều không gian dành cho những tiến triển tiếp theo. Do vậy sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam và những tiến bộ về thu nhập nông thôn trong tương lai sẽ phụ

thuộc vào việc duy trì động lực và khả năng sinh lợi của khu vực nông nghiệp, vào việc cải tiến các biện pháp khuyến khích phát triển ngành (bao gồm cả môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi) và những tiến bộ tiếp theo trong cải cách về thể

chế. Thách thức đối với chính sách phát triển là hỗ trợ cho tiến bộ đạt được trong từng lĩnh vực này, với chi phí thấp nhất từ các nguồn lực của khu vực công.

Một phần của tài liệu Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (Trang 64 - 72)