Thử nghiệm chính sách: Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệ p

Một phần của tài liệu Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (Trang 91)

5. TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP, VIỆC LÀM, NGHÈO ĐÓI VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP:

5.2.Thử nghiệm chính sách: Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệ p

Chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào một vấn đề, đó là những tác động có thể xảy ra

đối với năng suất nông nghiệp khi một yếu tố nào đó tăng lên. Có nhiều nguyên nhân tạo nên tăng năng suất nông nghiệp, như có thể thấy qua phần thảo luận của hình 1: Những tiến bộ kỹ thuật có thể là kết quả của sự gia tăng đầu tư vào hoạt động R&D, các chính sách khuyến khích ngành được điều chỉnh theo hướng thuận lợi, hoặc gián tiếp do tình hình khả quan hơn của các thị trường thế

giới, và nhiều nguyên nhân khác. Nhưng dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, sự

thay đổi đó là rất đáng quan tâm, bởi nó giúp chúng tôi trả lời các câu hỏi về đóng góp của tăng trưởng nông nghiệp đối với nền kinh tế nói chung và đối với phúc lợi kinh tế nói riêng. Cụ thể, chúng tôi giả sử rằng tổng năng suất lúa và các “cây trồng ngắn ngày khác” (rau quả, ngô) tăng 10%. Con số này cao hơn hai lần so với tốc độ tăng năng suất hàng năm một chút, như có thể thấy trong phần 3.

Rõ ràng là kiểm nghiệm này đơn giản hơn rất nhiều so với những thay đổi chính sách trên thực tế. Quan trọng hơn, chúng tôi không tính chi phí tạo ra tăng năng suất. Chúng tôi không biết liệu những chi phí đó là có ích hay không. Nếu lợi ích được tạo ra nhờ R&D, khi đó rõ ràng đây là những chi phí có ích (và kết quả

của chúng ta ước lượng quá mức lợi ích về phúc lợi thực). Nhưng nếu lợi ích

được tạo ra nhờ cải cách chính sách đã giảm bớt các rào cản thể chếđối với việc tổ chức hiệu qủa sản xuất nông nghiệp, thì đó là những chi phí vô ích (và kết quả của chúng ta ước lượng thấp hơn so với lợi ích về phúc lợi thực). Tuy nhiên, chúng tôi tập trung vào những chỉ tiêu khác quan trọng hơn: Khả năng tạo việc làm và mất việc theo loại lao động và theo ngành; tốc độ tăng lương và thu nhập theo loại lao động; những thay đổi về phân phối thu nhập của hộ gia đình; và những chuyển biến về nghèo đói. Đối với chúng tôi, những chỉ tiêu này là (và nên là) những mối quan tâm chính của chính phủ Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách phát triển.

Một phần của tài liệu Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (Trang 91)