- Mục tiờu, nhiệm vụ, phạm vi Phõn tớch cỏc yếu tố liờn quan
3.2. Các yêu cầu đối với công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan
3.2. Các yêu cầu đối với công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan quan
3.2. Các yêu cầu đối với công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan quan
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, áp lực về sự gia tăng của khối lượng công việc, ngành Hải quan Việt Nam vừa phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đối tượng quản lý, trong điều kiện nguồn lực không thay đổi, thậm chí bị thu hẹp.Với mục tiêu thực hiện công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, thì việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro đặt ra yêu cầu phải góp phần đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, thực hiện các cam kết mở rộng theo đúng lộ trình đã cam kết, nhưng đồng thời phải đảm bảo mức độ tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng. Cơ quan Hải quan phải nâng cao chất lượng việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác quản lý sẽ không bị dàn trải. Từ đó giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
3.2.2. Tiết kiệm chi phí
Thực hiện phương pháp quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan nhằm làm cho công tác quản lý hải quan phù hợp với sự phát triển của hệ thống thương mại hiện đại, đồng thời làm cho hoạt động quản lý hải quan đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng đồng thời một trong những mục tiêu khi thực hiện quản lý rủi ro là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi phí và đảm bảo sự tuân thủ. Cơ quan Hải quan không những phải làm giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn phải tính đến việc giảm chi phí, nâng cao tiết kiệm cho Chính phủ. Bên cạnh việc giảm chi phí, cơ quan hải quan cũng phải nâng cao mức độ tuân thủ của người