Cấp gồm cấp Tổng cục (Đơn vị đầu mối: Ban Cải cách và Hiện đại hóa Hải quan); cấp Chi cục Hải quan điện tử (Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng và

Một phần của tài liệu 233387 (Trang 36 - 41)

quan); cấp Chi cục Hải quan điện tử (Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh: Bộ phận quản lý rủi ro) theo Quyết định 1700/QĐ-TCHQ ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Tổng cục Hải quan.

Mặc dù thủ tục HQĐT còn trong giai đoạn thí điểm nhưng doanh nghiệp đã chủ động khai báo điện tử. Nhờ đó giảm giấy tờ, giảm thời gian thông quan hàng hoá, giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cơ quan Hải quan, giảm phiền hà, tiêu cực. Bên cạnh đó HQĐT nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian tổ chức triển khai thực thủ tục HQĐT, ngành Hải quan gặp không ít khó khăn, vướng mắc như khối lượng

công việc cần triển khai rất lớn trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống mạng, đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Việc thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT dựa trên các quy định cũ của Bộ Tài chính, trong phạm vi một chi cục HQĐT đem áp dụng vào thời điểm này, với nhiều đơn vị sẽ không phù hợp nữa.

Phát huy những kết quả đạt được về thực hiện thủ tục HQĐT trong thời gian vừa qua, đến cuối năm 2009, ngành Hải quan tiến hành mở rộng triển khai thủ tục HQĐT tại 5 đơn vị mới là Cục Hải quan Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Lạng Sơn và Đà Nẵng với Quyết định số 710/QĐ-TCHQ, ngày 3/4/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Kế hoạch triển khai mở rộng thủ tục HQĐT năm 2009. Công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử giai đoạn mở rộng được thực hiện theo Quyết định số 1155/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo 03 cấp gồm cấp Tổng cục (Đơn vị chủ trì đầu mối là Cục Điều tra chống buôn lậu - Phòng Quản lý rủi ro), cấp Cục Tỉnh, Thành phố (đối với 09 Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố thực hiện mở rộng thủ tục Hải quan điện từ gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bình Dương: Phòng chuyên trách quản lý rủi ro), cấp Chi cục (Tổ quản lý rủi ro thuộc đơn vị tiếp nhận tờ khai hải quan).

2.1.2.3. Nội dung thực hiện quản lý rủi ro của ngành Hải quan Việt Nam * Phạm vi, nguyên tắc thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ được quy định tại Luật Hải quan, bao gồm: Thủ tục hải quan; Kiểm tra hải quan; Giám sát hải quan; Kiểm soát hải quan; Kiểm tra sau thông quan; Các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan; theo dõi, đánh giá chấp hành pháp luật của chủ hàng; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ các quy định của pháp luật; điều phối việc kiểm tra, kiểm soát một cách phù

hợp, hiệu quả trong quá trình làm thủ tục hải quan; trong đó, tập trung quản lý các đối tượng rủi ro, tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí trong quá trình làm thủ tục hải quan. Các chủ hàng chấp hành tốt pháp luật Hải quan luôn được ưu tiên làm thủ tục hải quan như được đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Hải quan; được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Trong đó, chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan là người đáp ứng các điều kiện:

a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:

a.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;

a.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

b) Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

c) Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

(Quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài Chính)

Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan theo các tiêu chí được xác định trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan, điều kiện và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,

phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các trường hợp dưới đây :

a) Không tuân thủ pháp luật hải quan; b) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

c) Kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao; d) Lựa chọn ngẫu nhiên.

Các đối tượng không thuộc các trường hợp trên sẽ được cơ quan hải quan áp dụng miễn kiểm tra. Các quy trình nghiệp vụ hải quan khác được xây dựng, áp dụng dựa trên các quy định về áp dụng quản lý rủi ro.

Cơ quan hải quan và công chức hải quan được sử dụng các biện pháp, phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ theo pháp luật quy định để thực hiện quản lý rủi ro; Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và thông tin nghiệp vụ tại thời điểm làm thủ tục hải quan để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro là trách nhiệm của mọi công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ hải quan. Khi đã thực hiện đúng các quy định và quy trình, quy định của Tổng cục Hải quan nhưng không phát hiện được vi phạm pháp luật về hải quan thì công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy trình quản lý rủi ro được miễn trừ trách nhiệm cá nhân. Đây là một quy định mới trong quy trình thủ tục hải quan khi áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, nhằm miễn trừ trách nhiệm cho công chức hải quan khi đã thực hiện đúng, và đầy đủ các quy định kiểm tra, giám sát hải quan mà vẫn không phát hiện ra vi phạm.

Quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc tiến hành các hoạt động nghiệp vụ dựa trên việc xem xét bối cảnh, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, đơn vi và công chức thừa hành theo trình tự các bước.

Việc xác định rủi ro và đối tượng rủi ro là cơ sở ban đầu cho việc thực hiện quản lý rủi ro. Để áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả, công chức hải quan phải tiến hành thực hiện theo quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 04 bước theo trình tự sau:

- Bước 1: Thu thập thông tin, xác định rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan;

- Bước 2: Phân tích, đánh giá rủi ro; xây dựng hồ sơ quản lý doanh nghiệp và hồ sơ quản lý rủi ro để đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải;

- Bước 3: Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật dựa trên kết quả phân tích, xử lý thông tin và dựa trên nguồn nhân lực, vật lực hiện có để đảm bảo việc thực thi pháp luật về hải quan;

- Bước 4: Theo dõi, kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện nội dung tại các bước nêu trên; đo lường, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về hải quan của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, để điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách có hiệu quả.

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ các bước quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động ngành Hải quan Việt Nam

Trong đó, bước 1 cơ quan Hải quan thực hiện thu thập thông tin, xác định rủi ro có thể phát sinh. Thông tin được cơ quan Hải quan sử dụng để thu thập từ rất nhiều nguồn như khai thác cơ sở dữ liệu của ngành (trong các hệ thống như số liệu xuất, nhập khẩu; chương trình DOPHIN - quản lý vi phạm; chương trình RISKMAN - hệ thống hỗ trợ quản lý rủi ro; hệ thống thông tin quản lý tờ khai xuất nhập khẩu; chương trình GTT22 - Trị giá tính thuế; chương trình KT559 - Kế toán thuế; chương trình thông tin mã số doanh nghiệp T2C; hệ thống quản lý hàng gia công; hệ thống quản lý sản xuất hàng xuất khẩu...); Các văn bản quy

Theo dừi, kiểm tra,

ðỏnh giỏ lại & ðiều chỉnh, bổ sung

Theo dừi quỏ trỡnh xử lý rủi ro Kiểm tra, đánh giá lại

Phản hồi thụng tin Đo lường tuõn thủ Điều chỉnh, bổ sung

Xử lý rủi ro

Lựa chọn hỡnh thức, biện phỏp Xõy dựng phương ỏn, kế hoạch Tiến hành xử lý rủi ro

Phân tích- đánh giá

Tần suất rủi ro Hậu quả rủi ro Cấp độ rủi ro

Phõn loại rủi ro chấp nhận / khụng chấp nhận

Xếp hạng ưu tiờn xử lý rủi ro

Thu thập thụng tin, Xác định rủi ro

Một phần của tài liệu 233387 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w