Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 233387 (Trang 52 - 58)

- Mục tiờu, nhiệm vụ, phạm vi Phõn tớch cỏc yếu tố liờn quan

2.2.1. Những kết quả đạt được

Trong kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan, một mảng nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay đang được thúc đẩy thực hiện đó là áp dụng công tác quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ. Đây là một phương thức quản lý tiên tiến, đem lại lợi ích cho cả Hải quan và doanh nghiệp, nhưng thời gian qua chưa được các đơn vị hải quan địa phương chú trọng đúng mức. áp dụng quản lý rủi ro là yêu cầu cấp thiết đối với ngành Hải quan. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá, áp lực về sự gia tăng của khối lượng công việc và ứng phó với những thay đổi đột biến của kinh tế, chính trị thế giới đang là gánh nặng cho ngành Hải quan. Ngành vừa phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đối tượng quản lý, trong điều kiện nguồn lực không thay đổi, thậm chí bị thu hẹp. quản lý rủi ro cung cấp cho cơ quan Hải

quan một phương pháp quản lý khoa học. Qua việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác quản lý sẽ không bị dàn trải. Từ đó giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro là một cấu phần không tách rời và cũng là điều kiện cho việc triển khai thực hiện chương trình cải cách, hiện đại hoá Ngành Hải quan. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan đã được tổ chức Hải quan thế giới WCO khuyến nghị trong Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan (Công ước KYOTO sửa đổi) trong các chuẩn mực 6.3, 6.4 và 6.5. Tại Việt Nam, công tác quản lý rủi ro đã được cụ thể hóa thành nhiệm vụ cốt lõi trong kế hoạch tổng thể về cải cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan. Điều này thể hiện qua Quyết định số 810/QĐ-BTC ngày 16/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về “Kế hoạch cải cách phát triển hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2004 - 2006” và sau này là Quyết định 456/QĐ- BTC ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan giai đoạn 2008 - 2010.

Lợi ích của quản lý rủi ro với hoạt động quản lý của ngành Hải quan là không cần bàn cãi. áp dụng quản lý rủi ro sẽ giảm tải khối lượng công việc trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh nhờ giảm bớt các thủ tục, giảm tỷ lệ kiểm tra, chỉ tập trung kiểm tra đối với các đối tượng trọng điểm. Khi áp dụng phương pháp QLRR, việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ giảm đi, thông quan nhanh chóng. Ngành cũng có thể bố trí, sắp xếp nguồn lực phù hợp, hiệu quả dựa trên các rủi ro được xác định và đánh giá. Hoạt động quản lý rủi ro giúp nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát của ngành Hải quan đồng thời cải thiện khả năng tuân thủ pháp luật của đối tượng chịu quản lý về Hải quan. Quản lý rủi ro cũng tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chính là những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Việc áp dụng quản lý rủi ro đã góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, giảm sự can thiệp của cán bộ Hải quan. Nhờ đó doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các điều kiện làm nảy sinh việc gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ. áp dụng quản lý rủi ro tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp trên nền tảng tuân thủ pháp luật. Các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan được thông quan nhanh, giảm chi phí.

Cũng phải nói thêm rằng, việc áp dụng quản lý rủi ro cần sự hợp tác từ cả hai phía Hải quan và doanh nghiệp. Ngành Hải quan thông qua áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro hỗ trợ tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Về phần mình, doanh nghiệp trong cơ chế áp dụng quản lý rủi ro cần tăng cường năng lực chấp hành pháp luật và hợp tác cung cấp, trao đổi thông tin với cơ quan hải quan để góp phần xây dựng môi trường tuân thủ pháp luật hải quan.

Thời gian qua ngành Hải quan đã đạt được những thành công ban đầu khi áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại. Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro RISKMAN đã được xây dựng và đưa vào hoạt động phục vụ hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu từ ngày 01/01/2006, cho phép đánh giá, phân loại rủi ro, thực hiện phân luồng đối với từng lô hàng, hỗ trợ cho Chi cục Hải quan cửa khẩu trong việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với lô hàng. Thời gian thông quan được giảm đáng kể, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan, tăng tỷ lệ phát hiện vi phạm pháp luật hải quan. Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan cũng tăng đáng kể, từ 23% (năm 2006) lên 58% (2009). Những thành công này đã được lãnh đạo các cấp trong và ngoài ngành ghi nhận, đặc biệt nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.

* Ngành Hải quan đã triển khai Đề án nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan áp dụng trong giai đoạn 2007-2010, phục vụ tốt cho việc vận hành công tác quản lý rủi ro đồng bộ trong toàn Ngành, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuống còn 17%.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro, ngành Hải quan phấn đấu đạt kết quả quản lý rủi ro tại các đơn vị thực hiện thủ tục hải quan điện tử: 70% các lô hàng kiểm tra thực tế dựa trên cơ sở các tiêu chí quản lý rủi ro, tỷ lệ phát hiện các vi phạm đạt từ 3% -5%; tỷ lệ kiểm tra hàng hóa: 15% đối với các đơn vị có mở rộng thực hiện thủ tục hải quan điện tử, 20% đối với các đơn vị vẫn thực hiện thủ tục hải quan truyền thống.

* Hệ thống tiêu chí cập nhật trong hệ thống hỗ trợ quản lý rủi ro:

Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009, hệ thống quản lý rủi ro đã cập nhật 1.024 tiêu chí, loại bỏ 1.017 tiêu chí. Các tiêu chí được xây dựng gồm các tiêu chí quy định, tiêu chí phân tích, tiêu chí tính điểm, tiêu chí kiểm tra ngẫu nhiên. Trong đó, các tiêu chí quy định có tính chất bắt buộc, cơ sở xây dựng chính là các quy định hiện hành của pháp luật Hải quan, các quy định về thuế có liên quan đến quản lý nhà nước về Hải quan như doanh nghiệp bị xử lý về các hành vi vi phạm về hải quan >2 lần với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, hoặc nợ thuế quá 90 ngày...Các tiêu chí phân tích được xác định trên cơ sở các vi phạm xảy ra có tính chất ổn định trong một khoảng thời gian nhất định hoặc các dấu hiệu rủi ro có thể đánh giá được như hàng hóa lần đầu tiên được nhập khẩu tại chi cục, hoặc doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu...Các tiêu chí tính điểm gồm các tiêu chí về doanh nghiệp, hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, phương thức thanh toán, tuyến đường vận chuyển...với các nhóm tiêu chí khác nhau sẽ có trọng số cho từng nhóm dựa trên mức độ quan trọng của tiêu chí nhóm đó. Đặc biệt, nhóm tiêu chí tính điểm của doanh nghiệp hiện nay rất được chú trọng, tuy nhiên việc cập nhật đẩy đủ các thông tin về doanh nghiệp hiện nay còn khá nhiều hạn chế. Trong nhóm tiêu chí tính điểm

doanh nghiệp cũng đã bao gồm tiêu chí doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu mới hay đã lâu, số vốn điều lệ doanh nghiệp, số lượng nhân viên, kim ngạch xuất nhập khẩu...các tiêu chí này sẽ được đánh giá mức độ rủi ro cao, thấp, hoặc trung bình.

* Tỷ lệ phân luồng, tỷ lệ kiểm tra hàng hóa thực tế đã giảm. Cụ thể số liệu cho thấy:

Số liệu tỷ lệ kiểm tra hàng hóa trong 2 năm 2005-2006 có:

- Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa năm 2005 là 59,8%, tỷ lệ miễn kiểm tra là 40,2%.

- Tỷ lệ tờ khai phân luồng xanh năm 2006 là 48%; tỷ lệ phân luồng vàng năm 2006 là 28%; tỷ lệ phân luồng đỏ năm 2006 là 24%.

Trong khi đó, tính từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009: Trong 2.982.877 tờ khai hải quan, hệ thống đã thực hiện phân luồng:

- Số tờ khai phân luồng xanh là 1.877.834, chiếm 63% so với tổng số tờ khai, tăng 11% so với cùng năm 2008;

- Số tờ khai phân luồng vàng là 601.419, chiếm 20% so với tổng số tờ khai, giảm 5% so với năm 2008;

- Số tờ khai phân luồng đỏ là 503.264, chiếm 17% so với tổng số tờ khai, giảm 6% so với năm 2008;

- Trong đó, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên là 107.960 tờ khai, chiếm 4% so với tổng số tờ khai, tăng 1% so với năm 2008.

* Cải thiện từng bước tính minh bạch môi trường thương mại trên cơ sở nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan năm 2006 tăng dần: tháng 1 là 16%, tháng 6 là 29%, tháng 12 là 39%.

Tính đến ngày 31/12/2009, có 47.530 doanh nghiệp được đánh giá trên hệ thống quản lý rủi ro. Trong đó, có 27.568 doanh nghiệp (chiếm 58% tổng số doanh nghiệp) được hệ thống đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan theo quy định tại thông tư 79/TT-BTC. Số doanh nghiệp còn lại không được đánh giá

chấp hành tốt pháp luật, chủ yếu là doanh nghiệp chưa đạt tiêu chí hoạt động xuất nhập khẩu đủ 365 ngày. Cá biệt có 09 doanh nghiệp bị hệ thống đánh giá nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan (chiếm 0,002%).

Đến nay mới có 27/33 Cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc thu thập thông tin doanh nghiệp. đã thu thập được thông tin về 6.287 doanh nghiệp chủ yếu là thông tin chung về doanh nghiệp, chưa có đánh giá nhận xét sâu hoặc thông tin đầy đủ về doanh nghiệp.

* Số vụ vi phạm phát hiện cũng thay đổi. Cụ thể là:

Năm 2005 toàn ngành phát hiện được 11.559 vụ vi phạm, với trị giá vi phạm đạt 497,025 tỷ đồng.

Năm 2006 toàn ngành phát hiện được 9.956 vụ vi phạm, với trị giá vi phạm đạt 3.530,825 tỷ đồng.

Năm 2007, toàn ngành phát hiện 9.234 vụ, tổng trị giá vi phạm 145,112 tỷ đồng.

Năm 2008, toàn ngành phát hiện 12.348 vụ, trị giá hàng vi phạm 275 tỷ đồng.

Kết quả tính đến 15/11/2009 toàn ngành phát hiện bắt giữ và xử lý 12.097 vụ vi phạm, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2008, với trị giá vi phạm là 469,438 tỷ đồng.

Về kết quả kiểm tra thay đổi hình thức kiểm tra tính đến 15/10/2009 có: tổng số tờ khai thay đổi hình thức kiểm tra trong toàn ngành tháng 10/2009 là 59.648 tờ khai (chiếm tỷ lệ trung bình 22%); tháng 11/2009 là 47.605 tờ khai (chiếm tỷ lệ trung bình 21,4%). Tuy nhiên, trên thực tế có những Cục Hải quan tỉnh có tỷ lệ tờ khai thay đổi hình thức kiểm tra trên 30% (như Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh, An Giang, Quảng Bình)

(Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2006, 2009 của ngành Hải quan, và các báo cáo hiệu quả công tác quản lý rủi ro của Cục ĐTCBL, Tổng hợp báo cáo công tác kiểm soát của ngành Hải quan từ năm 2006 đến 2009).

Một phần của tài liệu 233387 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w