Tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu 233387 (Trang 28 - 36)

HẢI QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Quản lý rủi ro trong quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam

2.1.1. Tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam từ năm 2004 đến nay nay

Thực hiện chương trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan, ngành Hải quan Việt Nam đã tiến hành thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004-2006 (Quyết định 810/ QĐ-BTC) và giai đoạn 2008- 2010 (Quyết định 456/QĐ-BTC) với việc thực hiện cải cách thể chế, hiện đại hóa công nghệ thông tin, cải cách tổ chức bộ máy, chuẩn hóa nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ.

Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005, đã tạo cơ sở pháp lý để ngành Hải quan tiếp tục cải cách, hiện đại hoá; tiếp cận, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho mô hình quản lý hải quan hiện đại, làm nền tảng cho áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động hải quan và nội luật hoá nhiều cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và sửa đổi các Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Quản lý thuế cùng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn có liên quan đến hoạt động hải quan. Đồng thời, Tổng cục Hải quan đã chủ trì xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định 149/2005/QĐ- TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quyết định 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành thí điểm thủ tục hải quan điện tử (giai đoạn 1); Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử (giai đoạn 2); Thông tư số 222/TT-BTC về thực hiện mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử... Và bước đầu xây dựng và tiến hành áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào thủ tục hải quan với việc ban hành Quyết định 2148/QĐ-TCHQ, và mới nhất là Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan; Quyết định số 35/QĐ-TCHQ về việc hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Để phục vụ thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, ngành Hải quan đã xây dựng và áp dụng hệ thống thông quan điện tử nhằm thực hiện việc truyền nhận, xử lý thông tin. Cùng với việc mua sắm các trang thiết bị, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác, ngành Hải quan cũng chuẩn bị hệ thống hạ tầng cơ sở về truyền thông đảm bảo kết nối giữa các đơn vị hải quan với nhau và với cơ quan Tổng cục

Song song với việc triển khai công tác đào tạo bằng các nguồn nội lực, Tổng cục Hải quan đã tranh thủ các nguồn hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài như các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Hải quan ASEAN, Hải quan APEC và Hải quan các nước khác. Trong khuôn khổ Dự án tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên chủ chốt phục vụ cho hiện đại hoá hải quan, với sự giúp đỡ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhiều

cán bộ, công chức hải quan Việt Nam đã được đào tạo các kỹ năng cơ bản để trở thành các giảng viên chủ chốt trong việc đào tạo.

Sau hơn 5 năm thực hiện tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan, ngành Hải quan cũng đã có được một số kết quả nhất định. Nhận thức của cán bộ công chức hải quan trong toàn Ngành về hiện đại hoá hải quan đã thay đổi căn bản. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hải quan từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời đã tạo lập cơ sở pháp lý để ngành Hải quan triển khai áp dụng nhiều quy định mới về quản lý hải quan hiện đại, đặc biệt đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử và quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan. Đổi mới phương pháp quản lý hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thủ tục hải quan đã cơ bản được thực hiện đơn giản, hài hoà dựa trên phương pháp quản lý rủi ro và áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) song song với việc đẩy mạnh áp dụng kiểm tra sau thông quan. Các quy trình thủ tục hải quan đã rõ ràng hơn, tính hiệu quả được nâng cao, việc phân định được trách nhiệm của từng khâu nghiệp vụ, từng công chức cũng được chú trọng thực hiện.

2.1.2. Quản lý rủi ro trong quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam

Khái niệm QLRR trong ngành Hải quan Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra tại Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 12 năm 2005 nêu rõ: “QLRR trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại là việc áp dụng một cách có hệ thống các quy trình thủ tục để xác định, phân tích, đánh giá và tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát khả năng và mức độ vi phạm pháp luật Hải quan có thể xảy ra trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa”.

Trong quá trình đưa vào áp dụng thực hiện trong thủ tục Hải quan, khái niệm này đã có sự sửa đổi cho phù hợp hơn. Tại Quyết định số 48/2008/QĐ- BTC, ban hành ngày 04 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính nêu rõ “QLRR là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan Hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập

trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro”

2.1.2.1. Quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan truyền thống

* Giai đoạn 1 (2006-2008):

Trước yêu cầu phải áp dụng thực hiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan, Tổng cục Hải quan với sự giúp đỡ của dự án JICA Nhật Bản đã xây dựng cơ sở pháp lý ban đầu để có thể thực hiện quản lý rủi ro giai đoạn 1 (2006-2008) với việc ban hành Quyết định 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005 về quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; Công văn 3418/TCHQ-ĐT ngày 01/8/2006 hướng dẫn Quyết định 2148/QĐ-TCHQ.

Đồng thời, ban hành các quyết định nhằm xây dựng tổ chức bộ máy ban đầu để có thể xây dựng quy trình thủ tục, triển khai công tác quản lý rủi ro trong hoạt động toàn ngành như: Quyết định số 02/2006/QĐ-BTC ngày 06/01/2006 về việc bổ sung chức năng nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin đối với Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Quyết định số 03/QĐ-BTC ngày 06/01/2006 về việc bổ sung chức năng nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin đối với Cục Điều tra chống buôn lậu và thành lập Phòng Thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan (TTXLTTNVHQ) thuộc Cục Điều tra Chống buôn lậu; Quyết định 26/QĐ- TCHQ ngày 10/01/2006 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng TTXLTTNVHQ thuộc Cục Điều tra Chống buôn lậu; Quyết định 25/QĐ- TCHQ ngày 10/01/2006 về việc bổ sung nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin cho Phòng tham mưu Chống buôn lậu; Quyết định 27/QĐ-TCHQ ngày 10/01/2006 về việc bổ sung nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin cho Chi cục Hải quan; Quyết định 229/QĐ-TCHQ ngày 01/2/2007 về việc kiện toàn bộ máy kiểm soát hải quan tại Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Như vậy, trong giai đoạn 2006- 2008, mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý rủi ro trong ngành Hải quan Việt Nam được thực hiện theo 03 cấp gồm cấp Tổng cục (Đơn vị chủ trì, đầu mối: Cục Điều tra chống buôn lậu - Phòng quản lý rủi ro); cấp Cục Hải quan

tỉnh, thành phố (Đơn vị chủ trì, đầu mối là Phòng tham mưu xử lý vi phạm và TTXLTTNVHQ); cấp Chi cục Hải quan (Bộ phận quản lý rủi ro hoặc Đội nghiệp vụ thực hiện xử lý rủi ro).

Trong giai đoạn này, công tác quản lý rủi ro được áp dụng trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại với 12 loại hình (Quy định cụ thể trong mục 1 chương II Nghị định 154/2005/NĐ-CP). Với cơ chế thực hiện quản lý rủi ro phân thành 03 cấp rõ ràng.

Cấp Tổng cục:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược quản lý rủi ro (gồm: Hệ thống và cơ chế điều hành quản lý rủi ro; Chương trình, kế hoạch quản lý rủi ro; Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro; Hồ sơ quản lý rủi ro; Hồ sơ quản lý doanh nghiệp)

- Thiết lập và áp dụng Tiêu chí quản lý rủi ro

- Điều hành hoạt động quản lý rủi ro trong phạm vi cấp ngành - Theo dõi, đánh giá quy trình quản lý rủi ro, đo lường tuân thủ.

Cấp Cục:

- Truyền nhận dữ liệu đánh giá rủi ro;

- Thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro (gồm: Bộ chỉ tiêu thông tin quản lý doanh nghiệp; Thông tin vi phạm; Thông tin từ các nghiệp vụ; Thông tin phản hồi từ Chi cục)

- Xây dựng hồ sơ quản lý rủi ro cấp Cục - Thiết lập tiêu chí động

- Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro của các Chi cục

- Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro cấp Cục, báo cáo phản hồi về Tổng cục.

Cấp Chi cục: Bộ phận quản lý rủi ro

- Tiếp nhận dữ liệu đánh giá rủi ro từ cấp Cục - Thu thập thông tin vi phạm

- Thu thập thông tin phản hồi - Thiết lập tiêu chí phân luồng - Tham mưu chuyển luồng

- Đánh giá hiệu quả QLRR tại Chi cục

Các đơn vị xử lý rủi ro

- Thực hiện phân luồng hệ thống

- Xác định rủi ro ngay trong từng khâu nghiệp vụ thông quan - Phản hồi thông tin (tất cả các bước trong quy trình thông quan)

Sơ đồ 2.1. Mô hình thực hiện quản lý rủi ro theo 03 cấp

* Giai đoạn 2 (2009-2011)

Giai đoạn 2 thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan Việt Nam theo Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài Chính, Quyết định 35/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện Quyết định 48/2008/QĐ-BTC đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngành Hải quan Việt Nam xây dựng kế hoạch và thực hiện triển khai kế hoạch mở rộng thực hiện quản lý rủi trong các lĩnh vực khác

Cục Hải quan Cục Hải quan Chi cục B Chi cục B Chi cục A Chi cục A Tổng Cục Hải quan Tổng Cục Hải quan Chi cục C Chi cục C

như đối với hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hoặc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan…Đồng thời thực hiện mở rộng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử theo kế hoạch mở rộng thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2.

Mô hình tổ chức bộ máy thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan thông thường vẫn bao gồm 03 cấp như giai đoạn 1, trong đó cấp Tổng cục vẫn do đơn vị chủ trì đầu mối là Cục Điều tra chống buôn lậu – Phòng Quản lý rủi ro.

Trong giai đoạn này, công tác quản lý rủi ro được áp dụng trong thủ tục hải quan đối với một số loại hình xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại Điều 6 Chương I Phần II Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009, và được hướng dẫn chi tiết thực hiện theo Quyết định 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2.1.2.2. Quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan điện tử

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử (HQĐT) là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách và hiện đại hoá của ngành Hải quan. Sau gần 4 năm triển khai thí điểm thủ tục HQĐT theo tinh thần Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT, đến nay thủ tục hải quan điện tử đã được dư luận xã hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, bước đầu tạo động lực cho triển khai thủ tục HQĐT trong thời gian tới.

Với mục tiêu thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT về phạm vi cũng như về địa bàn áp dụng, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007. Nhằm cụ thể hoá nội dung của Quyết định 52, Tổng cục Hải quan đã ban hành các Quyết định số 1699/QĐ-TCHQ ngày 25/9/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục HQĐT, gồm 10 quy trình thủ tục HQĐT đối với từng loại hình cụ thể; Quyết định 1700/QĐ- TCHQ ngày 25/9/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục HQĐT, v.v...

Kể từ ngày 01/10/2007, quy trình thủ tục hải quan điện tử bắt đầu có hiệu lực áp dụng tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Với chủ trương tăng cường áp dụng các chuẩn mực phổ biến theo đúng các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan, Tổng cục Hải quan đã bổ sung thêm các quy định về ra quyết định trước và kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT. Đây là những nội dung nhằm đảm bảo áp dụng đầy đủ kỹ thuật quản lý rủi ro, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Phạm vi quản lý rủi ro liên quan đến phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng, với các khía cạnh quản lý về chính sách quản lý đối với hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng; hàng hoá quản lý theo quy định Công ước CITES (về bảo vệ động thực vật hoang dã và công ước BASEL (giám sát sự di chuyển của các chất độc hại, bảo vệ môi trường) và các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại khác.

Việc quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm vi phạm các quy định về khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hồ sơ, chứng từ khai hải quan, trị giá hàng, phân loại hàng hoá, hàng hoá thuộc diện quản lý theo giấy phép, hạn ngạch và quản lý chuyên ngành. Trong khi đó, việc quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan liên quan đến các thương nhân ưu tiên đặc biệt (AOE), hồ sơ, chứng từ khai hải quan, trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép và quản lý chuyên ngành....

Bộ tiêu chí quản lý rủi ro được phân thành ba loại gồm các tiêu chí ưu tiên, các tiêu chí đánh giá tuân thủ, tiêu chí đánh giá rủi ro. Tổng cục Hải quan sẽ sử dụng hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro để hỗ trợ phân luồng, lựa chọn đối tượng kiểm tra trên cơ sở hồ sơ rủi ro cập nhật hệ thống. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa như tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật Hải quan. Các doanh nghiệp được ưu tiên cũng sẽ được hỗ trợ đào tạo để có khả năng tự phát

hiện lỗi và xử lý, khắc phục lỗi trong quá trình làm thủ tục hải quan. Để giảm

Một phần của tài liệu 233387 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w