Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/7/1998 “Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo trong gia

Một phần của tài liệu DỰ ÁN BƯỚC ĐẦU TỔNG KẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ TÌM KIẾM CÁC CƠ CHẾ NHẰM NÂNG CAO TIẾNG NÓI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH (Trang 84 - 86)

Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998-2000

Đây là Quyết định phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998 - 2000" bao gồm cả công tác định canh, định cư và hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998 - 2000 là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mục tiêu là: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong tổng số hộ của cả nước xuống còn 10% vào năm 2000. Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước. Trong những năm đầu tập trung ưu tiên vào các xã nghèo, đặc biệt khó khăn vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Chương trình được thực hiện trong 3 năm (1998- 2000), với số vốn 10.000 tỷ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước, hợp tác quốc tế và các nguồn khác), gồm các dự án sau:

a) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (không kể nước sạch nông thôn) và sắp xếp lại dân cư;

b) Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề; c) Dự án tín dụng đối với người nghèo;

d) Dự án hỗ trợ về giáo dục; đ) Dự án hỗ trợ về y tế;

e) Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông - lâm - ngư;

g) Dự án nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo;

h) Dự án định canh, định cư, di dân, kinh tế mới; i) Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.

Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo vận hành theo cơ chế liên ngành. Các Bộ, ngành có liên quan gồm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (là cơ quan thường trực giúp Chính phủ thực hiện chương trình), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

VIII. Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ “Về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

Chương trình này được thực hiện nhằm những mục tiêu cơ bản: 1/ Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có độ tăng độ che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. 2/ Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh. 3/ Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm

sản, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát tnển kinh tế - xã hội miền núi.

Khi thực hiện chương trình, cần coi nhân dân là lực lượng chủ yếu trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và được hưởng lợi ích từ nghề rừng. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi; tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; có các chính sách khuyến khích người làm nghề rừng hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tín dụng ưu đãi; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ diện tích rừng hiện có với nhiệm vụ định canh, định cư, xóa đói, giảm nghèo. Phát huy hiệu quả tổng hợp các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng bằng một hệ thống nông - lâm kết hợp bền vững với cơ cấu cây trồng hợp lý, đa tác dụng, áp dụng công nghệ thâm canh gắn với công nghiệp chế biến tiên tiến. Phân bố hợp lý nhiệm vụ trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất giữa các vùng, nhưng phải tập trung cho các khu vực ưu tiên, kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán. Việc trồng rừng được tổ chức thực hiện thông qua các dự án được xây dựng từ cơ sở, có sự tham gia của dân và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Nhiệm vụ của chương trình là bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện có và trồng bổ sung 5 triệu ha, trong đó có 2 triệu ha rừng phòng hộ rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất. Các nhiệm vụ này được thực hiện trong 3 giai đoạn: 1/ Giai đoạn 1998 - 2000: trồng mới 70.000 ha trong đó 260.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha; 2/ Giai đoạn 2001 - 2005: trồng mới 3 triệu ha trong đó 350.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha; 3/ Giai đoạn 2006 - 2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 390.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng). Cây trồng trong dự án này bao gồm các loại cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp lâu năm có tán che phủ, có tác dụng phòng hộ như cây rừng.

Muốn đảm bảo sự thành công của chương trình, cần thực hiện tốt các chính sách cơ bản như chính sách về đất đai, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm, chính sách thuế, chính sách về khoa học và công nghệ và chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài.

Để thực hiện chương trình này, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo dự án cấp Nhà nước và Ban điều hành dự án trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có sự tham gia của đại diện (cấp Vụ) các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Tổng cục Địa chính, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Hội Nông dân Việt Nam. Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có dự án trồng rừng, Chủ tịch Ủy ban nhấn dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện dự án ở địa phương mình.Thành lập Ban điều hành dự án của tỉnh do một Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm trưởng ban, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm Phó ban và các thành viên là lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Địa chính, Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp việc cho Ban điều hành dự án. Ở cấp huyện không tổ chức Ban điều hành dự án, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các dự án trên địa bàn huyện. Ở các xã có tham gia dự án trồng rừng với quy mô nhất định do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương quyết định thì được bố trí một cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện dự án trồng rừng, bảo vệ rừng và được hưởng phụ cấp từ nguồn kinh phí gom quản lý dự án.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN BƯỚC ĐẦU TỔNG KẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ TÌM KIẾM CÁC CƠ CHẾ NHẰM NÂNG CAO TIẾNG NÓI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH (Trang 84 - 86)