4. Một số vấn đề cần thảo luận
4.2. Đối với việc nghiên cứu, vận dụng những tri thức trong quản lý xã hộ
4.2.1. Sự cần thiết phải thống nhất về quan điểm nhận thức
Trước khi đề xuất các phương pháp thực hành cụ thể, cần phải có sự thống nhất nhận thức trong quan điểm chỉ đạo và sự pháp lý hoá các quan điểm nhận thức đó về đơn vị thôn làng và thiết chế tổ chức thôn làng. Vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải đáp trước khi có được sự định hướng là: Thôn làng có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? Điều dễ khẳng định được ngay: Đó là một đơn vị dân cư, đơn vị xã hội cơ sở. Nhưng bản chất của đơn vị đó là gì? Là một cấp hành chính, là một đơn vị xã hội tự quản hay chứa đựng cả yếu tố hành chính và tự quản? Đây là câu hỏi không dễ trả lời và luôn đặt các cấp chính quyền trước sự lựa chọn khó khăn.
Thực tế lịch sử cho thấy, các thể chế phong kiến xưa kia luôn mềm dẻo trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thôn làng. Một thời gian dài người ta đã chấp nhận một thực tế là “Phép vua thua lệ làng” (ở miền xuôi) và “Quan thì xa, bản nha thì gần” (ở miền núi). Lệ làng luôn song hành với phép nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã luôn cho phép các tù trưởng người dân tộc thiểu số hưởng quy chế châu
Kimi tự trị. Họ thuần phục triều đình phong kiến Trung ương, nhưng lại có toàn quyền trên lãnh thổ do mình cai trị. Dưới cấp mường - châu chính là cấp thôn làng. Và đến lượt những đơn vị này cũng có các quyền riêng về sở hữu và vận hành. Ngay dưới thời chế độ cũ ở miền Nam, các toà án phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn được duy trì trong việc giữ gìn trật tự xã hội. Nhưng ngày nay, liệu tình trạng đó có thể được chấp nhận duy trì trong một thể chế nhà nước pháp quyền? Câu trả lời chắc chắn là Không, bởi điều đó đi ngược lại các nguyên tắc quản lý nhà nước hiện hành và có thể tạo nên những xung đột xã hội. Không thể có tình trạng nhà nước trong nhà nước.
Liên quan đến vấn đề này, một nhà nghiên cứu đã viết: “Cần nhận thức rằng về mặt pháp lý, hiện nay thôn, ấp, bản không phải là một đơn vị hành chính lãnh thổ, không phải là một cấp chính quyền mà chỉ là đơn vị tụ cư mang tính truyền thống, tự nhiên, một đơn vị tự quản, là nơi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Do đó, cần khắc phục xu hướng chuyển giao chức năng của chính quyền cơ sở cho thôn, ấp, bản. Các thiết chế của thôn, ấp, bản là các thiết chế dân chủ trực tiếp chứ không phải là đại diện cho chính quyền cơ sở, trưởng thôn không phải là cánh tay nối dài của chủ tịch xã.
Việc chuyển giao nói trên phản ánh xu hướng địa phương hóa hiện nay. Đối mặt với xu hướng này, phương thức xử lý vấn đề không phải là chuyển giao công việc của chính quyền cấp xã cho các thôn, bản, ấp như theo cách mà các ủy ban nhân dân xã vẫn làm trong khi thôn, ấp, bản không phải là cấp chính quyền. Cần phải đặt cơ sở
quyền cơ sở, đồng thời giảm các cấp chính quyền trung gian ở bên trên. Hội đồng nhân dân cấp cơ sở phải nên là ở cấp thôn” (Nguyễn Đăng Dung: “Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương”, Tạp chí Cộng sản online, ngày 5/10/2007).
Đó là một ý tưởng không phải không lý thú, nhưng có nên biến nó thành hiện thực hay không lại là chuyện mà Quốc hội còn phải xem xét, cân nhắc. Cách thức có vẻ như dễ được chấp nhận nhất hiện nay là sự thừa nhận về nguyên tắc tính chất của một đơn vị xã hội cơ sở có quyền tự quản cao. Thực tế, trong một số văn bản nhà nước hay các phát biểu không chính thức, người ta đã mặc nhiên thừa nhận tính chất này. Nhưng để có một định nghĩa có tính chất pháp lý thì cho đến nay chúng ta vẫn phải chờ. Mặt khác, dường như cũng sẽ rất khó xác định được ranh giới, mức độ ảnh hưởng của phạm trù “tính chất tự quản” với “thể chế hành chính” trong các thôn làng - những trường hợp nào thì được hành xử như một đơn vị tự quản và trường hợp nào thì được coi là một đơn vị hành chính. Chính sự chậm trễ trong nhận thức về vấn đề này đã gây nên những cản trở nhất định trong quá trình triển khai một số chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Một ví dụ: Các nghiên cứu của chúng tôi tại thực địa (trước khi bắt đầu nghiên cứu này) cho thấy, việc giao rừng cộng đồng ở một số tỉnh đã không thể thực hiện do họ không xác định được tư cách pháp nhân của thôn làng. Ngay cả khi đã có Nghị định 181 của Thủ tướng Chính phủ (2004) hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai, khó khăn này cũng chưa hoàn toàn được khai thông.
4.2.2. Tái xác lập tính cộng đồng của thôn làng
Thôn làng là một đơn vị mang tính cộng đồng cao, thể hiện ở nhiều yếu tố: Cộng cư, cộng sinh, cộng đồng văn hoá, tâm linh tín ngưỡng… Rời khỏi môi trườg cộng đồng, các thành viên trở nên thiếu tự tin. Bị phá vỡ tính cộng đồng, quan hệ trong các thôn làng trở nên lỏng lẻo, rối loạn và mất khả năng chống chịu trước các áp lực đa chiều của một nền kinh tế đầy biến động và một xã hội mà sự bùng nổ thông tin đang kéo mỗi người ra khỏỉ sự khép kín để hoà vào với thế giới rộng lớn. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử trong thời hiện đại, cơ cấu thôn làng các dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi. Một trong những hệ quả của những thay đổi đó chính là sự suy giảm của tính cộng đồng. Vai trò của các cá nhân có quyền lực (những người có lợi thế về điền sản, những người có địa vị xã hội) và cả các nhóm xã hội phi quan phương có lợi thế về điền sản đang ngày càng lấn lướt. Họ không chỉ chi phối các thể chế truyền thống mà thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến thể chế nhà nước. Vì thế, muốn tận dụng các lợi thế của văn hoá thôn làng, trong đó có tri thức quản lý cộng đồng, vào việc thúc đẩy tăng trưởng, trước hết cần phải tái xác lập và bảo lưu tính cộng đồng thôn làng.
Điều cần thiết trước tiên, phải củng cố thôn làng với tư cách là một cộng đồng cư trú với những điều kiện và khả năng phát triển phù hợp phong tục tập quán của từng dân tộc. Trong cộng đồng đó phải có một không gian sinh tồn, không chỉ có đất thổ cư mà cả các nguồn lực tự nhiên để thực hành sinh kế (đất rừng, đồi bãi, sống suối…). Ở đó, người dân không chỉ cư trú, canh tác, sinh hoạt văn hoá - xã hội, mà còn là điều kiện để bảo tồn, phát triển cuộc sống của mình như khai thác vật liệu làm nhà, dựng cửa, bảo vệ thuỷ lợi, chăn thả gia súc... Nếu không gian sinh tồn bị thu hẹp và xâm hại sẽ đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong của các dân tộc, chắc chắn tạo ra sự phản kháng từ đồng bào các dân tộc. Vấn đề bức xúc là phải thực hiện tốt chính sách cấp đất của Chính phủ, tăng cường bảo vệ nguồn nước, rừng, môi trường sinh thái ở miền núi, bảo đảm điều kiện sinh tồn của buôn làng, nhất là ở Tây Nguyên.
Thứ hai, củng cố thôn làng với tư cách là một cộng đồng có chung đặc điểm tâm lý, ý thức nguồn cội thể hiện qua các đặc trưng văn hoá, phong tục, tập quán mang
tính dân chủ, bình đẳng theo quan niệm cộng đồng và luật pháp. Trong đó, bảo vệ truyền thống văn hoá (gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể) của các dân tộc là vấn đề cấp bách. Nếu để bản sắc văn hoá các dân tộc nào đó bị lu mờ, biến mất, sẽ huỷ hoại và làm tan rã phần “hồn” của cộng đồng dân tộc ấy.
Thứ ba, củng cố thôn làng với tư cách là một cộng đồng tâm linh lành mạnh, thể hiện trên các phương diện tín ngưỡng, tôn giáo... Đây là những yếu tố vô hình nhưng bền chặt, quy tụ con người hướng về các biểu tượng linh thiêng. Các hoạt động nghi lễ của cộng đồng thôn làng chủ yếu thể hiện quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua những đối tượng cụ thể là đất, nước, rừng, bếp lửa... vô hại đối với nền chính trị đương đại. Việc tôn trọng và tạo điều kiện cho sự phát triển của những loại hình tín ngưỡng bản địa - bản tộc sẽ tạo ra môi trường tâm linh, tinh thần lành mạnh góp phần giữ vững xã hội trong ổn định, trật tự.
4.2.3. Xây dựng Quy ước thôn làng nhằm khắc phục các bất cập về thể chế
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay ở các thôn làng chính là sự tồn tại song hành của 2 thể chế nhưng chưa đạt hiệu lực cần thiết trong việc điều chỉnh các hành vi và giữa 2 thể chế đó có những khoảng trống có thể lợi dụng để trục lợi cá nhân (xem thêm Mai Thanh Sơn và cộng sự, tài liệu đã dẫn). Muốn khắc phục được tình trạng đó, việc xây dựng một bản Quy ước thôn làng có sự kết hợp giữa các yếu tố luật tục truyền thống với cơ sở luật pháp là cần thiết. Trên cơ sở của khung pháp lý, các bản Quy ước thôn làng phải phản ánh những đặc trưng văn hoá của từng dân tộc, từng vùng văn hoá. Các điều khoản của Quy ước sẽ là khung điều chỉnh hành vi cho hoạt động của mọi thành viên trong thôn làng.
Để bản Quy ước thôn làng có hiệu lực cần thiết, bên cạnh những căn cứ pháp luật, cần có sự tham vấn người dân, nhất là các già làng và các trưởng tộc của mỗi dòng họ. Tiếp thu ý kiến của những người này sẽ khắc phục được sự bất cập trong việc tận dụng các yếu tố tích cực của phong tục, tập quán. Đồng thời, sự tham gia của đông đảo người dân còn đảm bảo cho việc củng cố mối liên kết cộng đồng và sự bình đẳng giữa các dòng họ trong thôn làng. Thông qua hoạt động này, có thể giúp người dân tìm lại được sự tự tin bởi tiếng nói của họ đã được trân trọng.
4.2.4. Đẩy mạnh dân chủ cơ sở và tăng cường đối thoại trực tiếp với người dân
Trên nền tảng của Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, cần có các biện pháp thực tế, hiệu quả tạo điều kiện cho người dân được tham gia quá trình ra quyết định trong chiến lược phát triển thôn làng, cả về kinh tế - xã hội và văn hoá. Trong một khoảng thời gian dài, công tác lập kế hoạch phát triển và quản lý thôn làng được thực hiện theo phương pháp tập trung hoá, phần lớn mọi việc đều được đề xuất và quyết định trong tình trạng thiếu sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trực tiếp. Với cách thức này, nội dung của kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của một số lãnh đạo, những người lập kế hoạch và cán bộ của các nghành có chức năng tham mưu khác. Các nội dung của kế hoạch không thể phản ánh được nhu cầu sát thực của những người hưởng lợi, đặc biệt là người nghèo và người dân tộc thiểu số. Ngoài ra, nếu công tác lập kế hoạch thu hút được sự tham gia của cộng đồng tại địa phương, ý thức trách nhiệm và sự tham gia của họ trong quá trình thực hiện và khai thác, vận hành dự án cũng được nâng cao, qua đó hiệu quả của dự án sẽ tốt hơn.
Xuất phát từ các các vấn đề cơ bản nêu trên, trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành phân cấp mạnh cho các địa phương, tăng cường thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở, đặc biệt là cấp xã và thôn bản, đây là chủ trương đúng đắn, hợp với lòng dân và phù hợp với xu thế phát triển quốc tế do đó chủ trương này được nhân dân
và cộng đồng quốc tế ủng hộ rất nhiệt tình. Có thể khẳng định rằng việc lập kế hoạch có sự tham gia là một công việc quan trọng và cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Dân chủ cơ sở không chỉ được đảm bảo thông qua việc lôi kéo người dân đến các cuộc họp bàn về phương cách phát triển thôn làng mà còn được kiểm nghiệm qua việc các ý kiến người dân được trân trọng tới đâu trong các quyết định được ban hành sau đó.
Theo hướng đó, nhà nước đã xác lập cơ chế cụ thể để huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng dự án, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án đầu tư. Bảo đảm nguyên tắc thực sự trao quyền cho người dân từ lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực đến tổ chức thực hiện, kiểm tra; bảo đảm tính minh bạch, phổ biến công khai rõ ràng của các quyết định, chủ trương của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, các đối tượng và lĩnh vực được thụ hưởng ưu đãi đầu tư hỗ trợ; bảo đảm công bằng, hiệu quả và bền vững trong việc phân bổ, xây dựng các dự án đầu tư và duy trì được năng lực, người hưởng lợi được tự chủ...
Tuy nhiên, từ chủ trương đến hành động thực tế luôn có một khoảng cách nhất định. Các cơ quan chức năng nhà nước và những người đại diện cho dân trên thực tế đã thực hiện định hướng đó đến đâu? Việc đối thoại trực tiếp với người dân đã có chiều sâu về chất hay chỉ mang tính hình thức? Người dân đã thực sự được tạo cơ hội để cất lên tiếng nói của mình chưa? Các ý kiến của họ đã được lắng nghe và tham khảo chưa? Đó là những câu hỏi phải được trả lời trong các nghiên cứu tại thực địa.