Coâng ñoaïn xöû lyù hoaøn taát ñaëc bieät

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 82 - 85)

VII.1. Công nghệ luồn thun: được sử dụng cho các sản phẩm chủ yếu như quần short, quần dài lưng thun…

Có những sản phẩm sau khi may xong cần phải trải qua công đoạn luồn thun, luồn dây theo dúng yêu cầu kỹ thuật, nhằm mục đích trang trí hay giữ chức năng như cố định lưng quần đối với các loại quần thể thao , quần lưng thun, làm dây cột cho những sản phẩm có mũ phía sau : như áo đi mưa, áo khoác, . . .

VII.2. Công nghệ nhuộm quần áo may sẵn:

Công nghệ nhuộm không những được sử dụng để nhuộm nguyên liệu vải mà còn được thực hiện trên các quần áo may sẳn như các sản phẩm được may bằng vải thô, quần áo cũ muốn thay đổi màu sắc, quần áo bị phai màu muốn nhuộm lại, . . .

Ưu điểm:

- Phương pháp này giúp người tiêu dùng có thể tự lựa chọn màu sắc yêu thích . - Sửa chữa những sản phẩm có lỗi về màu.

Khuyết điểm: - Màu sắc kém bền.

Hình1.22 : Các loại máy luồn thun

- Chỉ có thể thay đổi từ màu sáng sang màu tối , không thể chuyển đổi từ màu tối sang màu sáng .

- Chỉ nhuộm được những sản phẩm đồng nhất về màu sắc. VII.3. Công nghệ giặt mài:

Giặt mài là một công nghệ đặc biệt được sử dụng trong khâu hoàn tất sản phẩm may. Công nghệ giặt mài và tẩy sản phẩm giúp đáp ứng nhu cầu củakhách hàng về các sắc khác nhau của màu xanh hoặc nhằm tạo hiệu ứng loang màu, mỏng hóa và mềm hóa các sản phẩm làm từ một số vật liệu có độ cứng cao như Khakhi, Denim…

VII.3.1. Các công nghệ giặt mài phổ biến:

VII.3.1.1. Giặt truyền thống (traditional washing)

Công nghệ này đòi hỏi rũ hồ vật liệu bằng enzym cenlluloze và tiếp theo giặt bằng bột giặt (detergent) ở nhiệt độ cao. Mức độ thôi, phai màu là tương đối ít (comparatively slight), nhẹ và hiệu quả đạt được phụ thuộc vào cách thức nhuộm denim - nhuộm cổ điển sâu màu (deeply dyed classic denim) hay nhuộm vừa phải xuyên thấu kém (moderately dyed with poor penetration). Hồ bị loại bỏ làm vật liệu trở nên mềm hóa.

VII.3.1.2. Giặt mài bằng đá: ( Stone washing)

Đá núi lửa (voicanic rocks) hay đá mài (pumice stones) được sử dụng như vật liệu chà sát – mài (abradant) trong quá trình giặt. Màu phai nhiều hơn nhưng không đồng nhất (less uniform). Mức độ phai màu phụ thuộc vào thời gian giặt, tỉ lệ khối lượng giữa đá mài so với khối lượng quần áo, kích cỡ đá dùng, dung tỉ giặt (liqueur ration) và tải lượng hàng (garment load). Bên cạnh giặt hàng denim, phương pháp này còn áp dụng cho cả giặt quần áo nhuộm pigment. Chỉ có điều là lượng “binder” chất tạo màng kết dính cần phải tối ưu để dung hòa đặc tính phai màu khi giặt (washdown characteristics) và độ bền màu của hàng sau giặt.

Trình tự công nghệ: rũ hồ 10 đến 15 phút --> giặt --> giặt mài đá từ 60 đến 120 phút --> giặt (với peborat hay chất tăng trắng quang học nếu cần) --> làm mềm.

VII.3.1.3. Giặt bằng enzym: (enzymatic stoneywashing)

Trong phương pháp giặt này, enzym cellulaze được sử dụng. Sự thủy phân cenlluloze xúc tác bởi enzym cellulaze xảy ra trên bề mặt làm yếu xơ sợi và sau đó một số cenlluloze bị loại bỏ khỏi vật liệu do cọ xát vật liệu với vật liệu hoặc vật liệu với đá mài trong quá trình giặt. Thuốc nhuộm indigo cũng bị lọai bỏ trên các sợi dọc của vải jean/ denim làm cho quần áo trông như bạc màu, bị mài mòn và đã sử dụng (faded, worn and abraded look)

Nhiệt độ và pH phụ thuộc vào chủng loại cellulaze sử dụng. Với enzym cellulaze trung tính thì pH giữ ở mức 6 đến 7. Trong khi đó, với cellulaze tính axit thì mức pH phải ở 4,5 đến 5,5. Tuy nhiên, loại sau làm dây màu trở lại nhiều hơn vì có hoạt tính thẩm thấu sâu hơn.

Liều lượng enzym từ 2-4g/l đã đủ để enzym hoạt hóa và không gây hại. Nói chung, màu màu phai do giặt bằng enzym đồng nhất hơn. Nhất là nếu không cho thêm đá mài vào. Vì cellulaze chỉ có tác dụng với celluloze, nên hồ và các tạp chất khác phải được loại bỏ trước khi xử lý bằng cellulaze.

Qui trình: Rũ hồ 10 đến 15 phút --> giặt --> giặt bằng enzym (ví dụ: 30-60 phút ở 60 oC, pH 4,5- 5,5) --> giặt nóng 80 oC --> làm mềm.

VII.3.2. Công nghệ tẩy trắng denim ( denim bleaching) – còn gọi là phương pháp tẩy sô đa ăn mòn.

Trong công nghệ này, các chất oxy hóa mạnh như Natri hipochorid (NaOCl) hay Kali permanganat (K2MnO4) được cho vào trong quá trình giặt có đá bọt hay không có đá bọt. Sự phai màu hay làm bạc màu thấy rất rõ phụ thuộc vào nồng độ chất tẩy trắng, dung tỷ và thời gian xử lý. Tẩy trắng mạnh với thời gian xử lý ngắn được ưa chuộng vì tạo ra được sự tương phản màu sắc tốt. Sau tẩy trắng, vật liệu được khử clo hoặc giặt bằng peoxit để giảm tối thiểu màu vàng hay hiện tượng ngả vàng tiếp theo và tổn thất độ bền của vật liệu. Vải denim có mức độ nhuộm sâu màu khác nhau sẽ có kết quả màu sắc khác nhau sau tẩy trắng.

Qui trình: rũ hồ 10 đến 15 phút --> giặt --> tẩy trắng 15 đến 30 phút, lạnh --> giặt và tẩy trắng quang học --> làm mềm.

VII.3. 3. Công nghệ mài khô:

Sử dụng các loại giấy nhám, đá mài hoặc tia laser tác động lên bề mặt của sản phẩm jean theo một qui trình đã được tính toán hay lập trình sẵn nhằm tạo ra các hiệu ứng trang trí

Các loại nhám mài VII.4. Công đoạn xử lý chống thấm:

Sau khi may, một số sản phẩm cần tiếp tục được xử lý chống thấm vì khách hàng sẽ sử dụng các sản phẩm này để làm việc hoặc sinh sống trong môi trường ẩm ướt. Việc chống thấm thường được thực hiện bằng 2 phương án: xử lý hồ đặc biệt phun trực tiếp lên bề mặt sản phẩm hay xử lý chống thấm ở các đường may. Cùng với việc làm giảm sự thấm nước, công nghệ này còn cho phép làm giảm các nếp nhăn xảy ra trong quá trình gia công may sản phẩm hoặc do nguyên phụ liệu thấm ẩm, trở nên co rút. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xử lý chống thấm trên sản phẩm: sản xuất vải tráng phủ, sản xuất chỉ kháng nước, hàn trùm lên đường may để chống thấm …

VII.5. Công đoạn xử lý chống cháy:

Một mối quan tâm lớn của các nhà sản xuất hàng may mặc là làm sao tạo ra được những sản phẩm đẹp, tốt, chất lượng cao, có khả năng hút ẩm tốt nhưng lại phải có khả năng chống thấm và khả năng chống cháy cao nhằm đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Trong các nghiên cứu gần đây, người ta không ngừng tìm cách để sản xuất ra những loại nguyên phụ liệu chậm cháy như : vải chậm cháy, chỉ chậm cháy, vải dệt từ sợi kim loại, ….. Những loại nguyên phụ liệu chậm cháy này phải có tác dụng chống nhiệt độ cao, giữ nguyên hình dạng trong một thời gian dài bị tác động bởi nhiệt. Công nghệ này cho phép sản xuất được những sản phẩm đặc biệt cho sản xuất các sản phẩm phục vụ chiến tranh, cứu hỏa, trang phục bảo vệ, trang phục trẻ em, các loại bọc nệm, màn cửa và trang phục sử dụng trong những môi trường nguy hiểm.

Một vài loại vải bằng xơ thiên nhiên hoặc sợi pha có thể được sử lý hóa chất chống cháy bởi một chất khí do vải phát ra đã lấy đi phần dưỡng khí là tác nhân gây cháy nhằm ngăn cản sự cháy.

Các loại vải khác như vải dệt thoi, dệt kim polyester hoặc nylon được xếp vào hàng chậm cháy vì chúng nóng chảy trước khi cháy và thường tự dập tắt khi tách rời khỏi lửa. Dưới đây là bảng so sánh tính chất củaxơ khi tiếp xúc với lửa

Tính chất Loại xơ

Bắt lửa, cháy Bông, Flax, viscose, Acetate, Acrylic Cháy chậm, nhỏ giọt, cóthể tự dập tắt Polyamid, Polyester, Poly propylene Khó cháy, cháy yếu ớt, thường tự dập

tắt, nhưng cháy âm ỉ

Len, tơ tằm

Không cháy khi nguồn cháy được lấy đi Modacrylic, Chlorofibre, Aramid, PBI Không cháy Thủy tinh, thạch anh, Kim loại, PTFe

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)