Vệ sinh sản phẩm là một công đoạn có một vai trò quan trọng trong việc đem lại chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm may. Sản phẩm sau khi may hoàn tất cần được kiểm tra kỹ về vệ sinh công nghiệp. Một sản phẩm xem như đạt yêu cầu về vệ sinh công nghiệp cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Sản phẩm phải sạch hoặc được tẩy bỏ tất cả các vết bẩn: Tiến hành kiểm tra kỹ sản phẩm, phát hiện các vết bẩn rồi tìm biện pháp khắc phục
- Sản phẩm phải được ủi phẳng: đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Sản phẩm phải được cắt sạch chỉ thừa
- Sản phẩm phải không được sót đầu kim: tránh để đầu kim sót lại trên sản phẩm, không đảm bảo an toàn cho người mặc
IV.1. Công đoạn tẩy.
Khi phát hiện sản phẩm có vết dơ, người ta cần tìm nguyên nhân và khắc phục khuyết điểm. Thông thường, người ta phân loại các vết bẩn như sau:
IV.1.1. Phân loại vết bẩn:
Có 2 loại chính
- Vết bẩn trên mặt vải: mỡ, nhựa đường, phấn, chì… thường tẩy bằng cách dùng dao cạo đi rồi tẩm hóa chất vào
- Vết bẩn ăn sâu vào lòng vải: thường do các chất lỏng gây nên như dầu máy, café… tẩy bằng cách đặt vải lót ở dưới, cho hóa chất vào vết bẩn, chất bẩn hòa tan sẽ thấm vào vải lót.
IV.1.2. Cách tẩy các vết bẩn thường gặp: IV.1.2.1. Tẩy sạch mùi mồ hôi trên quần áo:
- Ngâm quần áo có vết bẩn mồ hôi vào dung dịch Amoniac 20%. Sau đó vò lại bằng nước sạch
- Cũng có thể pha một ít muối vào nước và ngâm quần áo có vết ố vàng (do mồ hôi) khoảng 30 phút. Sau đó, xả nước sạch rồi giặt với xà phòng như bình thường.
- Gừng tươi thái vụn nát, rải lên vết ố bẩn rồi vò trong nước cũng có thể tẩy sạch vết bẩn - Giã nát bí xanh, vắt lấy nước để tẩy sạch những vết ố vàng trên quần áo do mồ hôi tạo thành.
IV.1.2.2. Cách xử lý những chiếc cổ áo bị ố vàng:
- Lấy một ít muối ăn rải đều lên cổ áo rồi xát nhẹ. Sau đó dùng xà phòng giặt lại cho sạch.
- Ngâm cổ áo có vết bẩn mồ hôi vào dung dịch Amoniac loãng hoặc nước Javel 25% để tẩy Sau đó giặt lại bằng xà phòng.
- Với áo sơ mi nhạt, khi cổ và tay áo bị ố bẩn, nên ngâm áo trong nước một lúc. Sau đó, thoa một lớp kem đánh răng mỏng lên chỗ bẩn, xát nhẹ khoảng 2-3 phút, rồi dùng xà phòng giặt laị.
- Với những chiếc áo cổ cứng, bạn đừng vò bằng tay, không những không sạch mà còn làm hỏng cổ áo. Nên dùng bàn chải mềm, chấm xà phòng lên cổ áo rồi giặt nhẹ bằng tay. Làm như vậy, cổ áo sẽ sạch.
IV.1.2.3. Cách giặt quần áo tơ lụa bị ngả vàng:
- Ngâm quần áo vào nước vo gạo sạch, mỗi ngày thay nước một lần, sau 2-3 ngày, màu vàng sẽ bay hết, quần áo sẽ trắng trở lại. Cũng có thể tẩy bằng nước chanh tươi hay nước bí đao.
IV.1.2.4. Cách tẩy vết bẩn do mực:
- Đối với hàng trắng: dùng nước Javel nồng độ 0,5g/l. Sau đó xả sạch bằng nước lã
- Đối với hàng màu: tuyệt đối không được dùng nước Javel. Thường người ta dùng thuốc tím để tẩy, sau đó khử màu tím bằng dung dịch acid nhẹ: chanh hoặc dấm rồi xả lại bằng nước lã.
- Cũng có thể pha một muỗng sữa (thứ sữa hộp) vào trong nước hâm nóng, đổ lên vết mực, chà thật kỹ như là chà xà phòng vào quần áo vậy. Sau đó, xả lại bằng nước lạnh.
- Dùng dầu ăn chà mạnh lên vết dơ. Sau đó, dùng Benzine pha Ether hay pha Alcohol 90o để tẩy IV.1.2.5. Tẩy vết café: dùng nước cốt chanh xát mạnh, sau đó xả lại bằng nước lã. IV.1.2.6. Tẩy vết dầu máy:
- Đặt một miếng vải lót ở phía dưới rồi dùng bàn ủi nóng ủi lên và tẩy sạch lại bằng xà phòng. - Dùng củ cải giã nhỏ rồi chà xát lên chỗ dính. Sau khi vết dầu mỡ đã hết, xả lại bằng nước lã.
IV.1.2.7. Tẩy vết rỉ sét: dùng acid nhẹ (chanh hoặc dấm) sát lên chỗ bị rỉ, sau đó rắc muối lên, để 12 tiếng đồng hồ sau xả sạch bằng nước lã.
III.1.2.8. Tẩy vết máu : bạn có thể ngâm quần áo và chà xát chỗ dính máu bằng dung dịch amoniac 20%.
III.1.2.9. Cách giặt tẩy quần áo làm từ vải thun: quần áo làm bằng vải thun mềm mại, thấm mồ hôi, màu sắc tươi đẹp nên được nhiều người thích dùng. Chất vải thun có tính đàn hồi cao, có thể co giãn. Vì thế, khi giặt tẩy cần lưu ý:
- Tuyệt đối không được dùng nước nóng, nếu không sẽ làm hỏng kiểu dáng quần áo, chất vải sẽ giãn ra. Nước dùng giặt quần áo thun không quá 30oC.
- Sau khi giặt xong, không được vặn xoắn, mà gập lại rồi ấn cho nước thoát ra để chất vải không bị kéo chảy xệ xuống.
IV.1.3. Các loại thuốc tẩy phục vụ ngành may mặc: .
RESIN MATE: dùng đế bàn ủi, tẩy chất keo. Ví dụ: nếu muốn tách rời keo dán mex trên cổ và manchette, chỉ cần xịt lên thuốc tẩy lên mặt vải, sẽ dễ dàng lột ra.
OMEGA DRY CLEANER: là dạng thuốc bột, cho phép tẩy dầu máy dính trên các loại vải như: tơ , cotton và polyester. Chất bột này không làm hỏng bề mặt vải và không ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân tẩy.
INK CLEANER: dùng tẩy vế mực bút bi và vết dơ trên vải cotton, len và các loại vải sợi tổng hợp
SPOT LIFFTER: hiệu quả và an toàn đối với các chất liệu len, sợi cotton, tơ lụa và sợi tổng hợp. Tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên vải, không để lại quầng hay dấu vết. Có thể thao tác ngay tại nơi phát sinh vế bẩn mà không cần giặt lại. Các sử dụng: xịt thẳng lên vế dầu, sau vài phút, thấy khô lại thành lớp bột trắng, dùng bàn chải hay súng hơi làm sạch.
Các loại thuốc tẩy và quá trình tẩy. IV.1.4. Xử lý vết bẩn bằng hệ thống máy tẩy công nghiệp :
IV.1.4.1. Máy tẩy khô: những máy này tẩy bằng các chất lỏng như xăng, cacbon tetrachloride,v.v… thay vì bằng nước. Chúng là những máy phức hợp, kết hợp. Chẳng hạn như: máy giặt dùng để cho chất lỏng này chuyển động tuần hoàn xuyên qua hàng hóa đang được tẩy; máy chiết xuất ly tâm; máy lọc; máy gạn lọc và các thùng chứa dự trữ . Xét về bản chất dễ cháy của nhiều chất lỏng được sử dụng, chúng thường có một bánh lài mô tơ chống nổ của bộ phận giặt và bơm tuần hoàn.
IV.1.4.2. Máy tẩy vết bẩn GHIDIAI (GB-S-88F) - Bàn tẩy nguội
- Mặt bàn bằng inox (800 x 260 x 175 mm)
- 2 cây súng có 2 điện cực riêng biệt, 2 bình nhựa dùng chứa hóa chất tẩy và bàn nhỏ xoay bằng inox có trang trí hệ thống hút vải
- Máy có lắp đặt súng hơi và hệ thống hút chân không