Coâng ñoaïn bao goùi

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 88 - 98)

VII.1.. Tầm quan trọng của việc bao gói (bao bì ) sản phẩm:

Vai trị của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì khơng chỉ cĩ tác dụng bảo vệ, mơ tả và giới thiệu sản phẩm mà nĩ cịn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chon mua hàng của họ. Để luơn là lựa chọn số một của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh thì đâu là yếu tố chính trong việc xây dựng những yếu tố thành cơng trong việc thiết kế bao bì?

Dựa trên cơ sở những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so sánh những sản phẩ m cùng loại chúng ta hãy tham khảo 8 yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn thiết kế một bao bì đẹp, đĩ là:

IX.1.1. Sự phối hợp nhất quán:

Đây là tiêu chuẩn cốt lõi của một bao bì thành cơng. Sự phối hợp nhất quán là phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Màu sắc, bố cục, phơng nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng cĩ thể nhớ được những đặc tính riêng của sản phẩm đĩ, mặc dù họ cĩ thể mua hàng ở nhiều cửa hàng khác nhau. Một

sản phẩ m cĩ thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn để tạo sự hấp dẫn, nhưng nĩ phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu sản phẩm đĩ.

IX.1.2.Sự ấn tượng:

Khi tặng quà cho một ai đĩ thì việc gĩi quà đã thể hiện sự tơn trọng đối với người nhận. Một mĩn quà được gĩi đẹp và chăm chút trước hết đã gây được một ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với người nhận, cho dù chưa biết mĩn quà bên trong như thế nào. Bao bì của sản phẩm cũng vậy, cách thiết kế và đĩng gĩi bao bì cũng đã thể hiện được một phần của sản phẩm bên trong bao bì. Tính ấn tượng cịn đặc biệt cĩ ý nghĩa với những bao bì cao cấp dành cho những sản phẩ m sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá địi hỏi phải cĩ sự chọn lựa kĩ từ chất liệu cho đến màu sắc thiết kế., thơng qua đĩ thể hiện được “đẳng cấp” của người mua.

IX.1.3.Sự nổi bật:

Trên một kệ trưng bày khơng chỉ cĩ sản phẩm của chúng ta mà cịn cĩ thể cĩ các sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy sự nổi bật là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Nhà thiết kế phải hiểu rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm khác với rất nhiều phong cách và màu sắc đa dạng. Và để cĩ thể cạnh tranh được, nhà thiết kế phải làm cách nào để sản phẩ m của mình sẽ là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm khác. Muốn làm được điều này địi hỏi nhà sản xuất đã phải nghiên cứu kĩ thị trường từ bước định vị sản phẩm đầu tiên đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả. Khả năng sáng tạo cao cũng sẽ giúp việc thiết kế bao bì tránh được những lối mịn quen thuộc đến nhàm chán của các bao bì ngồi thị trường.

IX.1.4. Sự hấp dẫn:

Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩ m, bao bì phải thể hiện được sự hấp dẫn, lơi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản phẩm . Bao bì trong những ngành này cĩ thể được xem như một phần của sản phẩm tạo ra những giá trị cộng thê m cho khách hàng. Sản phẩm được thiết kế dành cho nam giới bao bì phải thể hiện được sự nam tính , khác hẳn với sản phẩm dành cho nữ giới với những đường nét mềm mại quyến rũ.

IX.1.5.Sự đa dụng:

Bao bì thơng thường người ta chỉ nghĩ đến việc đựng sản phẩm và sử dụng xong rồi bỏ, rất lãng phí. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đơi khi sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác. Bao bì sữa tắm ngày nay thường cĩ thêm mĩc để treo trong phịng tắ m thuận tiện , hình dáng thon để cầm nắm được dễ dàng. Nắp đậy của của những chai Co mfort là m mềm vải cĩ thêm chức năng làm mức đo lượng sử dụng. Hộp bánh kẹo bằng thiếc rất sang trọng và khi dùng hết cĩ thể sử dụng là m hộp đựng linh tinh.Tất cả những điều này giúp cho sản phẩm trở nên thơng dụng và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng.

IX.1.6.Chức năng bảo vệ:

Đã là bao bì thì luơn phải cĩ chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy nhiên khơng thiếu những bao bì đã khơng xem trọng chức năng này. Bao bì phải được thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩ m bên trong một cách an tồn nhất. Người ta ưa thích dùng bao bì kín hoặc hút chân khơng để giúp cho sản phẩm để được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

IX.1.7.Sự hồn chỉnh:

Yếu tố này giúp cho việc thiết kể kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm bên trong của nĩ và điều kiện sử dụng sản phẩm đĩ. Bao bì phải thích hợp với việc treo hoặc trưng bày trên kệ bán hàng, cĩ thể dễ dàng để trong hộp carton. Bao bì dành cho thức ăn phải để được vào tủ lạnh vừa vặn và khơng tốn khơng gian.. Bút viết dành cho trẻ em phải khác với bút viết dành cho nguời lớn. Bút để kẹp trên áo khác với bút cất trong cặp. Rất nhiều yếu tố mà khách hàng quan tâ m cần phải được nhà thiết kế xem xét một cách tỉ mỉ để tạo cho bao bì một sự hồn thiện tránh mọi khuyết điể m khơng đáng cĩ. Sẽ cĩ sự lựa chọn nên nhấn mạnh điểm nào giữa sự tiện lợi, sự nổi bật hay sự đa dụng để tạo ra sự hồn chỉnh cho sản phẩm.

IX.1.8. Sự cảm nhận qua các giác quan:

Một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt của người tiêu dùng về sản phẩm thơng qua việc nhìn ngắ m, săm soi và sờ mĩ vào sản phẩm. Chúng ta thường ít chú ý đến xúc giác của người tiêu dùng mà thường chỉ nhấn mạnh vào yếu tố bắt mắt. Nhưng xúc giác lại cĩ vai trị quan trọng trong việc cả m nhận về kích cỡ, kết cấu sản phẩm, chất liệu bao bì và từ đĩ ảnh hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản phẩ m.

Chúng ta khơng thể bỏ qua một yếu tố nào trong những yếu tố trên vì nĩ sẽ làm mất đi một lợi thế khơng nhỏ so với đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng những yếu tố này cịn đỏi hỏi phải tì m hiểu kĩ nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến. Xác định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối một sản phẩm và đối với bao bì sản phẩ m sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

IX. 2. Công tác quản lý bao bì :

– Báo cáo nhu cầu bao bì theo kế hoạch

– Báo cáo chênh lệch nhu cầu bao bì theo kế hoạch – Báo cáo đơn đặt hàng bao bì

– Báo cáo phiếu nhập bao bì – Báo cáo phiếu xuất bao bì – Báo cáo Bảng giá bao bì

– Báo cáo tổng hợp tình hình nhập bao bì – Báo cáo tổng hợp tình hình xuất bao bì

- Báo cáo tổng hợp tình hình nhập xuất tồn bao bì

IX. 3. Gấp gói – Bao bì trong ngành may:

Một sản phẩm được bao gói đẹp không những thể hiện được sự trân trọng của nhà sản xuất đối với sản phẩm mà còn là yếu tố góp phần tạo nên sức thu hút đối với người tiêu dùng. Sản phẩm khi gấp gói xong phải thật phẳng, đúng qui cách và đúng các yêu cầu kỹ thuật. Các phụ liệu sử dụng trong quá trình gấp gói phải đầy đủ và đúng qui cách. Với mỗi loại sản phẩm, người ta thường sử dụng một hình thức bao gói khác nhau, mang đặc trưng riêng, bản quyền riêng của từng nhà sản xuất. Sản phẩm may mặc công nghiệp cũng được các nhà sản xuất không ngừng nghiên cứu để chọn ra được các hình thức bao gói mang tính tiếp thị cao. Một số sản phẩm được yêu cầu gấp gói thật phẳng rồi cho vào bao

nylon. Một số sản phẩm chỉ cần treo trên giá để đưa trực tiếp vào các container. Cũng có những sản phẩm, sau khi gấp gói đúng qui cách, được gửi sang bộ phận ép plastic theo khuôn mẫu để tránh nhàu nát, hư hỏng sản phẩm. Nhìn chung, sản phẩmsau khi gấp gói phải đảm bảo:

- Hình thức ưa nhìn và kích thước gấp gói đúng qui cách. - Bề mặt các sản phẩm không được nhàu nát, nhăn nhúm. - Các chi tiết cần đối xứng phải cân đối

- Các góc cạnh phải thẳng và che kín những phần gấp ở phía sau.

- Sản phẩm sau gấp gói, với sự hỗ trợ của một số phụ liệu bao gói, phải có tính ổn định hình cao, khó bị bung, xổ ra khỏi kiểu dáng vừa gấp gói.

IX.3.1. Phụ liệu bao gói:

Để bao gói sản phẩm, người ta thường sử dụng các phụ liệu bao gói như: - Bao nylon: có in tên nhà sản xuất, kích thước và trọng lượng của sản phẩm.

- Bìa lưng - Giấy chống ẩm - Khoanh cổ - Bướm cổ - Kim ghim - Kẹp nhựa - Nhãn trang trí - Băng keo

- Nẹp nhựa và đai nẹp bằng sắt - Thùng Carton.

IX.3.2. Kỹ thuật bao gói sản phẩm:

Bao gói là giai đoạn cuối cùng của qui trình sản xuất may. Bao gói hợp qui cách không những bảo đảm các yêu cầu chất lượng mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sản phẩm.

Trong ngành may, sản phẩm có nhiều cỡ số và màu sắc khác nhau. Nếu bao gói không chính xác, sẽ gây nhầm lẫn cỡ vóc, lẫn lộn mã hàng hoặc gây nhàu nát sản phẩm, gây khó khăn cho việc giao nhận với khách hàng.

Tùy theo yêu cầu của sản xuất, mỗi mã hàng đều có qui định bao gói riêng phù hợp với giá trị sử dụng và yêu cầu của khách hàng, thu hút người tiêu dùng. Thường người ta có các hình thức bao gói như sau:

IX.3.2.1. Bao gói bằng tay:

IX.3.2.1.1. Bó gói: áp dụng cho những mặt hàng có giá trị thấp. Số lượng và qui cách bó gói phụ thuộc vào yêu cầu của từng mã hàng. Thông thường, sản phẩm trong một bó phải trở đầu nhau theo số lượng qui định, dây buộc phải màu trắng và cột chéo hình chữ thập. Dùng giấy chống ẩm gói lại bên ngoài.

Ví dụ: qui các gấp gói cho sản phẩm áo lục quân, mã hàng 9238 S, 30.000 sản phẩm - Thành phẩm ủi ngay ngắn, nút cửa tay, pass tay vàtúi đều phải cài lại.

- Khi xếp, tay áo phải để thẳng, không được để chéo. - Qui cách xếp: dài 14”, rộng 22”

- Khi xếp, phải để lộ nhãn xuất xứ ra bên ngoài.

- 10 áo cột thành 1 bó bằng dây nylon trắng, 5 áo trở đầu. - 5 bó vô 1 túi nylon lớn. Sau đó vô thùng carton 5 lớp.

- Bên ngoài thùng phải ghi rõ : tên hàng, Mã hàng và số lượng.

Aùo thứ 1 – 5 Aùo thứ 6-10 10 áo cột thành 1 bó

IX.3.2.1.2. Gấp gói sản phẩm theo yêu cầu: với phương pháp này, quá trình gấp gói sản

phẩm tốn nhiều thời gian, cần nhiều phụ liệu bao gói nhưng chất lượng bao gói cao và tính thẩm mỹ của sản phẩm tăng, giúp tăng giá thành của sản phẩm (tham khảo băng vidéo)

IX.3.2.2. Bao gói bằng máy:

Với một số sản phẩm đặc biệt đơn giản như áo T – Shirt, người ta chế tạo ra thiết bị gấp sản phẩm khá nhanh và hiệu quả:

Tham khảo máy Speedy t 2000: cho phép gấp áo T-Shirt

- Được chế tạo với 10 chương trình gấp với 5 loại bao khác nhau, 4 kiểu xếp trong 1 thiết kế duy nhất.

- Có 3 kiểu đặt vào giữa khuôn gấp và có thể thay đổi kiểu chỉ trong vài phút. - Quá trình gấp được thực hiện bằng cách ép không khí ra khỏi sản phẩm - Bốn bánh xe để đẩy máy đến các vị trí khác nhau, có 2 thắng.

- Nút khởi động và dừng khẩn cấp được cài đặt ở bảng điều khiển và chúng luôn phù hợp với tầm với của người điều khiển

IX.3.2.3. Vô thùng con:

Sau khi bao gói toàn bộ các sản phẩm, ta dựa theo Packing list (tác nghiệp đóng thùng) để cho các sản phẩm vào từng thùng như yêu cầu. Cần ghi đầy đủ ký hiệu mã hàng, số lượng, màu sắc, … ở cạnh hộp. Số lượng sản phẩm trong thùng phải tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. Số lượng cỡ vóc đưa vào thùng phải phù hợp với nhãn ghi ngoài cạnh thùng, tránh gây khó khăn cho khâu giao nhận hàng.

Ví dụ: Qui cách bao gói của mã hàng RUNNER WARM UP (ARMU 4305) Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

- Mỗi bộ vô 1 bao PE có gài, qui cách bao PE: 13” *16”

- UPC STICKER 4 góc tròn (3 tờ) W3.8* H2.5 CM: 1 tờ dán ở mặt sau thẻ bài, 1 tờ dán ở bên dưới góc phải mặt chính bao PE, trên dưới cách 3*3CM (Xin tham khảo hình vẽ), còn 1 tờ dán ở phía dưới mặt hẹp thùng như hình vẽ.

- 1 màu 1 size 18 bộ vô 1 bao chống ẩm lớn, sau đó vô 1 thùng, bao chống ẩm: 110 * 90CM. Trên dưới phải lót bìa lót, thùng cuối tuyệt đối không được ghép size , chiều dài rộng thùng không được thay đổi, chỉ được sửa độ cao thùng, độ cao tự điều chỉnh.

- Thẻ bài dùng đạn nhựa dài 75mm bắn ở sườn tay trái người mặc, giấy gián UPC phải hướng lên. - Qui cách thùng: 24” *20” * 18” (L*W*H), trọng lượng 1 thùng (luôn cả thùng) không được vượt quá 50 LBS ( 22.7 KGS)

- Băng keo sử dụng nền xanh chữ trắng để dán thùng, dán thành hình , mặt trên dưới phải dán (như hình vẽ). Thùng thứ nhất có để PACKING LIST phải dán băng keo màu vàng, thùng cuối dán băng keo màu đỏ.

- Khi xuất hàng, mỗi chi tiết thùng phải đán trên PACING, cần 2 bản PACKING LIST COPY, 1 bản theo vận đơn xuất, 1 bản vô bao trong suốt. Sau đó, dán ở phía trên thùng, không dán ở giữa (khi dán băng keo thùng, không được dán mất PACKING LIST), phía trên có in “ PACKING LIST ENDCLOSED”

- Khi xuất, số lượng không được xuất dư, phải làm theo đơn đặt đã định.

- Mỗi thùng phải có đóng dấu chữ “CERTIFIED”, vị trí đóng ở mặt hông, mặt không in còn lại (mặt hẹp thùng).

- Mark in thùng: mặt chính in 2 mặt (mặt rộng), mặt hông: in 1 mặt (mặt hẹp). Tay trái

Đạn bắn

Thẻ bài # PFMHT (mặt sau)

UPC STICKER Giấy gián UPC STICKER Thẻ bài #

PFMHT (Mặt chính)

On the long side (mặt chính – mặt rộng thùng)

SHIP TO ADDRESS:

REEBOK INTERNATIONAL LTD; 3965 PILOT DRIVE MEMPHIS TN38118

On other side (mặt còn lại của mặt rộng thùng)

SHIP FROM ADDRESS:

QMI/JETWOOD CO. LIMITED DIN-TSUN ENTERPRISE 511B, HOA BINH STREET, HO CHI MINH CITY

MADE IN VIET NAM Mặt chính- in mặt rộng

thùng

In mặt còn lại, mặt rộng thùng

Mặt hông - in mặt hẹp thùng

Giấy dán UPC

PACKING LIST vô bao trong suốt, sau đó dán ở phía trên thùng thứ nhất

Băng keo dán thành hình

IX.3.2.4. Đóng kiện:

Là thao tác cho nhiều thùng con vào một kiện hàng để chuẩn bị xuất hàng. Cần ghi rõ địa chỉ, ngày tháng năm đóng kiện, sắp xếp và vẽ trang trí ngoài kiện theo đúng các yêu cầu củakhách hàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)